BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VÀ KẾT QUẢ MÔN HỌC
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập
Những hạn chế, bất cập nêu trên đã làm ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng hoạt động của Trung, cần phải tập trung khắc phục các nguyên nhân sau:
Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục pháp luật về QP&AN còn mang tính chủ quan, áp đặt, xây dựng theo hướng có lợi cho cơ quan tham mưu ban hành văn bản luật.
Sau khi ban hành, triển khai tổ chức thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục QP&AN, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện không thường xuyên, thiếu quyế liệt trong việc kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức thực hiện, chưa đánh giá được hiệu quả của văn bản đã ban hành, cụ thể như Đề án 607/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…
Theo nhu cầu tinh gọn bộ máy, tinh giảm lực lượng thường trực trong quân đội, nên việc giảm số lượng sỹ quan biệt phái được điều động tham gia giảng dạy tại các Trung tâm QP&AN và các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đủ điều kiện giáo dục pháp luật về QP&AN là tất yếu, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy trong thời gian tới.
Công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật về QP&AN của Hội đồng giáo dục QP&AN các cấp có lúc, có nơi hoạt động chưa thường xuyên, chưa có chế tài đủ mạnh đối với các Trung tâm giáo dục QP&AN, các cơ sở giáo dục đại học, nên một số trường chấp hành không nghiêm việc thực hiệc các quy định về nội dung, chương trình, đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy giáo dục pháp luật về QP&AN.
2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan:
Trung tâm còn bị động, lệ thuộc vào nguồn giảng viên là sỹ quan quân đội biệt phái được điều động từ Quân khu 7, Bộ Tư lệnh TP.HCM phân công về Trung tâm để làm giảng viên giáo dục QP&AN.
Trung tâm giáo dục QP&AN chưa tập trung xây dựng lộ trình cụ thể để tạo nguồn, bồi dưỡng và đưa đi đào tạo giảng viên giáo dục pháp luật về QP&AN.
Trung tâm chưa có kế hoạch chiến lược để tuyển dụng giảng viên từ nguồn là các cử nhân được đào tạo chính quy về chuyên ngành giảng viên giáo dục QP&AN. Trung tâm chưa mạnh dạn đổi mới phương thức liên kết, thương thảo hợp đồng đào tạo nhằm đảm bảo quyền lợi cả hai phía, để thống nhất kế hoạch, lịch giảng dạy hợp lý, tránh tình trạng q đơng sinh viên vào các tháng cao điểm.
Tiểu kết luận chương 2
Trong những năm qua, Đảng ủy – Ban Giám đốc ĐHQG TP.HCM luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục pháp luật về QP&AN cho lực lượng sinh viên, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác tuân theo pháp luật, nội quy, quy chế hoạt động giáo dục QP&AN.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động giáo dục pháp luật về QP&AN cho sinh viên, thì vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như hệ thông văn bản lãnh đạo, chỉ đạo còn một số cơ quan, tổ chức chưa chủ động phối hợp chặt chẽ trong công việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục QP&AN, trong xây dựng đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN… cần xem xét khách quan, toàn diện trung thực cũng như nguyên nhân của công tác giáo dục QP&AN; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp, mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về QP&AN cho sinh viên đang theo học tại Trung tâm giáo dục QP&AN ĐHQG TP.HCM.
Chương 3: