Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phong trào toàn dân đoàn kết (Trang 28 - 36)

KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ " TRÊN ĐỊA BAÌN TAM KỲ SAU 5 NĂM THỰC HIỆN (2000 - 2004)

1. Ưu điểm:

Có thể nói trong những năm qua, việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cùng với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư do UBMTTQVN Thị xã Tam Kỳ phát động đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt năm 2001 trở lại đây có những chuyển biễn rõ nét, là năm đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng. Nhiều thôn, khối phố là lá cờ đầu của phong trào ở địa phương: khối phố 3,5 Phước Hoà, thôn Ngọc Bích xã Tam Ngọc, khối phố 3, 4 An Sơn, khối phố 1,2 An Mỹ... góp phần động viên nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.

Với sự nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng đời sống văn hoá của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự quan tâm phối hợp của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo từ Thị xã Tam Kỳ đến cơ sở nên công tác vận đông quần chúng nhân dân xây dựng đời sống văn hoá của Thị xã Tam Kỳ khắc phục những khó khăn, tập trung chỉ đạo phong trào ngày càng phát triển. Qua phong trào đã tạo được nhận thức và việc chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước được nâng lên, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát triển, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng thôn, khối phố văn hoá, xã, phường văn hoá.

Công tác xây dựng các thiết chế văn hoá từ xã, phường đến thôn, khối phố, tổ đoàn kết được sự hỗ trợ của UBND Thị xã Tam Kỳ, các xã, phường cùng với việc vận động nhân dân đóng góp đã từng bước xã hội hoá công tác xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở, tạo động lực quan trọng trong việc phát huy vai trò của nhân dân với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá.

Phong trào xây dựng giao thông nông thôn, kiệt hẻm nội thị phát triển, nhiều thôn, khối phố đã huy động hàng ngàn ngày công làm giao thông, góp phần làm cho bộ mặt Thị xã ngày cảng được chỉnh trang, đường làng ngõ phố khang trang sạch đẹp.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong các thôn, khối phố được nâng cao, kinh tế phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, các công trình phúc lợi được chú ý. Việc học hành nâng cao dân trí được nhân dân quan tâm. Tình làng nghĩa xóm được vun đắp, phát huy.

Nhận thức của nhân dân về xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ngày càng được nâng cao. Nhân dân đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân, thực hiện đúng quy ước nông thôn, khối phố văn hoá, bảo vệ cảnh quan môi trường, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức xây dựng giao thông nông thôn, quỹ ngày vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học... Giữ gìn, phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.

Các tổ chức đoàn thể tại các thôn, khối phố hoatû động có hiệu quả. Nhiêud Chi bộ thôn, khối phố đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Nhiều thôn, khối phố đăng ký và thực hiện tốt mô hình thôn, khối phố không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Phát huy tốt truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Đồng thời kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn mại dâm, ma tuý và phối hợp với ngành chức năng có liên quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội. Các hiện tượng say sưa quậy phá, mê tín dị đoan giảm đáng kể.

Công tác vệ sinh môi trường được chú trọng, nhân dân đã tiến hành xây dựng công trình hố xí hợp vệ sinh ở từng hộ gia đình, đồng thời thường xuyên dọn vệ sinh khu vực nhà mình, đường làng ngõ phố sạch đẹp.

Có kế hoạch tu bổ các di tích, nhà bia tưởng niệm trên địa bàn. Đồng thời khôi phục các loại hình văn hoá truyền thống ở địa phương.

Những kết quả đạt được trong 5 năm qua, ngoài sự quan tâm chỉ đạo tích cực của UBND Thị xã Tam Kỳ, chính quyền các địa phương, sự làm việc nhiệt tình, tâm huyết của Ban vận động xây dựng thôn, khối phố văn hoá, vai trò quan trọng trong thực hiện phong trào phải kể đến đó là công tác xây dựng gia đình văn hoá của toàn dân trên địa bàn.

2. Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá còn có những hạn chế cần khắc phục.

- Chất lượng hoatû động của một số thôn, khối phố đạt thấp, còn chạy theo hình thức, nặng về thành tích, hiệu quả xã hội chưa cao, chưa đảm bảo được các tiêu chí đã đề ra như: vệ sinh môi trường chưa được chú trọng, nhiều nơi, nhân dân chưa nhận thức được công tác vệ sinh môi trường có tác động không nhỏ đến đời sống, sức khoẻ. Chỉ tiêu về xây dựng các công trình vệ sinh vẫn đạt thấp, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra nhất là các vùng nông thôn như: Tam Thăng, Tam Phú, Tam Thanh...

