Khó khăn khi xử lý tài sản:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 62)

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP

3.1.2. Khó khăn khi xử lý tài sản:

Do bản chất của tài sản thế chấp là Nhà ở HTTTL – là loại tài sản chưa tồn tại ngay thời điểm các bên tham gia ký hợp đồng thế chấp nên bên vay vốn/bên thế chấp tài sản thường mang tâm lý không lo lắng tài sản sẽ bị xử lý theo hợp đồng thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp đã cam kết, nên bên vay vốn/bên thế chấp tài sản thường không tuân thủ hợp đồng mà các bên đã ký kết. Điều này khiến cho hiệu lực thi hành của HĐ thế chấp Nhà ở HTTTL khơng cao.

Như đã phân tích ở mục 2.3, hiện nay, pháp luật chỉ có một số nội dung quy định về phương thức xử lý tài sản đảm bảo là Nhà ở HTTTL trong trường hợp bên vay vốn/bên thế chấp Nhà ở HTTTL vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã ký kết. Tuy nhiên, những nội dung quy định này là chưa đầy đủ khiến cho việc xử lý các tài sản – Nhà ở HTTTL theo hợp đồng thế chấp gặp phải khó khăn rất lớn. Đặc biệt là trong trường hợp cưỡng chế, thu hồi, bán đấu giá loại tài sản này, bởi lẽ tài sản chưa hình thành thì làm sao để kê biên và thu hồi?

Pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo và pháp luật thi hành án hiện vẫn chưa có

văn bản để điều chỉnh các trường hợp này. Và thông thương việc bán đấu giá các tài sản này là rất khó, bởi hầu như rất ít người mua bỏ ra một số tiền để mua tài sản mà chưa được hình thành, mà đặc biệt là nhà ở thì giá trị càng không nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)