QUY TRÌNH MỞ L/C

Một phần của tài liệu Báo cáo thương vụ vận tải phương thức thanh toán quốc tế (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 5 PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

5.4. QUY TRÌNH MỞ L/C

Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân

36

hàng thông báo chuyển đến. Tồn bộ quy trình này liên quan đến 4 bên: đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị xuất khẩu. Trong đó đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C đóng vai trị chủ động.

Quy trình mở L/C gồm 3 bước: Bước 1: Lập giấy đề nghị mở L/C

Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc đơn đặt hàng, tổ chức nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình, nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một L/C cho người bán hay người xuất khẩu hưởng. Khi lập giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khẩu cần chú ý những điểm cơ bản sau:

 Viết đúng nội dung theo mẫu giấy đề nghị mở thư tín dụng do Ngân hàng mở

thư tín dụng ấn hành.

 Tổ chức nhập khẩu cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra

những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của mình, vừa để bên xuất khẩu có thể chấp nhận được.

 Khi lập giấy đề nghị mở thu tín dụng, đơn vị nhập khẩu phải tôn trọng những

điều kiện trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu thuẫn trái ngược nhau.

 Giấy đề nghị mở thư tín dụng sẽ được lập tối thiểu là 2 bản. Sau khi ngân hàng

ký nhận, đóng dấu sẽ gởi trả lại cho đơn vị một bản.

 Giấy đề nghị mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa

người xin mở thư tín dụng với ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để ngân hàng mở thu tín dụng soạn thảo thư tín dụng gởi cho bên xuất khẩu.

Bước 2: Ký quỹ mở L/C

Căn cứ vào yêu cầu xin mở thư tín dụng và các chứng từ liên quan của nhà nhập khẩu, nếu đồng ý ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoản tín dụng số tiền ký quỹ bằng 100% giá trị thư tín dụng trong trường hợp L/C trả ngay hoặc một tỷ lệ phần trăm trên trị giá thư tín dụng trong trường hợp L/C trả chậm.

Sau đó ngân hàng lập thư tín dụng gởi cho tổ chức xuất khẩu thơng qua ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu. Việc chuyển thư tín dụng qua bên đơn vị xuất khẩu có thể thực hiện bằng đường bưu chính, bằng điện tín

37

hoặc bằng hệ thống SWIFT (Society Worldwide Interbank Finacial Telecommunication).

Khi quyết định mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng, chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người hưởng lợi khi họ thực hiện đúng các quy định trong L/C cho dù người mở L/C có tiền hay khơng có tiền, cịn tồn tại hay phá sản. Do đó, ngân hàng mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa và tình hình tài chính của đơn vị u cầu mở L/C.

Cần chú ý rằng L/C là văn bản do ngân hàng mở L/C lập theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu, chứ không phải văn bản do đơn vị nhập khẩu lập.

Bước 3: Thông báo L/C

Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra, xác báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản “nguyên văn” (nhận thế nào thì chuyển thế đó). Nếu gửi bằng thư thì kiểm tra chữ ký, gửi bằng điện thì kiểm tra mã SWIFT

Một phần của tài liệu Báo cáo thương vụ vận tải phương thức thanh toán quốc tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)