Cơ sở pháp lý quốc tế bảo hộ sáng chế dƣợc phẩm:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo quy định của Hiệp định TRIPS (Trang 41 - 44)

Bảo hộ quốc tế về SHTT nói chung và bảo hộ sáng chế dược phẩm nói riêng đã có một lịch sử phát triển lâu đờị ĐUQT đa phương đầu tiên về SHCN được ký kết từ năm 1883, về quyền tác giả được ký kết từ năm 1886. Các ĐƯQT song phương đa được ký kết từ trước đó. Cho đến nay đã có khoảng ba mươi ĐƯQT đa

34

phương quan trọng trong lĩnh vự SHTT đã được ký kết tạo nên một khung pháp lý quốc tế đầy đủ và hiệu quả cho việc bảo hộ quyền SHTT.

Các ĐƯQT đa phương về SHTT có thể chia thành bốn nhóm chính. Nhóm thứ nhất, các ĐƯQT về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Các ĐƯQT quan trọng trong lĩnh vực này bao gồm: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Cơng ước tồn cầu vè bản quyền; Công ước Rome về bảo hộ ngưởi biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng; Cơng ước về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm về tổ chức phát sóng; Cơng ước về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bản ghi âm của họ; Công ước về phổ biến các chương trình mang tín hiệu truyền qua vệ tinh; Cơng ước WIPO về quyền tác giả (WCT); Công ước của WIPO về người biểu diễn và người ghi âm (WPPT)…

Nhóm thứ 2, các ĐƯQT về SHCN trong đó bao gồm các ĐƯQT quy định về bảo hộ quyền SHCN chung như công ước Paris về SHCN và các ĐƯQT quy định về bảo hộ từng đối tượng của quyền SHCN như Hiệp định Madrid về ngăn chặn những chỉ dẫn giả, hoặc làm nhầm lẫn xuất sứ hàng hóa; Hiệp định Nairobi về bảo vệ ký hiệu Olympic; Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa (1994), Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa (2006); Hiệp ước Budapest về sự cơng nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent; Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp; Hiệp ước Luật sáng chế (PLT)…

Nhóm thứ ba, các ĐƯQT quy định về xác lập hoặc liên quan đến xác lập quyền SHCN như Hiệp ước hợp tác sáng chế (Hiệp ước PCT), Hiệp định Marid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Nghị định thư liên qua đến hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Cơng ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế nhãn hiệu, Thỏa ước Strabourg về phân loại quốc tế sáng chế…

Nhóm thứ tư, ĐƯQT quy đinh chung về các đối tượng SHTT như Hiệp định

TRIPS.

Bên cạnh các ĐƯQT đa phương, các ĐƯQT song phương và ĐƯQT mang tính khu vực về SHTT cũng được ký kết.

Trong số các ĐƯQT đa phương kể trên, bảo hộ sáng chế được quy định

35

được điều chỉnh trong tuyên bố DOHA và trong nghị thư sửa đổi Hiệp định TRIPS. Bên cạnh đó, Bảo hộ sáng chế cho còn được quy định trong các hiệp thương mại song phương, ví dụ Hiệp định thương mại giữa Hoa Kỳ - Việt Nam (năm 2000);

Hoa Kỳ - Jornon (năm 2001); Hoa Kỳ-Singapore (năm 2004), Hoa kỳ - Úc (năm 2005) và trong một số Hiệp định khu vực. Tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả chỉ giới hạn phân tích các quy định của các ĐƯQT đa phương và đặc biệt trong Hiệp định TRIPS, trong tuyên bố DOHA và trong nghị thư sửa đổi Hiệp định TRIPS về vấn đề bảo hộ sáng chế dược phẩm.

36

Chƣơng II

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo quy định của Hiệp định TRIPS (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)