Thuế và các khoản khác phải thu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ X Y DỰNG HUD3 (Trang 71 - 76)

Nhà nước 2.759.149.669 93,87 - - - - -

trọng VLĐ trong tổng VKD 0,56%. Cụ thể sự biến động trong từng khoản mục được biểu hiện như sau:

⮚ Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền trong DN có xu hướng giảm mạnh so với đầu năm. Trong đó khoản mục tiền mặt tại thời điểm cuối năm 2019 là 1.414 triệu tăng 1.301 triệu ứng với tỷ lệ tăng tới 1150,84% , nhưng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn lại giảm hơn so với đầu năm với tỷ lệ giảm 44,97% ( số liệu trong 5.1 thuyết minh BCTC 2019). Còn các khoản tương đương tiền giảm 5.000 triệu so với đầu năm. Có thể nhận thấy trong năm DN đã tăng lượng vốn bằng tiền mặt đáng kể, điều đó đảm bảo khả năng thanh tốn lãi vay, các chi phí và có thể kịp xử lý những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên việc tăng dự trữ tiền mặt trong DN quá nhiều cũng làm phát sinh thêm những chi phí quản lý, đặc biệt là nếu nhà quản trị khơng có được những kế hoạch sử dụng chúng một cách hiệu quả thì sẽ gây ra lãng phí vốn và nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ thì sẽ tạo ra lỗ hổng cho việc tham ô, tham nhũng. Tuy nhiên việc giảm mạnh khoản Tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền đã làm giảm khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm mạnh. Tại thời điểm cuối năm 2019 là 344.328 triệu, giảm 227.323 triệu so với đầu năm với tỷ lệ giảm 39,77%.

⮚ Các khoản phải thu ngắn hạn

Đây chỉ tiêu phản ánh số VLĐ mà công ty bị khách hàng, các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ vốn công ty bị chiếm dụng càng nhiều. Do hoạt động chủ yếu trong ngành xây lắp dẫn đến các

dựng nên thời gian thu hồi nợ sẽ chậm hơn nhiều so vói các ngành nghề khác. Ta thấy tình hình các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3.287 triệu ứng với tỷ lệ tăng là 2,29% so với thời điểm đầu năm chứng tỏ rằng DN đã gặp khó khăn trong q trình thu hồi vốn. Cụ thể đó là khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 15.622 triệu ( tương ứng 9,07%) và DN đã phải thực hiện trích lập dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi 8.956 triệu . Mặc dù trả trước cho người bán giảm 1,56%, phải thu về cho vay ngắn hạn giảm 0,10% và phải thu về ngắn hạn khác giảm 1,3% nhưng tốc độ giảm ít hơn tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn khách hàng và trích lập dự phịng nên từ đó đã đẩy các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Từ đó đặt ra một yêu cầu đối với DN cần có chính sách địi nợ phù hợp hơn đối với những khoản nợ đến hạn và các trường hợp nợ xấu, quá hạn ( Công ty CP Sông Đà- Thăng Long, Công ty xây dựng CTGT 873....đã nợ quá hạn trên 3 năm) để tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu, gây ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của DN.

Qua phân tích trên ta có thể thấy DN đã có những chính sách bán hàng ưu đãi tạo niềm tin cho khách hàng tuy nhiên Cơng ty cần có chính sách để thu hồi vốn tránh trình trạng bị chiếm dụng vốn lâu dài, việc bán trả chậm công ty cần xem xét để tránh trình trạng bán cho khách hàng khơng có khả năng thanh tốn .Trong điều kiện hiện nay, kinh tế Nhà nước đang chuyển sang giai đoạn nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì việc một công ty thiếu vốn do hiện tượng mua bán chịu được diễn ra phổ biến nhưng nếu khoản phải thu quá lớn sẽ gây nên tình trạng vốn của cơng ty bị chiếm dụng, DN sẽ gặp khó khăn. Thực tế tại công ty các khoản phải thu của khách hàng chiếm 79,67% của nguồn vốn phải thu điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng VLĐ

