1.1.2 .Thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
2.1.3. Một số đặc điểm và hoạt động ảnh huởng tới marketingthẻ tín dụng
của BIDV Đống Đa, Hà Nội giai đoạn 2016 – 2019
2.1.3.1. Huy động vốn
Từ năm 2015, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng đã có nhiều biến động phức tạp. Lạm phát và cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trong nước trong huy động vốn đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung và của nói riêng.
Xác định huy động vốn ln là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, BIDV Đống Đa đã duy trì quy mơ vốn huy động ổn
định, tập trung vào đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, BIDV Đống Đa thực hiện tốt các chính sách của khách hàng, lãi suất và phí dịch vụ hấp dẫn để thu hút tất cả vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cư dân trong khu vực. Đổi mới phong cách giao dịch với thái độ lịch sự, chu đáo và tiếp thị tốt, Chi nhánh đã tạo được uy tín cho khách hàng, khơng ngừng thu hút thêm vốn cho ngân hàng. Mặt khác, để thu hút khách hàng gửi tiền, các ngân hàng cũng thúc đẩy hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống giao dịch thuận tiện, cơ sở vật chất rộng rãi... Do đó, kết quả huy động vốn của BIDV Đống Đa đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể.
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn tại BIDV Đống Đa (2016-2019)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019
1. Theo thời hạn 3.722,6 5.578,9 8.563,9 10.762,8
- Tiền gửi không kỳ hạn 438,6 648,3 1.290,2 1.950,9
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 2.311,5 3.674,3 5.706,3 6.105,2
- Tiền gửi có ký hạn từ 12 tháng trở lên 972,4 1.256,4 1.567,3 2.706,7
2. Theo loại tiền tệ 3.722,6 5.578,9 8.563,9 10.762,8
- Nội tệ 3.556,1 5.390,4 8.346,9 10.515,5 - Ngoại tệ 166,5 188,5 216,9 247,3 3. Theo loại khách hàng 3.722,6 5.578,9 8.563,9 10.762,8 - Dân cư 3.154,1 4.331,4 6.974,1 8.950,5 - Tổ chức kinh tế 568,5 638,2 933,5 1.124,2 - Định chế tài chính - 609,4 656,3 688,1
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp, BIDV Đống Đa) Bảng số liệu 2.1 cho thấy, trong
những năm qua BIDV Đống Đa luôn coi việc mở rộng huy động vốn là công việc trọng tâm hàng đầu. Mục tiêu huy động vốn của BIDV tại chi nhánh Đống Đa đạt kết quả rất tốt với tốc độ tăng vốn hàng năm tương đối cao. Năm 2017, nguồn vốn huy động đạt 5.578,9 tỷ đồng tăng 49,9% so với năm 2016; đến năm 2018 nguồn vốn huy động đạt 8.563,9 tỷ đồng, tăng 53,5% so với năm 2017. Sang đến năm 2019 thì nguồn huy động vốn vẫn có sự tăng trưởng nhưng khơng cao như năm 2018, chỉ đạt 25,7% tương đương với tăng lên 2.198,9 tỷ đồng. Huy động vốn tăng trưởng do Chi nhánh đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc huy động trực tiếp tại các phòng giao dịch của Chi nhánh
đến việc tổ chức huy động vốn lưu động tại địa bàn dân cư, huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính...
Huy động vốn theo kỳ hạn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng khơng ổn định, chủ yếu là tăng trưởng vốn ngắn hạn, cơ cấu vốn khơng được đảm bảo. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cả giai đoạn năm 2016-2019 đều chiếm tỷ trọng trên 50%. Tăng trưởng huy động vốn không ổn định do nhiều yếu tố khách quan như lãi suất trên thị trường, biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, gây bất lợi cho ngân hàng và cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại, chính sách huy động vốn của BIDV...
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn tại BIDV Đống Đa (2016-2019 )
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp, BIDV Đống Đa) Sự chênh lệch cao giữa lãi suất
VND và ngoại tệ đã thu hút khách hàng gửi tiền VND. Theo đó, huy động vốn bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao, năm 2016 chiếm 95,52% trong tổng nguồn vốn huy động và đến năm 2018 chiếm đến 97,46%. Đến năm 2019 thì nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn chiếu tới 97,65 % và ngoại tệ chỉ chiếm 2,45% trong tổng nguồn vốn huy động tại BIDV Đống Đa.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tại BIDV Đống Đa (2016-2019)
Nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80%) đây là điểm mạnh, tạo nguồn tiền đầu vào ổn định để BIDV Đống Đa tăng trưởng cấp tín dụng, hạn chế tình trạng khan tiền, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán xuống thấp. Tính đến 31/12/2019, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 8.950,5 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2018.
Kết quả huy động vốn trong giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng mạnh, do chính sách phát triển khách hàng của BIDV Đống Đa ngày càng linh hoạt, tiến bộ (có nhiều chương trình khuyến mại, chính sách khách hàng phân rõ theo từng tiêu chí như: chính sách đối với khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông...), thực hiện mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm nhằm tạo thêm nhiều kênh huy động vốn. Đây là nguồn lực lớn giúp BIDV Đống Đa phát triển nguồn vốn.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tại BIDV Đống Đa (2016-2019)
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp BIDV Đống Đa) Ngồi ra, phải kể đến sự đóng
góp khơng nhỏ của việc thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, BIDV Đống Đa cần phải cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác…) và thu nhập (thu từ lãi tiền vay, phí dịch vụ…) mang lại lợi nhuận cao cho BIDV Đống Đa.
Các nhà cung cấp các cơ sở vật chất như địa điểm, đường truyền, phần mềm… cho ngân hàng, những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng hiện nay rất phong phú và đa dạng, cũng là một hình thức huy động vốn khơng phải bằng tiền. Ngân hàng là một khách hàng lớn mà các đối tác luôn mong muốn được phục vụ và cung cấp dịch vụ. Vì vậy, trong lĩnh vực ngân hàng quyền lực gây đe dọa từ các đối tác này không lớn. Sự thỏa thuận của ngân hàng với đối tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng và giá cả thị trường. Nhà cung cấp vốn cơ sở vật chất rất quan
trọng đối với ngân hàng vì các nhà cung cấp này vừa là nhà cung cấp nhưng cũng đồng thời là khách hàng.
Như vậy, có thể nói tăng trưởng nguồn vốn trong hoạt động KD thơng qua các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân hoặc từ nhiều kênh huy động vốn được mở rộng đều tạo điều kiện để mở rộng thị trường hoạt động động thời có tác động tích cực đến marketing cho thẻ tín dụng tại BIDV Đống Đa.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Do môi trường KD thuờng xuyên biến động, thị trường ngành ngân hàng có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến tăng trưởng hoạt động tín dụng của BIDV Đống Đa. Quy mơ tín dụng của BIDV Đống Đa ở mức khá so với các chi nhánh thành lập cùng thời điểm. Tổng dư nợ của tổng công ty BIDV Đống Đa giai đoạn 2016-2019 tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm đạt 42%. Đầu năm 2019, Lãnh đạo chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng an tồn, xây dựng kế hoạch giải ngân và thu nợ phù hợp với thực tế. Do đó, năm 2019, số dư tín dụng tại chi nhánh tăng trưởng đã hoàn thành kế hoạch được giao, chi nhánh đã phát triển và duy trì, giữ khách hàng tốt, sàng lọc khách hàng yếu để đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn và hiệu quả; Chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng tín dụng cho các hoạt động tại chi nhánh.
