2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.2 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu
Phương pháp thực hiện:
Nuôi riêng từng cặp ngài sâu đục thân C. tumidicostalis 1 ngày tuổi trong lồng lưới kích thước 30x25x20 cm. Bên trong mỗi lồng lưới có lá mía cắm trên mút ẩm và bổ sung thêm 2 đĩa nhựa đựng giấy ẩm và 2 đĩa nhựa đựng giấy thắm mật ong với nồng độ phù hợp với từng nghiệm thức cho ngài ăn thêm. Sau 24h thay mật ong mới và tương ứng với từng nghiệm thức cho đến khi ngài chết. Ghi nhận kết quả.
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 6 nghiệm thức (mỗi một nghiệm thức là một giấy thắm mật ong với các nồng độ thí nghiệm) và 10 lần lặp lại (hình 3.2)
Nghiệm thức 1: Giấy thấm mật ong 50% Nghiệm thức 2: Giấy thấm mật ong 60% Nghiệm thức 3: Giấy thấm mật ong 70% Nghiệm thức 4: Giấy thấm mật ong 80% Nghiệm thức 5: Giấy thấm mật ong 90% Nghiệm thức 6: Giấy thấm mật ong 100%
Mỗi ngày theo dõi, ghi nhận chỉ tiêu và thay các đĩa nhựa đựng nước và mật ong một lần cho đến khi ngài cái chết. Khi ngài cái chết, tiến hành mổ bụng và đếm số lượng trứng còn lại trong mỗi ngài cái. Trong trường hợp ngài đực bị chết thì bổ sung ngài đực khác vào.
Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái
sâu C. tumidicostalis
Chỉ tiêu theo dõi:
Nhịp điệu đẻ trứng: Theo dõi thời gian ngài cái đẻ trứng từ khi ngài mới vũ hóa cho đến khi ngài cái chết. Đồng thời tiến hành đếm và ghi nhận số trứng mà ngài cái đẻ được trong một ngày. Từ đó tính được nhịp điệu đẻ trứng của ngài trưởng thành cái.
Số lượng trứng của ngài cái đẻ trong ngày.
Tổng số lượng trứng đẻ được của ngài cái trong chu kỳ (Trứng thực tế)
Số lượng trứng lý thuyết = Số lượng trứng ngài cái đẻ được + số lượng trứng còn trong bụng ngài cái
Hiệu suất đẻ trứng = (Số lượng trứng ngài cái đẻ được/số lượng lý thuyết) x 100 Tuổi thọ ngài cái.