Bước 1:
Các node nằm tại gốc tọa độ
Hình 4.1 – Các node nằm tại gốc tọa độ Bước 2:
Hình 4.2 – Các nút di chuyển tới vị trí mới
Bước 3:
Bắt đầu quá trình định tuyến và truyền tin từ node 0 đến node 5
Hình 4.4 – Quá trình định tuyến và truyền tin
Hình 4.5 – Quá trình định tuyến và truyền tin từ node 0 đến node 5
4.1.2 Kết quả trong Xgraph
• Đường màu đỏ là số gói tin truyền thành công • Đường màu xanh là số gói tin bị mất
Với giao thức AODV
Hình 4.6 – Biểu đồ kết quả truyền tin của giao thức AODV Với giao thức DSDV
Hình 4.7 – Biểu đồ kết quả truyền tin của giao thức DSDV 4.2 Thông số để đánh giá
Các thông số này được sử dụng để đưa ra chính xác những gì xảy ra trong quá trình mô phỏng và cung cấp các thông tin co giá trị về các giao thức định tuyến.
Định nghĩa: Tỷ lệ gói nhận được R là tỷ lệ giữa số gói nhận được bởi nút đích (Pt) và số gói được gửi đi từ lớp ứng dụng của nút nguồn (Psend)
R = Pt / Psend
Ý nghĩa: Giao thức định tuyến hoạt động tốt phải có R cao do khả năng tận dụng băng thông vô tuyến là rất quan trọng. Thông số này phản ánh tỷ lệ gói tin bị mất, mức độ hoàn chỉnh và chính xác của giao thức
4.3 Đánh giá kết quả mô phỏng
Mô hình mạng gồm 10 node tham gia vào quá trình hoạt động. Thiết lập tại mỗi node các tác nhân tương ứng TCP (i) và Sink (i) để thực hiện quá trình thiết lập kết nối ftp thông qua kết nối TCP
Kết quả trong file Xgraph cho thấy:
• Trục Y thể hiện số lượng gói tin đã truyền được • Trục X thể hiện thời gian truyền
Trong khoảng từ 0 đến 1s thì cả hai giao thức đều chưa có hoạt đông truyền tin nào
Trong khoảng từ 1 đến 10s thì giao thức AODV truyền được tổng cộng 404.000 gói tin, giao thức DSDV gần như không truyền được gói tin nào
So sánh 2 giao thức định tuyến:
• Giao thức AODV: là giao thức định tuyến theo yêu cầu được đề xuất
cho mạng MANET nhằm giảm thông tin tiêu đề và cải thiện khả năng mở rộng, giao thức này có khả năng truyền tin cao hơn giao thức DSDV, sau khi kết thúc quá trình mô phỏng ta thấy được giao thức này có tỷ lệ truyền tương đối cao, giao thức AODV gửi một gói tin đến một nút nào đó sẽ khởi tạo tiến trình Discovery để định vị nút đích, AODV quản lý các thông tin về đường đi theo kiểu phân tán có nghĩa là mỗi nút trên đường đi sẽ có thành phần trong bảng định tuyến tương ứng với nút đó trên đường đi đó.
• Giao thức DSDV: Là giao thức thuộc loại định tuyến Proactive loại định
tuyến này duy trì tuyến đường tới tất cả nút trong mạng kể các nút không có gói nào truyền đến. Chính vì vậy thuật toán định tuyến Proactive yêu cầu nhiều thông điệp điều khiển định kỳ, dẫn đến việc khan hiếm tài nguyên do năng lượng, băng thông ... được sử dụng trong trường hợp các node di dộng. Giao thức này làm việc tốt trong môi trường ít biến động có tốc độ thay đổi thấp còn khi mạng có sự thay đổi tăng lên thì giao thức này hoạt động kém hiệu quả
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Kết luận
Các giao thức định tuyến MANET hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và cải thiện. Trên cơ sở các giao thức định tuyến đã đề xuất, một loạt các khía cạnh liên quan tới vấn đề định tuyến như: Chất lượng dịch vụ, hiệu năng mạng, kịch bản ứng dụng vẫn đang là các vấn đề mở. Vì vậy, để xác định tính tương thích và khả năng triển khai của các giao thức định tuyến, việc đánh giá và so sánh các giao thức cần có thêm các mô hình và kịch bản ứng dụng tiếp cận được các điều kiện thực tiễn.