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Đống Đa (2016-2019)
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019
Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1.526,9 2.306,6 3.274,4 3.683,8
Dư nợ trung dài hạn (tỷ đồng) 1.050,2 1.433,2 2.158,7 2.360,2
Tỷ trọng dư nợ trung dài khách hàng (%) 68,8 62,1 65,9 64,1
Dư nợ ngắn hạn (tỷ đồng) 476,7 873,4 1.115,7 1.323,7
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn (%) 31,2 37,9 34,1 35,9
Nợ xấu (tỷ đồng) 2,2 1,3 1,8 1,3
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,15 0,06 0,05 0,04
Dư lãi nợ treo (tỷ đồng) 2,3 2,8 2,3 1,8
Thu nợ hạch toán bằng ngoại bảng (tỷ đồng) 3,6 6,0 4,7 2,4
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp, BIDV Đống Đa) Qua thời gian hoạt động trong
ngành ngân hàng, BIDV Đống Đa đã thu hút được nhiều DN lớn trở thành khách hàng tại Chi nhánh. Để giữ khách hàng trong
bối cảnh cạnh tranh hiện nay, BIDV Đống Đa vẫn tiếp tục thực hiện cho vay theo dự án đối với những dự án có hiệu quả cao, đồng thời BIDV Đống Đa tiếp tục thực hiện cho vay các dự án đã cam kết cho vay. Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, tỷ lệ cho vay trung dài hạn dao động trong khoảng 60-65%, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ tín dụng.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu hoạt động tín dụng theo kỳ hạn tại BIDV chi nhánh Đống Đa (2016-2019)
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp, BIDV Đống Đa) Tỷ trọng vay trung-dài hạn năm
2016 chiếm 68,8%, đến năm 2017 giảm chỉ còn 62,1% tức giảm đi 6,6% và tỷ trọng này đã tăng trở lại ở năm 2018 lên 65,9% tức là đã tăng thêm 3,8% nữa. Sự giảm sút năm 2017 diễn ra trong tình hình vốn huy động có xu hướng ổn định hơn tức là huy động vốn trung, dài hạn đang tăng lên, đây có phải là một sự mâu thuẫn? Giải thích cho điều này, có thể nhìn vào định hướng của chi nhánh nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng: hạn chế cho vay trung dài hạn, tập trung cho vay ngắn hạn và cho vay bán lẻ. Tuy nhiên đến năm 2018-2019, tỷ trọng cho vay trung-dài hạn tăng lên (năm 2019 là 64,1%, đồng thời cho vay ngắn hạn lại giảm xuống còn 35,9% năm 2019).
Đến năm 2020, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn có sự chênh lệch khơng cao q, có thể thấy được rằng định hướng vượt qua khủng hoảng tài chính của chi nhánh cũng thay đổi; con số cho vay trung-dài hạn tăng đáng kể là do nguồn huy động trung-dài hạn có bước tăng đột phá chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động năm 2019. Do trong quá trình hợp vốn gặp những khó khăn nhất định nên chi nhánh hướng chuyển dịch cơ cấu cho vay sang cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư, khiến tỷ trọng cho vay hợp vốn giảm đáng kể như vậy. Về chất lượng tín dụng, theo báo cáo tổng kết hoạt động của BIDV Đống Đa năm 2016, tổng nợ xấu đến 31/12/2016 là 2 ,2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,15% tổng dư nợ), đến 31/12/2018 là 1,8 tỷ đồng (chiếm 0,05% tổng dư nợ), tính đến 31/12/2019
là 1,3 tỷ đồng (chiếm 0,04% tổng dư nợ) cho thấy tất cả những khoản nợ này nếu có tài sản đảm bảo, được đánh giá là có khả năng thu hồi nợ. Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của BIDV Đống Đa thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành và thấp hơn cho phép của BIDV là 2,5%.
Biểu đồ 2.5. Tình hình nợ xấu tại BIDV Đống Đa (2016-2019)
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp BIDV Đống Đa) Điều này thể hiện được chất
lượng tín dụng của BIDV Đống Đa trong thời gian qua rất tốt, khả năng quản trị rủi ro tín dụng cao. Cùng với công tác xử lý nợ xấu được thực hiện quyết liệt, Chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực tận thu nợ hạch tốn ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợp với DN tháo gỡ khó khăn để hồn vốn cho ngân hàng và tiếp tục phát triển sản xuất KD. Chi nhánh đã trình BIDV Trung ương xử lý ngoại bảng những khách hàng có nợ xấu, kiên quyết và khéo léo thu nợ hạch toán ngoại bảng. Ngoài ra, lãnh đạo chi nhánh yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay...
