Dịch vụ nghe nhìn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 40 - 41)

2.2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ thông

2.2.3. Dịch vụ nghe nhìn

Trong lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn, Điều 29, Đoạn 1 của Luật Đầu tư (2006) nêu rõ các hoạt động đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực “văn hóa, thơng tin, báo chí và xuất bản” (bao gồm các dịch vụ nghe nhìn) là “có điều kiện”, do đó phải “thẩm định” chứ không chỉ “đăng ký”. Việc phê chuẩn các dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) trong lĩnh vực điện ảnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng cấp phép cho dự án đầu tư được phê chuẩn. Tiêu chuẩn phê chuẩn và các thủ tục cấp phép tại thời điểm lập báo cáo chưa được quy định, do đó chưa thể đánh giá có tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam trong hiệp định GATS hay không. Tuy nhiên, cả Luật Đầu tư (Điều 5, Đoạn 3) và Luật Điện ảnh (Điều 3, Đoạn 2) quy định về tổ chức, thực hiện và hoạt động điện ảnh đều có một điều khoản chung nêu rõ: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”, nhằm đảm bảo tương thích với các Hiệp định WTO.

Luật Điện ảnh (có hiệu lực từ 1/2007) được xây dựng với mục đích thay thế Nghị định về Điện ảnh (1995). Theo Luật Điện ảnh, các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hạn chế ở phát hành và chiếu phim (không được sản xuất). Luật cũng quy định chặt chẽ về nội dung (bao gồm cân đối giữa nội dung Việt Nam và nội dung nước ngoài), hạn chế về xuất/nhập khẩu các sản phẩm điện ảnh.

Sự thống nhất giữa luật, quy định và biện pháp của Việt Nam với hiệp định GATS:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)