8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
a. Các hạn chế còn tồn tại
Trong những năm gần đây chi nhánh đã có những bước đi phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế, từng bước khẳng định vai trị của mình trong cơng cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh những kết quả cần phát huy, Vietcombank Đắk Lắk còn một số hạn chế cần khắc phục để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp:
Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh tăng đều qua các năm nhưng cịn ít chưa xứng với tiềm năng của chi nhánh cũng như số lượng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tình. Ngun nhân chính là do chi nhánh chưa thực hiện tốt chính sách khách hàng đồng thời chưa chủ động quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng. Bên cạnh đó chính sách lãi suất vay chưa thật sự ưu đãi và cạnh tranh với các Ngân hàng bạn.
dư nợ cho vay của chi nhánh và đây cũng chính là nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, trong đó thương mại dịch vụ và ngành xây dựng, công nghiệp khai thác chế biên chiếm trên 80% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, những doanh nghiệp thuộc ngành này phụ thuộc phần lớn vào thị trường xuất khẩu, tình hình kinh tế trong nước và thế giới nên gặp rất nhiều rủi ro. Khi thị trường thế giới biến động, nó tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rủi ro này nhiều khi cả doanh nghiệp và ngân hàng khơng thể lường hết được, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo cao trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp trên 95%. Tài sản đảm bảo vẫn được xem là một điều kiện quan trọng trong thủ tục cho vay của chi nhánh. Điều này sẽ hạn chế đến khả năng vay vốn của một số doanh nghiệp vì nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả nhưng khơng đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo của ngân hàng.
Doanh nghiệp trên địa bàn đa phần là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa vì vậy báo cáo tài chính chưa minh bạch, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng, tính chủ động nguồn vốn của chủ doanh nghiệp không cao nên gặp rất nhiều rủi ro nếu có sự tác động bên ngồi đế doanh nghiệp, dẫn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng bị ảnh hưởng lớn.
Cơ cấu tài sản bảo đảm giữa các khối khách hàng còn chưa tương xứng, chủ yếu tài sản bảo đảm là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hầu hết khơng có tài sản bảo đảm hoặc không đủ tài sản bảo đảm. Bất cân đối giữa có Doanh nghiệp đầy đủ tài sản bảo đảm, bảo đảm cho 100% dư nợ, nhưng có Doanh nghiệp có mức dư nợ có bảo đảm tài sản thấp, thậm chí cịn khơng có tài sản bảo đảm.
cịn hạn chế dẫn đến nhiều rủi ro về mặt đạo đức.
Các sản phẩm cho vay doanh nghiệp cịn chưa đa dạng, chưa có những sản phẩm mang tinh chất đặc thù của địa bàn,chưa đưa ra được các sản phẩm mới, công tác bán chéo sản phẩm còn chưa thật tốt để giúp mở rộng khách hàng.
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
+ Các nhân tố thuộc về ngân hàng Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng hiện tại và từ trước đến nay của Vietcombank ĐắkLắk chỉ đơn thuần là quy trình thực hiện các trình tự để cấp tín dụng cho khách hàng, mà chưa quan tâm đến chiến lược marketing đối với khách hàng, do đó chất lượng khách hàng khơng cao, khơng tìm kiếm và chiểm lĩnh những khách hàng chất lượng, ngoài việc dẫn đến rủi ro về cho vay cao, mà cịn khơng phối hợp để phát triển đồng bộ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Năng lực của ngân hàng trong cơng tác phân tích cho vay
Năng lực của ngân hàng trong cơng tác phân tích cho vay cịn nhiều hạn chế như báo cáo thẩm định sơ sài, không thẩm định đầy đủ các nội dung về pháp lý dự án, tình hình quan hệ với các TCTD, tài sản đảm bảo tiền vay, nội dung phân tích chưa đầy đủ, chưa đánh giá hết thực trạng và hiệu quả, tính khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hướng dẫn kỹ năng và phương pháp thẩm định dự án đối với doanh nghiệp của Vietcombank ĐắkLắk, xét tổng thể cũng chưa thật sự hồn thiện, cịn một số vấn đề về tình hình tài chính doanh nghiệp khá quan trọng nhưng chưa được Vietcombank ĐắkLắk quan tâm phân tích, chẳng hạn như: phân tích lưu chuyển tiền tệ, chưa đánh giá hết được thực trạng hoạt động và tương lai của doanh nghiệp; cán bộ thẩm định thường chấp nhận BCTC do
doanh nghiệp gửi đến, mà không xem xét và không tái lập và thẩm tra lại BCTC của doanh nghiệp xem tính chính xác và trung thực của BCTC…Nhìn chung đây là nhân tố cịn hơi yếu kém, dần đến sự kém hiệu quả trong công tác cho vay doanh nghiệp.
Hoạt động Marketing ngân hang
Vietcombank là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam về thương hiệu, lịch sử hoạt động, quy mô vốn, tài sản, nhân sự..Nhưng xét về hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu thì Vietcombank ĐắkLắk vẫn chưa tốt, trong khi các NTHM khác đầu tư cho hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu rất nhiều, rất công phu trên nhiều phương diện khác nhau từ các phương diện thông tin đại chúng đến hội thảo, giới thiệu SPDV, tài trợ sự kiện…cùng với đội ngũ chuyên trách về hoạt động này. Trong khi đó, đến năm 2011 Vietcombank ĐắkLắk mới có chủ trương thành lập bộ phận marketing để làm công tác này, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này cũng còn nhiều hạn chế, thể hiện qua việc kiêm nhiệm nhiệm vụ. Đặc biệt hoạt động marketing về hoạch định chiến lược khách hàng, phân khúc thị trường, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm… trong lĩnh vực tín dụng hầu như khơng có.
Ngun nhân khách quan
+ Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Do hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đa phần theo kiểu gia đình, tự phát nên năng lực kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, cùng với công nghệ lạc hậu, hoặc cố tình lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích…dẫn đến kinh doanh khó khăn, mất thanh khoản dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay ngân hàng,
Đây chính là điểm cốt lõi của doanh nghiệp, tác động đến việc vận dụng và phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá sức mạnh của các nguồn lực tài chính trong hoạt động kinh doanh yếu kém. Đây chính là vấn đề lo ngại của ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp, đồng thời nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng vốn cho vay ngân hàng có hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng.
Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp
Qua số liệu thống kê từ NHNN ĐắkLắk cho thấy các NHTM chỉ đáp ứng tối đa từ 50%-60% nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng doanh nghiệp qua các năm, cho thấy doanh nghiệp có rất nhiều tiềm năng để mở rộng quy mơ cho vay của ngân hàng.
Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
Đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh ĐắkLắk đều chưa có được thương hiệu và uy tín, cho nên cũng khơng e ngại phải mất uy tín và mất thương hiệu, cùng với sự dễ dãi và thiếu đồng bộ của cơ quan chức năng trong việc thành lập và giải thể doanh nghiệp. cho nên khi rơi vào hồn cảnh khó khăn các doanh nghiệp làm ăn kiểu chụp giựt, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi doanh nghiệp liên tục. Đây là một bất lợi cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Doanh nghiệp không hiểu về quy chế cho vay của ngân hàng
Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận vốn vay ngân hàng đó là việc lập các báo cáo liên quan đến hồ sơ vay vốn và nắm được các thủ tục và các quy định của ngân hàng về việc vay vốn. Ngồi ra do trình độ của chủ doanh nghiệp còn hạn chế nên việc hiểu biết và thực hiện các thủ tục về vay vốn ngân hàng là không dễ dàng.
Năng lực tài chính yếu kém và thiếu vốn ln luôn là vấn đề nan giải cho doanh nghiệp. Kết quả thống kê từ NHNN ĐắkLắk cho thấy trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm gần 50%, trong khi đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm khoản 1/3, còn lại là từ các nguồn vốn chiếm dụng khác. Năng lực tài chính yếu kém, vốn tự có thấp và ln trong tình trạng thiếu vốn và dựa q nhiều vào các nguồn vốn ngồi vốn tự có làm cho doanh nghiệp hoạt động không ổn định, không mở rộng được quy mô, nguồn vốn quá nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không đảm bảo được các hệ số đảm bảo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. Đây là vòng luẩn quẩn của doanh nghiệp.
Việc thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán chưa tốt
Hơn 80% doanh nghiệp khơng qua kiểm tốn và khơng xác nhận báo cáo tài chính của cơ quan chức năng nên độ tin cậy về tình hình tài chính doanh nghiệp thấp, bên cạnh đó đa phần các doanh nghiệp sử dụng 03 hệ thống báo cáo tài chính khác nhau, 01 báo cáo tài chính dùng cho cơ quan thuế với tình hình tài chính thấp, hiệu quả kinh doanh kém để né thuế, và 01 báo cáo tài chính được lập để vay vốn ngân hàng với tình hình tài chính tốt, hiệu quả kinh doanh cao, và 01 hệ thống báo cáo tài chính dành riêng cho chủ doanh nghiệp, điều đó gây khó khăn nhiều cho ngân hàng trong việc xác định tính trung thực và chính xác của báo cáo tài chính.
