6. Kết cấu dự kiến của Luận văn
1.4 Tham khảo một số kinh nghiệm về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở nƣớc
1.4.2. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở Anh
Hoạt động của KTV và DNKT đƣợc đề cập trong Lt cơng ty năm 2006 của Anh. Nhìn chung, KTV ở Anh sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cho cả trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Càng ngày công chúng kỳ vọng càng nhiều vào trách nhiệm của KTV về chất lƣợng và uy tín nghề nghiệp kiểm toán. Song cũng cần cân đối với chi phí kiểm tốn mà khách hàngcó thể chấp nhận đƣợc.
Trách nhiệm hình sự phát sinh khi KTV có những hành vi gian lận hoặc giao dịch nội gián. Một điểm lƣu ý trong Luật công ty của Anh quy định là KTV có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp báo cáo kiểm toán sai sót do KTV cố tình hoặc thiếu thận trọng khi hành nghề.
Trách nhiệm dân sự của KTV bao gồm trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Đây là cơ sở để hình thành trách nhiệm pháp lý của KTV. Khách hàng hoặc bên thứ ba có thể khởi kiện KTV nếu họ bị thiệt hại do sử dụng kết quả kiểm tốn có sai sót do bất cẩn của KTV khi kiểm toán. Tuy nhiên, mức độ bồi thƣờng của KTV là bao nhiêu? Vấn đề này cịn có nhiều tranh cãi khác nhau. Nhìn chung, KTV chỉ có trách nhiệm pháp lý khi họ đã khơng tn thủ các thủ tục kiểm tốn hoặc vi phạm tính độc lập khách quan. Pháp luật dân sự Anh có khái niệm “chung và liên đới” (Joint
and several liability)35. Điều này có nghĩa là nếu có nhiều bên liên quan đến hành vi lỗi
thì ngun đơn có thể khởi kiện địi bất kỳ một bên nào bồi thƣờng tồn bộ thiệt hại. Ví dụ nhƣ Giám đốc đơn vị cố ý lập BCTC có sai sót trọng yếu, Ban quản trị đơn vị và KTV đều không phát hiện ra. Nhƣ vậy cả ba bên đều có lỗi và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Và nhƣ vậy khi có thiệt hại giá trị lớn do BCKT gây ra, nguyên đơn thƣờng chọn khởi kiện công ty kiểm tốn thay vì kiện KTV vì năng lực tài chính của cá nhân KTV là có hạn.
Khi cơng chúng đặt quá nặng trách nhiệm pháp lý của KTV sẽ kéo theo chi phí kiểm toán tăng cao do các DNKT phải dự trù cả chi phí bồi thƣờng do kiện tụng (nếu có) hoặc phí mua bảo hiểm nghề nghiệp. Do vậy các DNKT nhỏ sẽ rất khó cạnh tranh đƣợc do tiềm lực tài chính thấp. Để hài hịa vấn đề trên, “Luật công ty Anh đã cho phép KTV áp
dụng Thỏa thuận giới hạn trách nhiệm (LLA-Liability Limitation Agreement) nhằm giảm
35 Tim Bush, Stella Fearnley and Shyam Sunder, 2007. Auditor Liability Reforms in the UK and the US, Comperative Review, Nr 8/2007, page 8.
mối đe dọa kiện tụng từ khách hàng. Thỏa thuận này sẽ khống chế mức tối đa mà KVT
phải bồi thường cho khách hàng. LLA cần được phiên họp đại hội đồng cổ đông hàng năm phê chuẩn”.36
Tóm lại, qua tham khảo các vụ tranh chấp pháp lý về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT ở hai nƣớc Mỹ và Anh, chúng ta có thể thấy lịch sử về trách nhiệm pháp lý nghề nghiệp kiểm tốn viên đã có thay đổi lớn qua thời gian. Từ khởi đầu KTV chỉ chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho khách hàng ký hợp đồng kiểm tốn mà khơng có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng cho bên thứ ba. Sau đó đã phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng đối với bên thứ ba trong một số trƣờng hợp nhất định. Bên cạnh trách nhiệm dân sự, KTV có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi cố ý vi phạm quy định về hành nghề kiểm toán gây hậu quả nghiêm trọng. DNKT/KTV có quyền thỏa thuận với khách hàng để giới hạn mức độ bồi thƣờng thiệt hại để hạn chế hậu quả của rủi ro kiểm toán. Đây là những bài học đắt giá mà các DNKT/KTV ở Việt Nam có thể tiên lƣợng ứng phó rủi ro nghề nghiệp. Trong tƣơng lai với xu thế hội nhập kinh doanh quốc tế, cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng có thể đƣa ra các quy định pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với sai phạm trong hoạt động KTĐL.
36 https://www.accaglobal.com/an/en/student/exam-support-resources/professional-exams-study- resources/p7/technical-articles/auditor-liability.html, truy cập ngày 04/04/2020
Tiểu kết chƣơng 1
Ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, hoạt động KTĐL là một trong những nhân tố góp phần bảo đảm sự minh bạch thơng tin tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Các KTV là những ngƣời có chun mơn cao và đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề để xác thực thông tin trên BCTC của khách hàng. Họ đƣợc công chúng đặt niềm tin rất lớn vào báo cáo kiểm toán mà họ phát hành ra cho ngƣời đọc. Thành công hay thất bại của các nhà đầu tƣ tài chính phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của các thơng tin tài chính đã đƣợc kiểm tốn. Vì kiểm tốn là một hoạt động đƣợc xã hội kỳ vọng cao nên bên cạch trách nghiệm nghề nghiệp mà KTV phải tuân thủ, các KTV phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hoạt động nghề nghiệp của mình. Đó là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và kể cả mức độ nghiêm khắc nhất là trách nhiệm hình sự. Lịch sử phát triển nghề nghiệp KTĐL ở các nƣớc phát triển trên thế giới đã cho thấy trách nhiệm pháp lý của KTV/DNKT ngày càng đƣợc đề cao. Đã có DNKT tầm quốc tế phải phá sản phải bồi thƣờng thiệt hại do BCKT có sai sót nghiêm trọng.
Việt Nam có nền kinh tế thị trƣờng và thị trƣờng chứng khoán phát triển muộn hơn nhiều so với các nƣớc trên thế giới. Hoạt động KTĐL cũng chỉ ra đời trong khoảng ba thập kỷ gần đây. Nhà nƣớc đã ban hành các quy định pháp luật làm hành lang về pháp lý cho hoạt động KTĐL phát triển. Đó là văn bản pháp pháp luật nhƣ Luật, Nghị Định, Thông tƣ và Bộ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhƣng liệu quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm pháp lý của KTV đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của quản lý nhà nƣớc hay chƣa? Chỉ có thực tiễn phát sinh qua một thời gian đủ dài thì mới có thể trả lời đƣợc vấn đề này.
CHƢƠNG 2
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA
KIỂM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP