CHƯƠNG 5 PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
5.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Trong phương thức tín dụng chứng từ, có ba mối quan hệ hợp đồng được hình thành theo mơ hình sau:
33
Hợp đồng 1: Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng 1 được thể hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm chi tiết liên quan đến số lượng, chất lượng hàng hóa, cơ sở giá cả, ngày gửi hàng và ngày dự kiến hàng đến. Ngồi ra, trong hợp đồng mua bán cịn có điều khoản quy định về phương thức thanh tốn. Nếu người mua và người bán đồng ý chọn phương thức L/C thì nó cũng phải được thể hiện thành điều khoản trong hợp đồng mua bán.
Hợp đồng 2: Hợp đồng mở L/C
Hợp đồng 2 bao gồm quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu (người làm đơn mở L/C) và ngân hàng phát hành L/C. Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặc bất cứ một trong các loại hợp đồng sau đây giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C.
- Các điều kiện và điều khoản thể hiện trong đơn mở L/C được ký bởi người nhập khẩu gửi ngân hàng phát hành.
- Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi nhà nhập khẩu về biện pháp đảm bảo tín dụng, trong đó có điều khoản thể hiện việc thế chấp số hàng hóa liên quan cho ngân hàng phát hành L/C.
- Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được ký bởi nhà nhập khẩu, trên cơ sở đó, ngân hàng phát hành L/C trên danh nghĩa của người mua.
Cần lưu ý rằng, các nội dung trên không chỉ cung cấp mức độ an tồn cao nhất có thể cho ngân hàng phát hành, mà còn cho phép ngân hàng phát hành được tự động ghi nợ tài khoản của người mua để thanh toán bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến giao dịch L/C.
Hợp đồng 3: Hợp đồng thanh toán L/C
Hợp đồng 3 giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu. Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa vụ hợp đồng độc lập của ngân hàng phát hành, thể hiện cam kết của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu, và là cơ sở để thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp.
34
Cam kết thanh tốn của ngân hàng phát hành là hồn tồn độc lập với hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu (quan hệ hợp đồng 1) và độc lập hoàn toàn với quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu với ngân hàng phát hành (quan hệ hợp đồng 2). Ngoài ra, cam kết của ngân hàng phát hành cũng hoàn toàn độc lập với bất kỳ hợp đồng cơ sở nào liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác.
Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành được quy định tại Điều 7, UCP 600. Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng là không hủy ngang và vô điều kiện. Có nghĩa là ngân hàng không được nêu lý do từ chối thanh toán nếu người bán đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của L/C. Đây được xem là yếu tố căn bản trong thanh tốn quốc tế.
Xét từ góc độ người bán, sau khi hàng hóa được gửi đi theo quy định của hợp đồng mua bán, lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình cho ngân hàng phát hành để được thanh toán. Người bán không cần quan tâm đến năng lực thanh tốn của người mua, bởi vì trách nhiệm thanh tốn bộ chứng từ thuộc về ngân hàng phát hành chứ không phải người mua. Người bán cũng không cần lo lắng về quy chế quản lý ngoại hối và ngay cả rủi ro chính trị ở nước người mua, bởi vì trong hầu hết các trường hợp, cam kết của ngân hàng phát hành được thừa nhận rộng rãi trong nước và quốc tế, do đó, nếu khơng thực hiện những gì đã cam kết, thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trên trường quốc tế.