Thiếu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trong việc QLCT sau xử lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ

2.3 Những khó khăn trong q trình quản lý chất thải y tế

2.3.2 Thiếu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trong việc QLCT sau xử lý

CTYT lây nhiễm sau khi được xử lý bằng thiết bị hấp đáp ứng quy định tại Quy chuẩn 55:2013/BTNMT được quản lý như đối với chất thải thông thường. Chất thải giải phẩu sau khi đươc xử lý phải được cắt, nghiền nhỏ trong trường hợp chôn lấp chung với chất thải khác tại bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. Chất thải trước khi nạp vào lò đốt CTRYT phải được kiểm sốt để khơng ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của lị đốt, tránh nạp các chất thải khơng có khả năng xử lý bằng lị đốt. Khơng được phép thiêu đốt chất thải phóng xạ; chất thải dễ nổ; chất thải có nhựa PVC; nước thải; chất thải có tính ăn mịn hoặc có chứa thủy ngân, chì, cadimi, các chất halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN

07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH. Tại các đơn vị khảo sát không sử dụng quy trình này, hiện tại trên thực tế các bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh Bình Thuận chưa làm được việc này vì các thiết bị hấp đã hư hỏng lâu và chưa được cấp mới. Luật có quy định nhưng vấn đề thực thi cần được nhà nước quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác QLCT theo đúng quy định. Không phải là các cơ sở không biết những quy định này, họ đã làm ngơ khơng thực hiện chúng vì muốn thực hiện đúng theo các quy chuẩn quy định địi hỏi rất nhiều chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, trong khi đó kinh phí cho việc thực hiện chung về vấn đề xử lý CTYT là rất nhỏ.

Quản lý nước thải: Nước thải phát sinh từ quá trình xử lý CTYT lây nhiễm

bằng thiết bị hấp (nếu có) chỉ được xả ra môi trường khi đạt QCVN

28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. Nước thải phát sinh từ quá trình vận hành hệ thống xử lý khí thải lị đốt CTRYT (nếu có) chỉ được xả ra môi trường khi đạt QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Trên thực tế một phần lớn bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh Bình Thuận chưa làm được việc này. Luật thì có quy định nhưng vấn đề thực thi lại khơng thực hiện được vì các thiết bị hấp đã hư hỏng lâu và khơng có hệ thống xử lý nước thải đối với nước thải chưa đạt quy chuẩn. Nước thải chưa đạt quy chuẩn mà được các cơ sở y tế xả trực tiếp vào cống chung của nước thải sinh hoạt. Nguyên

48

nhân chính là các CSYT khơng có kinh phí để làm việc này, nên chỉ trơng chờ vào nhà nước cấp kinh phí, cũng như việc QLCTsau xử lý cũng vậy. Mặc dù biết là luật có quy định về quản lý nước thải nhưng việc thực hiện tốt ở khâu này cũng cần chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải có yếu tố nguy hại riêng khi đạt tiêu chuẩn mới đưa vào cống thải sinh hoạt nhưng kinh phí khơng có thì khơng thể đầu tư. Vì vậy biện pháp của các cơ sở là cứ làm tới đâu hay tới đó. Có khả năng biết được tình hình thiếu kinh phí của các đơn vị, mặc dù hàng năm các đơn vị có thành lập đồn thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ 2 lần/năm về công tác QLCTYT nhưng khơng

có CSYT nào bị lập biên bản về vấn đề vi phạm.

Quản lý khí thải: Khí thải phát sinh từ quá trình xử lý CTYT lây nhiễm bằng thiết bị hấp (nếu có) chỉ được xả ra môi trường khi đạt QCVN 19:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Trên thực tế một phần lớn bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh Bình Thuận chưa quản lý khí thải theo đúng quy chuẩn vì các bệnh viện khơng lắp thiết bị quản lý khí thải và khí thải khói bụi trộn lẫn khơng khí bay khi chưa đạt quy chuẩn theo quy định.

Tro xỉ, bụi, bùn thải và các chất thải rắn khác phát sinh từ q trình vận hành lị đốt CTRYT phải được phân định, phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định. Luật thì có quy định nhưng vấn đề thực thi lại không thực hiện được. Trên thực tế, một phần lớn bệnh viện tuyến huyện tại Tỉnh Bình Thuận chưa làm được việc này vì các lị đốt đã hư hỏng lâu và sử dụng hố đốt tạm để đốt bao gồm CTNH và CTLN, một lượng tro,

xỉ của chúng khi có gió mạnh sẽ tự động bay trong không trung, hay trường hợp gặp mưa nó sẽ ngấm vào đất làm ảnh hưởng môi trường đất khu vực hố đốt. Để có phương án giảm thiểu, tái chế xử lý và chơn lấp thì cần một phần chi phí để xử lý nó. Do lượng thải này khơng lớn nên các CSYT không đặc biệt quan tâm và xem

như giai đoạn này giải quyết chỉ mang tính chất đối phó. Ngun nhân chính là các CSYT khơng có kinh phí để làm việc này.

Giám sát lò đốt CTRYT: Lò đốt CTRYT phải lắp các thiết bị giám sát tự động, liên tục để đo và ghi lại các thông số nhiệt độ trong các vùng đốt, nhiệt độ khí

49

thải sau hệ thống xử lý khí thải. Phải bố trí camera ghi hình hoặc cửa sổ quan sát trực tiếp để quan sát quá trình thiêu đốt chất thải trong vùng đốt sơ cấp với đường

kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 05cm. Việc giám sát môi trường định kỳ đối

với lò đốt CTRYT phải được thực hiện theo quy định hiện hành và yêu cầu của cơ quan cấp phép, nhưng dưới tần suất không dưới 03 tháng/lần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)