thời gian tới
Mục tiêu chung nhất của thị trường bất động sản là nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, công trình bất động sản để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và cải thiện đời sống của người dân. Các giải pháp, chính sách phải hướng tới thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, theo nghĩa đảm bảo mức giá giao dịch trên thị trường không quá cao nhằm tránh gây hiện tượng “bong bóng bất động sản” giảm chi phí sản xuất, song không để thị trường bị “đông cứng” (để hạn chế rủi ro cho hệ thống các nhà đầu tư, nhất là đối với hệ thống ngân hàng thương mại).
Khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà đất, phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và công trình trên đất để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hàng hóa bất động sản, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Góp phần hình thành đồng bộ các loại thị trường cùng các thể chế phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhà nước chủ động định hướng, điều tiết và kiểm soát để bình ổn thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng tự phát, đầu cơ bất động sản.
Đảm bảo thị trường bất động sản hoạt động một cách công khai, minh bạch; hạn chế tiến tới xoá bỏ thị trường bất động sản không chính thức về bất động sản. 3.2. QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Quan điểm phát triển thị trường bất động sản ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là:
Thứ nhất, phát triển nhanh và bền vững thị trường bất động sản trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tuỳ theo hình thức sử dụng đất, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ từ người khác được pháp luật thừa nhận và bảo hộ các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn QSDĐ. Thị trường bất động sản ở nước ta là thị trường giao dịch “quyền sử dụng đất” và các tài sản gắn liền với đất, “quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt”
Thứ hai, phát triển thị trường bất động sản gắn với việc khai thác, sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, bất động sản phục vụ sự cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ ba, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia thị trường bất động sản để khai thác mọi thế mạnh, mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sự phát triển thị trường bất động sản
Thứ tư, kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai và bất động sản theo luật pháp, chống đầu cơ đất đai và nắm giữ đất đai trái pháp luật.
3.3. ĐỀ XUẤT NHỮNG PHẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT HƠN VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
3.3.1 Nhóm giải pháp về tạo lập môi trường, điều kiện phát triển thị trường
Một là: từng bước xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp luật cho thị trường BĐS. Đây là việc làm khởi đầu và thường xuyên để thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường BĐS dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm hạn chế và xóa bỏ thị trường BĐS không chính thức (thị trường mà Nhà nước không kiểm soát được).
Hai là Nhà nước thực hiện tập trung quyền lực về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai, đồng thời công khai quy hoạch sử dụng đất. Quản lý đất đai theo quy hoạch và theo đúng mục đích sử dụng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi quốc gia, nó có tác dụng định hướng cho giao dịch BĐS trên các địa bàn nhất định và nó cũng là điều kiện cần thiết giúp cho Nhà nước đầu tư cho việc thực hiện nhiệm vụ này.
Ba là khẩn trương hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ, nhất là đất ở đô thị và đất khu dân cư nông thôn. Để đẩy nhanh tốc độ cấp GCNQSDĐ cần giảm bớt các thủ tục xem xét và thẩm định của cơ quan Nhà nước các cấp.
Đất đã sử dụng nếu ủy ban nhân dân xã (phường) xác nhận là không có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ .
Bốn là nhanh chóng hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính. Đây là hồ sơ ban đầu xác định BĐS của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc này thuộc trách nhiệm của Nhà nước, ngân sách Nhà nước phải đầu tư cho việc thực hiện nhiệm vụ này.
3.3.2. Nhóm giải pháp khắc phục các khuyết tật thị trường
Thứ nhất: Trước mắt, tạm thời quản lý chặt chẽ việc đấu thầu các dự án đối
với các khu đô thị và căn hộ nhằm hạn chế nguồn cung gia tăng mạnh mẽ: Thứ hai: Cân đối lại cung cầu:
Thứ ba: Các doanh nghiệp cần giảm giá bất động sản về giá trị thực Thứ tư: Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng:
Thứ năm: Hình thành một thị trường bất động sản công khai minh bạch và
đầy đủ thông tin cung cấp cho người mua và người bán
3.3.3. Nhóm giải pháp định hướng, điều tiết, hỗ trợ thị trường bất động sản
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS với những nội dung cơ bản sau:
Tổ chức một cơ quan đăng kí duy nhất, nếu hồ sơ giao dịch BĐS không được đăng ký thì mọi giao dịch không có ý nghĩa. Thêm vào đó nên tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin cho thị trường BĐS Nhà nước phải coi việc cung cấp thông tin cho thị trường BĐS là trách nhiệm của mình để hướng dẫn thị trường BĐS, do đó phải tổ chức thực hiện việc này tại cơ quan đăng ký chuyển dịch BĐS.