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về chính sách dân số còn lệch lạc, cho nên việc sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn có chiều hướng gia tăng, trong đó có cả đội ngũ cán bộ, đảng viên.

- Các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa thiếu lành mạnh có chiều hướng phát sinh nhiều biến tướng, thủ đoạn tinh vi phức tạp tiểm ẩn trong các hoạt động, dịch vụ karaoke, internet, cắt tóc nam, càphê đèn mờ...

Việc trùng tu tôn tạo cá di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn chậm được triển khai. Nhiều di tích nằm trên địa bàn thôn, khối phố thiếu sự quan tâm, quản lý, tôn tạo, gìn giữ ở một số địa phương.

Một số xã, phường trong thờ gian qua hàng năm chưa tiến hành tổng kết công tác xây dựng đời sống văn hóa. Ban Chỉ đạo không được củng cố, bổ sung, chưa xây dựng cụ thể chương trình hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt độngcủa phong trào. Đội ngũ cán bộ làm công tác VHTT xã, phường ít được đào tạo, bồi dưỡng, thường xuyên thay đổi, nên không có điều kiện và thời gian đầu tư sâu công tác chuyên ngành. Trong khi đó, phong trào ngày càng phát triển đòi hỏi khả năng vận động quần chúng, phương pháp phối hợp, tính tổ chức và tính kế hoạch ngày càng cao.

Việc xây dựng các quy ước, đề án xây dựng thôn, khối phố văn hóa và quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, rập khuôn, chưa mang tính đặc thù của địa phương. Một vài nơi việc biên soạn lấy ý kiến trong nhân dân thông qua các cơ quan chức năng trình cấp thẩm quyền phê duyệt chưa chặt chẽ, thiếu tính khả

thi. Vì vậy, chất lượng một số thôn, khối phố văn hóa chưa cao. Có thôn tổ chức lễ phát động từ năm 1999 đến nay vẫn chưa được công nhận thôn văn hóa. Đề nghị Ban Chỉ đạo các địa phương cần quan tâm xây dựng đạt thôn vh đạt thôn văn hóa trong thời gian đến.

Việc phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo từ Thị xã đến cơ sở chưa chặt chẽ, có lúc có nơi thiếu quan tâm, chỉ đạo, có trường hợp chỉ có ngành VHTT cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo hoạt động.

Ý thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân trong việc thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chưa cao, nhiều nơi còn tổ chức rườm rà gây lãng phí, trong đó có cán bộ, đảng viên. Cần tiếp tục tuyên truyền để nâng cao ý thức trong cộng đồng nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị.

3. Bài học kinh nghiệm.

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế của phong trào, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

+ Sự tập trung lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, sự chỉ đạo quản lý của chính quyền, sự phối hợp tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, mặt trận các cấp về công tác xây dựng đời sống văn hóa là nhân tố có tính quyết định đến sự thành công của phong trào. Nơi nào có tổ chức Đảng vững mạnh, các tổ chức đoàn thể hoạt động đồng bộ thì ở đó công tác xây dựng gia đình văn hóa, tổ đoàn kết, thôn, khối phố văn hóa phát triển mạnh.

+ Thường xuyên củng cố, bổ sung Ban Chỉ đạo xã, phường, Ban vận động xây dựng thôn, khối phố xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời phối hợp với các tổ chức cơ sở để tìm ra những khó khăn và đề ra hướng khắc phục trong tổ chức thực hiện.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo gắn liền với kiểm tra.

Việc kiểm tra thường xuyên của Ban Chỉ đạo các cấp một mặt có tác dụng hướng dẫn về phương pháp, giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, mặt khác thông qua giúp Ban Chỉ đạo phát hiện những yếu kém kịp thời chấn chỉnh, đưa phong trào phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác để nhân rộng điển hình tiên tiến.

+ Công tác phối hợp giữa ngành VHTT, UBMTTQ và các ban ngành, đoàn thể từ Thị xã đến cơ sở phải được thực hiện một cách chặt chẽ và có hiệu quả.

+ Bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, dân tộc, cần chú ý tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ở địa phương.

