Thống nhất quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc trong đổi mới, sắp xếp tổ

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 99 - 103)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

2.2. Thống nhất quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc trong đổi mới, sắp xếp tổ

xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam

2.2.1. Quan điểm chỉ đạo

- Bảo đảm việc sắp xếp tổ chức bộ máy ngành BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của người dân cũng như chủ thể tham gia BHXH, BHYT, BHTN; phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về tổ chức bộ máy, chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các định hướng, chiến lược phát triển ngành BHXH;

- Việc thực hiện cần có lộ trình cụ thể, phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và khả thi.

2.2.2. Nguyên tắc chung

- Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với việc phục vụ người dân, người lao động với thời gian, chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất; đồng thời gắn với việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 4;

- Rà sốt, bổ sung, hồn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương, BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính;

- Bảo đảm kế thừa, kết hợp với đổi mới, phát triển; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và người dân;

- Tăng bộ phận trực tiếp phục vụ nhân dân, giảm bộ phận gián tiếp.

- Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức BHXH cấp huyện gắn với Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.3. Đảm bảo tính tổng thể, tính phù hợp, tính đặc thù đối với Ngành BHXH Ngành BHXH

2.2.3.1. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành BHXH phải đảm bảo tính tổng thể trong tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, từ Trung ương, cấp tỉnh, đặc biệt cần gắn với Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện của Nhà nước.

2.2.3.2. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành BHXH phải đảm bảo tính phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về cải cách tổ chức bộ máy; đồng thời phải phù hợp với thực tiễn tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của ngành BHXH được giao rất nặng nề, khối lượng công việc ngày càng tăng, công tác quản lý, quy trình nghiệp vụ nhiều và phức tạp, liên quan rộng rãi đến người dân, người lao động và người sử dụng lao động, trải rộng khắp từ Trung ương đến địa phương, với tính chất đặc thù của ngành BHXH là quản lý, theo dõi, giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người dân trong suốt cuộc đời, bao gồm người dân đủ mọi trình độ, dân tộc, lứa tuổi, trình trạng sức khỏe, điều kiện tiếp cận cơng nghệ khác nhau; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu mà Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW. Tính đến năm 2018, hiện Ngành BHXH đang quản lý khoảng 14,6 triệu người tham gia BHXH, 12,5 triệu người tham gia BHTN và khoảng 81,9 triệu người tham gia BHYT, bằng 88,6% dân số. Tốc độ tăng thu BHXH, BHYT, BHTN bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2018 là 13,4%. Giám định BHYT đối với trên 180 triệu lượt KCB BHYT. Như vậy, Ngành BHXH phục vụ bình quân mỗi người dân có liên quan đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN khoảng 2,5 lần trong 1 năm, đây là tần suất phục vụ có thể nói là rất lớn so với các cơ quan trong hệ thống chính trị. việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cùng phải phù hợp với thành tựu về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng Công nghệ thông tin của Ngành hiện nay.

2.2.3.3. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với việc phục vụ người dân, người lao động với mức chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất; đồng thời gắn với việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ trực tuyến mức độ 4. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các phòng thuộc BHXH cấp tỉnh, các tổ thuộc BHXH cấp huyện, một người có thể đảm nhận nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Bảo đảm kế thừa, ổn định, kết hợp với đổi mới, phát triển; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và người dân.Tăng bộ phận trực tiếp, giảm bộ phận gián tiếp.Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức BHXH theo khu vực liên huyện cần gắn với Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.3.4. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đặc thù của Ngành BHXH.