tỷ trọng TSNH. Do công ty xây dựng cần VLĐ lớn phục vụ quá trình sản xuất xây dựng do đó nó chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số VLĐ cũng là điều hợp lí , tuy nhiên vấn đề dự trữ nguyên vật liệu nhiều sẽ ảnh hưởng tới vòng quay vốn , làm ứ đọng vốn ở khâu dự trữ . Khi hàng tồn kho tăng thì nó cũng làm chi phí tồn kho tăng lên như bị mất mát ,hư hỏng trong quá trình dự trữ, hiện nay thì các nguyên vật liệu là cát , xi măng , gạch , đá ... giá khá đắt vì vậy chi phí lớn. Tuy nhiên cuối năm 2019 thì hàng tồn kho trong DN giảm 207.407 triệu tương ứng với 57,06% cũng do trong năm 2019 Cơng ty tích cực hồn thiện các dự án còn dở trong năm 2018 để đưa vào bàn giao.

⮚ Tài sản ngắn hạn khác

Về cơ bản các tài sản ngắn hạn khác ít biến động nhất, cuối năm tăng 1.531,06% so với thời điểm đầu năm. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ không đổi ở thời điểm đầu và cuối năm 2019 là 180.212 triệu đồng. Đối với Thuế và các khoản phải thu Nhà nước là 2.759 triệu đồng tại cuối năm 2019 do năm 2018 DN đã nộp thừa cho DN. Điều đó chứng tỏ rằng DN ln thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

Qua những nhận xét khái quát về thực trạng VLĐ tại HUD3 ta có thể thấy cơ cấu VLĐ của DN là hợp lý so với đặc thù của ngành xây dựng. Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao (42,59%) trong tổng cơ cấu. Do đó cần phải có những biện pháp, chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng bị chiếm dụng vốn. Để hiểu hơn về tình hình quản lí sử dụng vốn lưu động ta cần đi sâu vào phân tích tình hình VLĐ của doanh nghiệp theo từng khoản mụcmột cách cụ thể.

2.2.2. Thực trạng nguồn vốn lưu động và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Nguồn VLĐ của công ty được chia thành 2 bộ phận, gồm nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.

Trong đó, nguốn VLĐ thường xun (cịn gọi là VLĐ thuần–NWC) được xác định như sau:

NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Dựa vào bảng cân đối kế tốn năm 2019 của cơng ty ta có: Tại thời điểm đầu năm 2019:

NWC = 571.651 - 485.860 = 85.791 (Trđ) Tại thời điểm cuối năm 2019

NWC = 344.328 - 225.303 = 119.025 (Trđ)

Ta thấy tại thời điểm đầu năm và cuối năm 2019 nguồn VLĐ thường xuyên của cơng ty đều có giá trị dương, đã tạo ra một mức độ an toàn, ổn định trong hoạt động kinh doanh, góp phần làm cho tình hình tài chính của cơng ty được lành mạnh, vững chắc hơn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi một phần của nguồn vốn dài hạn và phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn. Cụ thể, có thể nhận ra rằng cơng ty đang áp dụng mơ hình tài trợ thứ ba, cơng ty phải chịu chi phí sử dụng vốn cao nhưng lại có rủi ro thấp, tạo sự tự chủ về mặt tài chính cho cơng ty.

2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động

xuyên, liên tục, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động là rất quan trọng vì nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thừa sẽ gây ra lãng phí, ảnh hưởng khơng tốt đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động hoặc quá thiếu thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải tạm dừng hoạt động.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3, việc xác định nhu cầu VLĐ chủ yếu dựa trên cảm tính, dựa theo ý kiến chủ quan của nhà quản trị chứ chưa có một cơng thức cụ thể nào, nên vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Đây là một hạn chế rất lớn trong công tác quản trị VLĐ tại công ty.

Xem xét biến động nhu cầu vốn lưu động của cơng ty. Ta có bảng tính nhu cầu vốn lưu động của công ty như sau:

Bảng 2.4 : Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp qua các năm (ĐVT: Đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ

lệ(%)

1. Vốn hàng tồn kho 156.070.925.537 363.478.621.217 -207.407.695.680 -57,06

2.Nợ phải thu 146.656.676.269 143.368.787.801 3.287.888.468 2,29

3.Phải trả người bán 10.849.922.256 14.990.799.826 -4.140.877.570 -27,62

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ X Y DỰNG HUD3 (Trang 71 - 76)