Sự phát triễn mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đã và đang thúc đẩy gia tăng các dịch vụ viễn thông. Trao đổi thông tin nhanh chóng, tin cậy, mọi lúc, mọi nơi đang là nhu cầu thực tế của xã hội, gây sức ép lớn cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Sự ra đời của mạng MANET với những khả năng triễn khai của nó đầy hứa hẹn áp dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau với nhiều phạm vi đa dạng. Trong tương lai không xa mạng MANET sẽ trở nên phổ biến, vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu để áp dụng công nghệ này vào cuộc sống là cần thiết.
Vì vậy, ý tưởng xây dựng mô hình lựa chọn định tuyến để giảm thiểu tỷ lệ mất gói đã được thực hiện nhằm đưa ra một phương pháp nâng cao chất lượng truyền tin trong mạng MANET. Mục tiêu đặt ra là: Xây dựng mô hình lựa chọn định tuyến giảm thiểu tỷ lệ mất gói trong mạng MANET. Với mục tiêu đã đề ra, bài đồ án này về cơ bản đã thực hiện được các nội dung sau:
- Trình bày tổng quan về mạng MANET, các phương pháp định tuyến của mạng MANET.
- Tìm hiểu các đặc trưng, phân tích khả năng truyền tin của các giao thức điển hình AODV và DSDV trong mạng MANET
Trong khuôn khổ có hạn của một bài đồ án tốt nghiệp, mặt khác mạng MANET cũng là một mạng mới nên bài đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Cũng dp công cụ mô phỏng mạng NS – 2 chưa cho phép hoàn chỉnh nhiều loại giao thức định tuyến khác nhau. Đó cũng là những điểm còn hạn chế khi thực hiện bài đồ án này.
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Do hạn chế về mặt thời gian nên đồ án của chúng em chỉ tập trung nghiên cứu kỹ hai giao thức định tuyến điển hình: DSDV và AODV. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ
tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cả hai giao thức còn lại là OLSR và DSR. Thêm vào đó vẫn còn một số vấn đề khác của các giao thức cần được xem xét như:
• Vấn đề năng lượng • Chất lượng dịch vụ • Vấn đề bảo mật,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Việt (2008), Bài giảng đánh giá hiệu năng mạng máy tính, Trường Đại học Công nghệ -Đại học quốc gia Hà Nội.
Tiếng Anh
2. Andrea Goldsmith(2005), Wireless Communications, Cambridge University Press. 3. Eitan Altman, Tania Jiménez (2003), NS Simulator for beginners,
4. Stefano Basagni, Marco Conti, Silvia Giordano and Ivan Stojmenovic (2004), Mobile AdHoc Networking, A John Wiley & Sons., Publication.
5. Torbjörn Grape (2003), Wireless LANs Real-Time Traffic, Master’s Thesis, Linköping University, Sweden.
6. Yasser Kamal Hassan, Mohamed Hashim Abd El-Aziz and Ahmed Safwat Abd ElRadi (2010), Performance Evaluation of Mobility Speed over MANET Routing
Protocols, International Journal of Network Security.
7. P. Nicopolitidis, M.S.Obaidat, G.I.Papadimitriou, A.S.Pomportsis(2003), Wireless
networks,John Wiley & Son Ltd.
8. Timo Ralli (2006), National strategies for public WLAN roaming, Master’s Thesis, Technology Helsinki.
9. Mohd Izuan Mohd Saad, Zuriati Ahmad Zukarnain (2009), Performance Analysis of Random-Based Mobility Models in MANET Routing Protocol, European Journal of Scientific Research.
10. Subir Kumar Sarkar, T G Basavaraju, C Puttamadappa, Ad Hoc Mobile Wireless
Networks, Auerbach Publications.
11. Yinfei Pan, Design Routing Protocol Performance Comparison in NS2: AODV
comparing to DSR as Example
12. VINT Project, UC Berkely, LBL, USC/ISI, and Xerox PARC. (2005), The ns
Manual (formerly ns Notes and Documentation) 13. http://www.eetimes.com
15. http://www.isi.edu/nsnam/ns/tutorial/ 16. http://en.wikipedia.org/ 17. http://t16web.lanl.gov/Kawano/gnuplot/index-e.html 84 18. http://4ellene.net/tt/1077 19. http://mailman.isi.edu/pipermail/ns-users/2007-August/060797.html 20. http://toilers.mines.edu/Public/Code/Nsinspect.html 21. http://masimum.inf.um.es/?Software:UM-OLSR:Installation 22. http://users.crhc.illinois.edu/thkim/ece439/ns2_assignment2.htm