Làm rõ được tính đặc thù của Ngành BHXH, sẽ tránh những so sánh khập khiễng, tham chiếu một cách máy móc trong nghiên cứu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành BHXH, cụ thể:

Thứ nhất, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của ngành BHXH được giao

rất nặng nề, khối lượng công việc ngày càng tăng, cơng tác quản lý, quy trình nghiệp vụ nhiều và phức tạp, liên quan rộng rãi đến người dân, người lao động và người sử dụng lao động, trải rộng khắp từ Trung ương đến địa phương. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu mà Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 28- NQ/TW. Tính đến hết năm 2018, hiện Ngành BHXH đang quản lý trên 14,7 triệu người tham gia BHXH, trên 12,6 triệu người tham gia BHTN và trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, bằng 88,5% dân số (vượt 3,3% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg). Tốc độ tăng thu BHXH, BHYT, BHTN bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2018 là 13,4%. Giám định BHYT đối với trên 180 triệu lượt KCB BHYT. Như vậy, Ngành BHXH phục vụ bình qn mỗi người dân có liên quan đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN

khoảng 2,5 lần trong 1 năm, đây là tần suất phục vụ có thể nói là rất lớn so với các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Thứ hai, Ngành BHXH phải nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo sự hài

lịng của người dân, hướng tới BHYT tồn dân, đối tượng của Ngành BHXH là người dân, sinh ra một trẻ em đã là đối tượng của BHXH hưởng chế độ thai sản và Ngành BHXH phục vụ, quản lý người dân từ khi sinh ra cho đến sau khi mất đi, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất. Đóng góp của người dân vào quỹ BHXH là khoản đóng góp có sự hồn trả trực tiếp. Người tham gia BHXH chắc chắn sẽ nhận được trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hoặc lương hưu, trợ cấp BHXH 1 lần theo Điều 60 Luật BHXH, trợ cấp tử tuất... Khơng có ai tham gia BHXH, BHYT, BHTN mà không được hưởng quyền lợi trực tiếp, được chi trả từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ ba, Ngành BHXH quản lý, phục vụ đối tượng tham gia BHXH,

BHYT, BHTN trên địa bàn theo địa giới hành chính tại BHXH Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Mỗi đơn vị đều có đặc thù, điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chiến lược phát triển… khác nhau từ đó chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT cũng khác nhau. Vì vậy, rất khó xác định tiêu chí để sắp xếp tổ chức bộ máy BHXH theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện.

Thứ tư, đặc thù của Ngành BHXH, được Thủ tướng Chính phủ: Giao chỉ

tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT, tiến tới giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; giao dự toán quỹ khám, chữa bệnh BHYT sử dụng hàng năm theo địa giới hành chính cấp tỉnh. Do đó, để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, tổ chức bộ máy của Ngành BHXH phải gắn liền với người dân, gắn liền với cấp ủy, chính quyền theo địa giới hành chính. Tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vai trị chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, phát triển đối tượng, tham gia quản lý quỹ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hết sức quan trọng. Nếu sắp xếp tổ chức bộ máy ngành BHXH theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện, tách rời vai trò chỉ đạo trực tiếp

của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phát triển đối tượng, đến phục vụ nhân dân, đây là khó khăn, trở ngại trong q trình nghiên cứu, đề xuất lựa chọn các phương án sắp xếp tổ chức bộ máy BHXH cấp tỉnh, cấp huyện.

Thứ năm, đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT,

BHTN chiếm gần 90% dân số với độ tuổi, nguyện vọng, nhu cầu được phục vụ rất khác nhau; trong số đó có nhiều người dân chưa chấp thuận với tiến trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin, chính phủ điện tử của Ngành như chi trả trợ cấp qua tài khoản, hồ sơ điện tử... Vì vậy, Ngành BHXH đang đồng thời phải phục vụ nhân dân cả bằng hình thức điện tử và thủ công như: trực tiếp vận động từng người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện; chi trả trợ cấp bằng tiền mặt; hướng dẫn thủ tục, chi trả trợ cấp tận nhà, tận tay; tiếp nhận, giải quyết chế độ bằng hồ sơ giấy... Quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ngành, cho thấy từ phía các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh và người hưởng thụ chính sách cịn phát sinh một số tồn tại như: tình trạng nợ BHXH, BHYT, BHTN; bội chi quỹ BHYT; gian lận để hưởng thụ chính sách… cần có nghiên cứu, đề xuất bổ sung cho Ngành BHXH chức năng thanh tra chuyên ngành theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, cụ thể: "Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý Quỹ BHXH có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH;"

Vì vậy, cần thiết phải đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ có tính chất đặc thù đó.

2.3. Thuận lợi, khó khăn trong đề xuất đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w