CHƯƠNG III

"PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VAÌ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRAÌO TOAÌN DÂN ĐOAÌN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI

SỐNG

VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BAÌN TAM KỲ".

Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và đề án xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị thị xã Tam Kỳ đã được HĐND thị xã thông qua ngày 26/6/2002.

Ban Chỉ đạo phong tràoToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xây dựng phương hướng thực hiện phong trào trong thời gian đến như sau:

I. Phương hướng chung:

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện phong trào, nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khối phố văn hóa, tộc họ văn hóa, cơ quan văn hóa, xã, phường văn hóa gắn liền với việc xây dựng các khu dân cư tiên tiến, xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, chú ý xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thể thao ở cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và có ý thứctổ chức thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở một cách có hiệu quả. Quán triệt sâu sắc quan điểm “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kt - xã hội”

II. Chỉ tiêu cụ thể từ nay đến 2010.

- 100% xã, phường tổ chức lễ phát động xây dựng xã, phường văn hóa và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động.

- 100% thôn, khối phố xây dựng nhà sinh hoạt. - 92% thôn, khối phố được các cấp công nhận. - 50% xã, phường đạt xã, phường văn hóa. - 93% gia đình đạt gia đình văn hóa.

- 28% số người tập thể dục thường xuyên. 10,5% số gia đình tập thể dục. - 50% xã, phường xây dựng đủ thiết chế văn hóa.

- 100% xã, phường xây dựng khu vui chơi dành cho trẻ em.

- 100% cơ quan, đơn vị trường học đạt đơn vị cơ sở có đời sống văn hóa tốt.

- 11/13 số xã, phường có san bóng đá. 95% số thôn, khối phố có sân bóng chuyền.

- 95% khu dân cư được công nhận khu dân cư tiên tiến.

- 100% xã, phường trên địa bàn thị xã hoàn thành bê tông nông thôn, kiệt hẻm nội thị.

- 90% hộ gia đình sử dụng nhà tắm sạch, 95% sử dụng nguồn nước sạch, 98% hộ có hố xí hợp vệ sinh, 98% các chỉ tiêu sức khỏe đạt kế hoạch, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 10%.

- Giữ vững phổ cập đúng độ tuổi, phổ cập THCS và phấn đấu hoàn thành công tác phổ cập THPT. 100% các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia.

III. Một số nhiệm vụ cụ thể từ nay đến 2010.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khối phố văn hóa, cơ quan, công sở, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đạt cơ quan văn hóa, văn minh. Xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, coi trọng chất lượng và hiệu quả.

- Kiên quyết đấu tranh xoa bỏ các tệ nạn xã hội, các tập tục mê tín dị đoan trên địa bàn thị xã. Phấn đấu 100% thôn, khối phố không có người tham gia các tệ nạn xã hội.

- 95% đến 100% hộ gia đình hoàn thành việc xây dựng 3 công trình vệ sinh (buồng tắm, nước sạch và hố xí hợp vệ sinh)

- Quy hoạch dành quỹ đất thích hợp để xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao xã, phường: nhà văn há, sân bóng đá, bóng chuyền, khu vui chơi, nơi sinh hoạt cộng đồng.

- Tăng đầu tư cho hoạt động văn hóa, phấn đấu đến 2010 đảm bảo ít nhất 1.8% kinh phí tổng chi ngân sách chi cho hoạt động văn hóa. Đảm bảo kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa ở địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tôn tạo, trùng tu, quản lý các di tích lịch sử, di tích văn hóa cách mạng, khu sinh hoạt văn hóa... kết hợp nguồn kinh phí: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Coi trọng phong trào văn hóa - văn nghệ, thể thao quần chúng, có chính sách quan tâm để phong trào tiếp tục phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát động phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Kêu gọi mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao để tập luyện.

- Tập trung đào tạo, quy hoạch cán bộ ngành VHTT từ thị xã đến xã, phường. Phấn đấu đến năm 2008, 100% cán bộ làm công tác VHTT xã, phường qua đào tạo từ trung cấp quản lý văn hóa trở lên.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các thiết chế văn hóa.

IV. Những giải pháp tổ chức thực hiện.

1. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII). Trước hết chú trọng xây dựng nâng cao năng lực và phẩm chất con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá . đồng thời đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, thực hiện nghiêm Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sông văn minh trong việc cưới,

Một phần của tài liệu phong trào toàn dân đoàn kết (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w