Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 47)

2.7.1. Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

(a) Hệ thống Luật:

Luật kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010.

(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:

Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện một số điều khoản của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Thơng tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/08/2013 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; Chiến lược phát triển của Thị trường Bảo hiểm Việt Nam từ 2003- 2010, ban hành cùng với Quyết định 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 29/8/2003; Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

Thông tư 125/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Thông tư Liên tịch 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính; Bộ Cơng an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Quy định về tiếp cận thị trường

Các công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngồi có thể được cấp phép kinh doanh đầy đủ ở Việt Nam dưới hình thức 100% FOE hay JVE. Việc cấp phép sẽ do Thủ tướng phê duyệt, không phụ thuộc vào vốn đầu tư (cho dù trong Nghị định 108 có quy định việc thực hiện Luật Đầu tư, lĩnh vực bảo hiểm không nằm trong số các lĩnh vực do Thủ tướng phê duyệt).

Điều 6 của Nghị định 45 liệt kê các điều kiện mà cả các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi (FIE) và các doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm nước ngoài (FIBE) đều phải đáp ứng nếu muốn thành lập một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh ở Việt Nam. Đối với các FIE, các điều kiện đó là:

(a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm mà họ hoạt động kinh doanh ở Việt Nam;

(b) Tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký cấp phép, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi phải hoạt động hợp pháp trong ít nhất 10 năm theo các quy định của nước nơi đặt trụ sở chính;

(c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi phải có tổng tài khản tối thiểu là 2 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm năm trước khi nộp hồ sơ đăng ký cấp phép;

(d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi phải chưa có bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào đối với Luật Doanh nghiệp bảo hiểm hay các luật khác của nước nơi đặt trụ sở chính trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp tính đến năm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép.

Đối với các FIBE các điều kiện a) b) và d) cũng được áp dụng, các điều kiện trong điểm b) được thay thể bởi yêu cầu là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngồi

phải kinh doanh có lời trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp tính đến năm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép;

Các quy định trong nước

Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm, các hình thức kinh doanh bảo hiểm gồm có doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, liên kết và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Để được Bộ Tài chính cấp phép, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm (trong nước và có vốn đầu tư nước ngồi) phải: (1) trả đủ vốn điều lệ không kém hơn mức vốn điều lệ luật định (cụ thể là, tối thiểu 10 triệu đơ la Mỹ); (2) có đội ngũ nhân sự quản lý có chứng chỉ và kinh nghiệm; và (3) có kế hoạch hoạt động cho 5 năm đầu, trong đó là rõ những lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp mới. Phạm vi loại hình bảo hiểm được phép cung cấp được quy định chặt chẽ: Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể hoạt động trong lĩnh vực tái bảo hiểm ở nước ngồi với các cơng ty đáp ứng được các tỷ lệ tín dụng quốc tế; và các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể giữ lại khoản trách nhiệm pháp lý đối với mỗi rủi ro tối đa lên đến 10% giá trị tài sản của chủ bảo hiểm.

Cơ chế tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/3/2007. Điều 4 của Nghị định 46 quy định về vốn pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

(i) Kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: ba trăm tỷ đồng (300,000,000,000); (ii) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: sáu trăm tỷ đồng (600,000,000,000);

(iii) Mức vốn pháp lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: bốn tỷ đồng (4,000,000,000).

Những vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm được quy định tại Nghị định 118/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2003. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị phạt tới 30 triệu đồng đối với những vi phạm về giới hạn vốn đầu tư và những u cầu về khả năng thanh tốn và có thể bị phạt tới 70 triệu đồng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm không đảm bảo được khả năng thanh toán trong kinh doanh. Trong Thông tư 31/2004/TT-BTC “hướng dẫn việc triển khai Nghị định 118”, trong số các hoạt vi bị coi là “vi phạm hành chính trong cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm” có việc chấp nhận dịch vụ môi giới bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngồi khơng được cấp phép kinh doanh tại Việt Nam cung cấp.

Trong năm 2005, các quy định triển khai cần thiết nhằm cho phép thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm liên kết ở Việt Nam được ban hành trong Nghị định 18/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2005 hướng dẫn chi tiết đối với việc thành lập, tổ chức và vận hành doanh nghiệp bảo hiểm liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp được ban hành trong Thông tư 52/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/6/2005.

2.7.2. Dịch vụ Ngân hàng

(a) Hệ thống Luật:

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội; Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội.

(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:

Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động của cơng ty tài chính và cơng ty cho th tài chính; Thơng tư 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Quỹ bảo đảm an tồn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về việc thanh toán bằng tiền mặt; Nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/2/2006 về Tổ chức và hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng 100% vốn nước ngồi và các văn phịng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam; Thông tư số 03/2007/TT- NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2007; Quyết định 42/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 13/1/2003 Về chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

Theo Luật Đầu tư Việt Nam, có hiệu lực từ 1/7/2006, đầu tư vào lĩnh vực (rất rộng) "ngân hàng và tài chính" là "có điều kiện" (đầu tư trong nước vào lĩnh vực này cũng là “có điều kiện”). Do là một lĩnh vực “có điều kiện”, việc đầu tư vào lĩnh vực này cần phải trải qua các thủ tục đánh giá (chứ không chỉ đơn thuần là đăng ký đầu tư).

