CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1.3. Thực hành báo cáo ADRcủa cán bộ y tế
Trong 1333 cán bộ y tế được phỏng vấn, có 80,9% người trả lời đã từng gặp ADR, tuy nhiên chỉ có 57,0% đã làm báo cáo. Kết quả tương tự với tỷ lệ tương ứng
ở bệnh viện Quảng Ninh: 85,93% và 66,58% [10]. Tại Nepal, tỷ lệ này là 20,1% cán bộ trả lời đã báo cáo trong số 74,8% người đã từng gặp ADR trên bệnh nhân. Theo kết quả nghiên cứu của Hasford, 87,4% bác sĩ thừa nhận chưa từng làm báo cáo [27]. Tại các quốc gia có hệ thống Cảnh giác Dược phát triển như Anh, Pháp, Đan Mạch và Thụy Điển, tỷ lệ trả lời đã từng làm báo cáo ADR khoảng 60-70% [13], [18]. So với các nghiên cứu trước đó, tỷ lệ báo cáo theo trả lời của cán bộ y tế tại năm bệnh viện vẫn ở mức cao, tuy nhiên, số lượng báo cáo trên thực tế phải căn cứ vào dữ liệu báo cáo gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia, số lượng này có lẽ cịn thấp hơn rất nhiều. Điều đặc biệt là đối tượng báo cáo ở bệnh viện Thanh Hóa 100% là dược sĩ,
tuy nhiên tỷ lệ bác sĩ và điều dưỡng trả lời đã báo cáo của đơn vị này không khác nhiều so với các đơn vị khác. Khi tiến hành thảo luận nhóm, một số cán bộ y tế cho biết bản thân sau khi xử trí bệnh nhân có báo cáo trong giao ban, những trường hợp nặng thì gọi Dược xuống. Như vậy, cán bộ y tế có thể quan niệm báo cáo phản ứng có hại của thuốc cịn nhiều hình thức khác ngồi báo cáo theo mẫu quy định của Bộ Y tế như giao ban khoa hay báo cáo cho khoa Dược.
Về thời điểm báo cáo, 62,6% cán bộ y tế đã báo cáo ngay khi xuất hiện ADR. Tỷ lệ cán bộ y tế báo cáo khi nào thuận tiện, có thời gian chỉ chiếm 3,8%, thấp hơn rất nhiều so với một nghiên cứu tại Quảng Ninh trước đó (30,94%). Về nơi cán bộ y tế đã gửi báo cáo ADR, 97,5% cán bộ y tế đã gửi báo cáo tới đơn vị Thơng tin thuốc/phịng Kế hoạch tổng hợp hoặc khoa Dược và chỉ có 23,6% người trả lời đã gửi tới Trung tâm DI & ADR Quốc gia, trong đó tỷ lệ dược sĩ cao hơn (73,7%) do khoa Dược là đầu mối thu nhận báo cáo của bệnh viện để gửi cho Trung tâm, tương tự như kết quả nghiên cứu tại mười bệnh viện ở Việt Nam [1].