3.3.4. Nhóm giải pháp về kiểm tra, kiểm soát
Cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ và minh bạch về BĐS bởi chính sách quản lý tài nguyên đất là cơ quản và quan trọng trong hệ thống các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với thị trường này, đặc biệt là cần nhanh chóng đổi mới chính sách tài chính đối với thị trường BĐS. Nhà nước chủ yếu điều tiết giá đất bằng quan hệ cung cầu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để dễ dàng chuyển BĐS thành vốn đầu tư.
Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đầu tư phát triển BĐS. Nhà nước chủ động toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp, điều tiết thị trường đất đai thứ cấp, đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch đã được xét duyệt. Công khai minh bạch trong quản lý đất đai (từ việc giao đất, cho thuê đất đến việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất). Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đăng ký BĐS thống nhất, công khai hóa hoạt động kinh doanh BĐS và thông tin về thị trường BĐS.
Bên cạnh đó, tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Để tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS không những cần đến nhận thức của người tham gia thị trường BĐS, môi trường pháp lý, quy hoạch - kế hoạch, chính sách... mà còn cần các cán bộ quản lý có kiến thức, trình độ chuyên môn. Đây là lực lượng chính trong quản lý thị trường BĐS đang cần được đào tạo chuyên môn.
KẾT LUẬN
Sự hình thành, phát triển thị trường BĐS là tất yếu khách quan và mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam là phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.
Để phát triển thị trường BĐS, Nhà nước có vai trò to lớn. Vai trò Nhà nước thể hiện thông qua các chức năng tạo lập môi trường pháp luật; hạn chế, khắc phục các khuyết tật thị trường; định hướng, điều tiết, hỗ trợ thị trường và kiểm tra kiểm soát.
Trong những năm qua, thị trường bất động sản nước ta đang từng bước hình thành và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Nhà nước cũng đã phát huy được vai trò của mình trong sự phát triển này. Tuy nhiên, cũng còn không ít bất cập trong việc thực hiện vai trò đó.
Trong xu thế hội nhập thế giới bước vào WTO đòi hỏi thị trường phải hòan thiện hơn để bắt kịp với sự phát triển. Dự báo trong các năm tới đây thị trường sẽ khởi sắc hơn rất nhiều vơi sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư nước ngòai. Không những thế con người tham gia thị trường phải là những con người năng động có đầy đủ điều kiện để họat động tốt nhất, lợi ích cao nhất không chỉ cho bản thân mà còn cho tòan xã hội.
Để phát huy vai trò Nhà nước đối với thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới, cần phải xuất phát từ thực tế thị trường BĐS Việt Nam, những nhân tố quốc tế đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thị trường này. Hàng loạt vấn đề cần phải nỗ lực thực hiện như: hoàn thiện môi trường pháp luật; đẩy mạnh khắc phục các khuyết tật thị trường; tăng cường hoạt động định hướng, điều tiết, hỗ trợ thị trường và kiểm tra kiểm soát của Nhà nước…
Thị trường bất động sản Việt Nam có thể đi đúng hướng như định hướng của Đảng và Nhà nước ta hay không đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng của các chủ thể tham gia. Đó là cả một quá chuyển biến lâu dài không thể ngày một ngày hai là có thể làm xong. Chắc chẳn trong thời gian tới thị trường sẽ phát triển mạnh mẽ đáp ứng đựơc ngày càng đầy đủ hơn, chất lượng hơn cho đời sống dân cư.