Hạn chế về tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo cũng là một vấn đề khó khăn lớn đối với doanh nghiệp khi chỉ có một số ít doanh nghiệp dùng chính tài sản của họ để đảm bảo tiền vay và có chủ yếu là dùng tài sản đảm bảo từ bên thứ ba, phần cịn lại lài khơng có tài sản đảm bảo. Như vậy tài sản đảm bảo là một trong những vướng mắc lớn khi doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Kế hoạch kinh doanh là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng do cách thức kinh doanh và trình độ hạn hẹp, cùng với tầm nhìn hạn chế mà đa phần doanh nghiệp khơng có được phương án kinh doanh bài bản và đủ sức thuyết phục không chỉ với ngân hàng và với cả bản thân doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cũng khơng thể ứng phó được với những biến cố xảy ra tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nhân tố khách quan khác Mơi trường kinh tế
Trong những năm vừa qua (2012-2014) tình hình kinh tế trong và ngồi nước gặp nhiều khó khăn đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của cả NHTM và doanh nghiệp, đặc biệt từ năm 2012-2013, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, hàng tồn kho ứ đọng, doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng…dẫn đến nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, cùng với việc chất lượng cho vay của ngân hàng sụt giảm do tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, nợ vay khó thu hồi làm cho ngân hàng e dè và thận trọng hơn trong việc cho khách hàng vay vốn, từ đó ảnh hưởng đến sự suy giảm về quy mô vay vốn của ngân hàng.
Môi trường pháp lý
Cơ quan chức năng rất dễ dãi trong việc cấp phép, phá sản cũng như kiểm tra thuế cũng như các hoạt động của doanh nghiệp điều này gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng cho vay và thu hồi vốn vay.
Quy trình về khởi kiện, thi hành án tài sản để thu hồi vốn vay kéo dài, qua rất nhiều thủ tục và công đoạn, nhưng việc thành công trong khởi kiện và thanh lý tài sản của Ngân hàng vẫn chưa cao.
luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng năm 1997, và sửa đổi năm 2010 đã góp phần đáng kể trong việc hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay vẫn cịn thiếu và chưa hồn chỉnh. Việc các nguồn luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau là do việc ban hành và quản lý luật pháp của nhà nước và các bộ ngành liên quan chưa thống nhất và chặt chẽ, khiến cho các ngân hàng và doanh nghiệp còn lúng túng khi thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, người viết đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng tại Vietcombank Đắk Lắk về các nội dung sau:
Một là giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đắk Lắk.
Hai là phân tích, đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh trong khoảng thời gian năm năm từ năm 2012 đến 2014 từ đó xác định được những tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp thiết thực nhằm tăng trưởng cho vay và kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp.
Trong chương cuối của luận văn, trên cơ sở kết quả phân tích hiện trạng ở Chương 2 kết hợp với cơ sở lý luận tại Chuơng 1; xuất phát từ chiến lược hoạt động của Vietcombank và định hướng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Đắk Lắk, người viết sẽ đề xuất các giải pháp để phát triển cho vay đồng thời kiểm soát được rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Đắk Lắk. Đồng thời, người viết cũng sẽ đề xuất một số kiến nghị với ngân hàng cấp trên để tạo thêm điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc thực thi hệ thống giải pháp này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG CHO VAY Đ NG THỜI KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI
VIETCOMBANK ĐẮKLẮK 3.1. CƠ SỞ LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Chiến lược hoạt động của Vietcombank
Về công tác huy động vốn
Huy động tối đa các nguồn vốn từ các chủ thể trong địa bàn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng theo hướng tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Bằng cách đa dạng hóa các phương thức và hình thức huy động vốn bằng VNĐ lẫn ngoại tệ dựa trên chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao, mở rộng phát triển mạng lưới, duy trì việc đánh giá phân loại khách hàng tiền gửi để có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
Hoạt động tín dụng
Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, nhất và vốn trung và dài hạn. Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phương châm quan điểm chủ đạo đối với hoạt động kinh doanh là “Tăng tốc, An toàn, Hiệu quả, Chất lượng”. Xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý đồng thời đa dạng hố hoạt động tín dụng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo đảm tín dụng. Giảm dần việc tập trung vốn lớn vào một số doanh nghiệp và có chính sách phù hợp để phịng ngừa rủi ro tín dụng.
Đối với dịch vụ thanh tốn
Tập trung hiện đại hóa hạ tầng cơng nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh tốn ngân hàng đảm bảo an tồn và tin cậy. Nâng cao các tiện ích thanh tốn