BIDV chi nhánh Đống Đa cũng đã tiến hành trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Theo báo cáo kết quả KD năm 2019 của Chi nhánh, khoản dự phòng được cung cấp đến hết năm 2019 là 28,3 tỷ đồng. Điều này góp phần tăng sự an tồn trong hoạt động tín dụng cũng như đảm bảo kế hoạch KD của BIDV Đống Đa.
Có thể nói, hoạt động cho vay là mấu chót đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng. Khi BIDV Đống Đa mở rộng mạng lưới khách hàng, đặc biệt là khối khách hàng DN, tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân lâu dài giúp BIDV Đống Đa mở rộng thị trường hoạt động và tác động tích cực đến marketing cho thẻ tín dụng tại BIDV Đống Đa.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng
Bên cạnh những hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn và tín dụng, BIDV Đống Đa cũng đã rất quan tâm đến hoạt động dịch vụ và công tác phát triển sản phẩm - dịch vụ mới trên cơ sở phát huy lợi thế về mạng lưới hoạt động của hệ thống và nền tảng công nghệ ngân hàng nhằm mục đích tăng nguồn thu nhập ngồi tín dụng và thu hút khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu rộng rãi. Thu dịch vụ ròng trong năm 2017 đạt 47,4 tỷ đồng tương đương với tăng trưởng 116,8% so với năm 2016, năm 2018 tăng 20,7 tỷ đồng tương đương với 43,69% so với năm 2017. Sang đến năm 2019 thu dịch vụ ròng chiếm 36,9% tổng thu nhập ròng, đạt 81,2 tỷ đồng tương đương với tăng trưởng 13,1 tỷ đồng và 19,3% so với năm 2018. Mức tăng trưởng khá ấn tượng, tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp vào tổng thu nhập hoạt động của chi nhánh không được cải thiện nhiều.
Thực tế này cũng cho thấy mức độ cạnh tranh trong phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là rất lớn, áp lực duy trì và phát triển thị phần cạnh tranh của chi nhánh ngày càng cao.
Bảng 2.3. Kết quả thu dịch vụ ròng tại BIDV Đống Đa (2016-2019)
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019
Thu dịch vụ ròng (tỷ đồng) 21,9 47,4 68,1 81,2
Tổng thu nhập ròng (tỷ đồng) 97,5 143,2 180,4 220,3
Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/tổng thu nhập 22,4 33,1 37,7 36,9
ròng từ hoạt động KD (%)
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp BIDV Đống Đa) Mục tiêu tăng quy mô thu nhập
dịch vụ phi tín dụng của BIDV Đống Đa được thực hiện thông qua chiến lược nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ dịch vụ và tăng tốc đáp ứng nhu cầu khách hàng và rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, tăng mức độ phòng ngừa rủi ro, nâng cao mức độ an toàn của khách hàng. Đồng thời, phát triển một số ứng dụng tiện ích mới cho khách hàng, tập trung vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ trên thiết bị di động và CNTT, tăng tần suất giao dịch cho một số lượng lớn khách hàng để tăng doanh thu. Với chiến lược này, doanh thu từ các dịch vụ truyền thống, thế mạnh của BIDV Đống Đa như giao dịch ngoại tệ, tài chính thương mại và tài chính xuất khẩu, thẻ tín dụng, thanh tốn quốc tế, thanh toán toán trong nước... vẫn ổn định.
Hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV Đống Đa cũng dự kiến sẽ còn phát triển hơn nữa nhờ hoạt động bancassurance khi ngân hàng thực sự có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn nhất nhưng chưa triển khai doanh thu mạnh từ bán bảo hiểm. Với mục tiêu phát triển dịch vụ để tăng dần tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng thu nhập. BIDV Đống Đa đã luôn quan tâm nâng cao tiện ích dịch vụ và phục vụ đầy đủ nhanh chóng nhu cầu chuyển tiền, thanh toán cũng như nhu cầu mua, bán ngoại tệ của khách hàng, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng có các tính năng tiên tiến và tiện dụng cho khách hàng được BIDV Đống Đa áp dụng như: Trả lương tự động, thanh tốn hóa đơn, dịch vụ gửi một nơi rút nhiều nơi, máy rút tiền tự động, các hệ thống