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có các quy định về tổ chức tín dụng nước ngoài, tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa :

“Tổ chức tín dụng nước ngồi là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Tổ chức tín dụng nước ngồi được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi.

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi là loại hình ngân hàng thương mại; cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty tài chính; cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngồi, khơng có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam”.

Quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng tại Điều 6

Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn.

Nghị định 22/2006/NĐ-CP, có hiệu lực từ 24/3/2006, quy định việc thành lập các FOB 100% của các ngân hàng nước ngoài (tối thiểu 50% vốn điều lệ) và các tổ chức nước ngoài khác. Nghị định 22/2006/NĐ-CP quy định mức trần 50% đối với tỷ lệ góp vốn của ngân hàng nước ngoài đối với một ngân hàng liên doanh(JVB), đồng thời cũng quy định một số ngoại lệ đối với quy định này sẽ do Thủ tướng quyết định. Chỉ các ngân hàng trong nước (không phải các tổ chức phi ngân hàng trong nước) - được phép hợp tác với các ngân hàng nước ngồi trong các JVB.

Thơng tư hướng dẫn triển khai một số quy định của Nghị định 22/2006/NĐ-CP quy định về thủ tục, các điều kiện và yêu cầu cấp phép cũng như nội dung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngồi, hoặc giấy phép mở văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi.

Ngồi ra, Thơng tư cũng quy định về việc gia hạn hiệu lực, phí giấy phép và phí gia hạn hiệu lực, việc đăng ký và bắt đầu hiệu lực, cũng như nhiều quy định khác trong thời gian hiệu lực các ngân hàng nước ngoài (đổi tên, địa chỉ chi nhánh, giải tán và chấm dứt hoạt động, góp vốn và mua cổ phần) và cơ cấu tổ chức (Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, v.v..).

Các quy định về cấp phép

Thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức tín dụng nước ngồi thuộc về Ngân hàng Nhà nước. Theo Nghị định 22/2006/NĐ-CP, để được cấp phép mở một Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (FBB), ngân hàng nước ngồi mẹ phải có tổng tài sản ít nhất là 20 tỷ đơ la Mỹ vào năm trước thời điểm xin cấp phép; Để mở một JVB 100% vốn nước ngồi, ngân hàng nước ngồi mẹ phải có tổng tài sản ít nhất là 10 tỷ đơ la Mỹ. Ngân hàng nước ngoài mẹ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khác: (a) khơng có vi phạm nghiêm trọng nào đối với các quy định về ngân hàng tại nước đặt trụ sở trong 3 năm gần nhất; (b) có kinh nghiệm hoạt động quốc tế và được một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế xếp ở thứ hạng tốt; (c) đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng quốc tế về mức một toàn vốn tối thiểu và các chỉ số một toàn khác; (d) hoạt động của ngân hàng mẹ phải được giám sát bởi một cơ quan điều tiết giám sát có thẩm quyền của nước đặt trụ sở, đồng thời có cam kết với hợp tác với Ngân hàng Nhà nước về các hoạt động quản lý và giám sát. Các điều kiện cụ thể khác sẽ được áp dụng đối với từng hình thức của tổ chức tín dụng nước ngồi ở Việt Nam. Thời hạn tối đa đối với giấy phép hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là 99 năm.

Thời hạn đối với giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện được cho phép kéo dài bằng thời gian hoạt động của ngân hàng mẹ (trước kia là 5 năm nhưng có thể gia hạn). Nghị định 22/2007/NĐ-CP dường như cho phép các FBB lắp đặt các máy thu ngân tự động tại nhiều địa điểm chứ không giới hạn ở văn phòng làm việc nhưng vấn đề này vẫn cần phải được làm rõ trong văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 22 quy định các điều kiện, hồ sơ đơn và các thủ tục cấp phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hoặc giấy phép mở văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi.

Quy định trong nước

Các quy định vềyêu cầu giám sát và thận trọng

Các nghĩa vụ về dự trữ bắt buộc liên quan đến tiền gửi bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (cũng lãi suất các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng) sẽ do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh.

Việt Nam hiện chưa tham gia Hiệp ước Basel 1998 - được coi là bản cam kết của các cơ quan tài chính của một số quốc gia nhằm đặt ra yêu cầu về vốn tối thiểu đối với các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế. Ngân hàng Nhà nước chưa hề có ý định chính thức về việc thơng qua các điều khoản của Basel II - cơ chế mới nhằm cập nhật những yêu cầu đủ về vốn của Basel I và hiện đang nằm ở dạng dự thảo (dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2007).

Các quy định về tỷ lệ một toàn vốn tối thiểu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nằm trong Thơng tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)