Phương pháp xử lý

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn học PHẦN CÔNG NGHỆ xử lý nước THẢI EE4271 đề tài xử lý nước THẢI TRONG CÔNG NGHỆ sản XUẤT BIA và TRONG KHU dân cư KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 56 - 58)

Ở đây, nhà máy Arian đã sử dụng phương pháp hoá lý để xử lý nước thải. Cụ thể quá trình xử lý được chia ra thành các giai đoạn sau.

Giai đoạn 1: Đông tụ - keo tụ: Sử dụng các hợp chất có tính dễ phân giải ion trong nước, tạo ra các chất keo, dính với mục đích bám, dính lấy các thành phần chất thải lơ lửng tạo thành các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn và bùn để dễ dàng lọc và loại bỏ. Đồng thời các chất đơng tụ, keo tụ cịn phản ứng để làm giảm một số thành phần chất hố học có trong nước thải. Các chất thường được sử dụng đó là: Canxi hidroxit (Ca(OH)2), các muối phèn của nhôm như Nhôm sunphat (Al2(SO4)3), Nhơm

Nhóm 6 – Cơng nghệ xử lý nước thải (129118)

clorid (AlCl3), phèn sắt như Sắt (III) clorid (FeCl3), hay polyme như Polyaluminum Clorid (PAC), Polyacrylamid (PAM),….

Trong một bài nghiên cứu có so sánh hiệu quả loại bỏ các thành phần COD, chất rắn lơ lửng của các chất đông tụ như PAC, FeCl3, Al2(SO4)3. Kết quả cho thấy PAC có hiệu quả cao nhất trong quá trình đơng tụ, keo tụ loại bỏ chất thải. PAC làm giảm 84,1% COD và loại bỏ độ đục lên đến 82,0%.

Hình 2.13. Hiệu quả loại bỏ COD và độ đục của PAC, FeCl3, Al2(SO4)3

Trong đó:

+) a, b: Ảnh hưởng của nồng độ chất đông tụ đối với việc giảm COD, độ đục. điều kiện thí nghiệm: liều lượng chất đông tụ (200–800mg/L), khuấy 120rpm/5phút, thời gian lắng (30 phút).

+) c, d: Ảnh hưởng của pH đến việc giảm COD, độ đục.

điều kiện thí nghiệm: liều lượng chất đơng tụ (400mg/L), khuấy 120rpm/5phút, thời gian lắng (30 phút), pH (2–10)

Giai đoạn 2: Gạn lọc: Sau khi các chất đông tụ, keo tụ phản ứng sẽ tạo ra một lượng lớn chất rắn lơ lửng và bùn. Trong giai đoạn này, bùn được lắng, gạn lọc qua các bể lắng, lọc và đưa ra ngồi để xử lý riêng.

Giai đoạn 3: Oxi hố: Xử dụng các chất oxi hoá mạnh như Clo (Cl2), Ozon (O3), Hidro Peoxide (H2O2),.. để loại bỏ các chất thải trong nước như phenol, các hợp chất lưu huỳnh, chất nhuộm, xyanua, andehit,… Ở trong bài nghiên cứu sử dụng quá trình Fenton: là hỗn hợp của Hidro Peoxide (H2O2) kết hợp với sắt đen (thường là sắt

Nhóm 6 – Cơng nghệ xử lý nước thải (129118)

(II) sunfat, FeSO4) để oxy hóa các chất gây ơ nhiễm hoặc nước thải. Fenton được sử dụng để xử lý nước thải đen và phân hủy lignin. Tỷ lệ loại bỏ lignin, các hợp chất thơm, và COD lên đến hơn 90%. Bằng cách sử phương pháp phản ứng bề mặt kết hợp thiết kế tổ hợp trung tâm RSM-CCD để dụng tối ưu hố q trình Fenton, thu được kết quả:

Độ đục và COD được loại bỏ tối đa lần lượt là 94,1% và 72,5% trong điều kiện tối ưu ([Fe2+] = 250 mg/L, [H2O2] = 500 mg/L, pH = 3,5, thời gian 60 phút).

Hình 2.14. Các trường hợp thí nghiệm theo phương pháp RMS-CCD

Ngồi 3 giai đoạn trên ta có thể thêm giai đoạn xử lý sinh học, sử dụng các q trình hiếu khí, kị khí để loại bỏ các thành phần hữu cơ cũng như chất thải còn lại, tối ưu kết quả xử lý nước thải cho nhà máy.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn học PHẦN CÔNG NGHỆ xử lý nước THẢI EE4271 đề tài xử lý nước THẢI TRONG CÔNG NGHỆ sản XUẤT BIA và TRONG KHU dân cư KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w