1. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII). Trước hết chú trọng xây dựng nâng cao năng lực và phẩm chất con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá . đồng thời đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, thực hiện nghiêm Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
2. Tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Huy đông sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về phong trào, làm cho phong trào ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Xác định đây là cuộc vận động về văn hoá sâu rộng, bền bỉ và lâu dài, toàn dân thực hiện.
3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể. Các ngành, các cấp tiến hành tổ chức các hoatû động lồng ghép các phong trào với phong trào chung để kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội. Xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính. Tất cả cán bộ, đảng viên phải tiên phong trong việc thực hiện phong trào. Từng hộ gia đình, từng khu dân cư lấy tiêu chuẩn gia đình văn hoá hàng năm làm chỉ tiêu thi đua.
4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu lực của Ban Chỉ đạo các cấp. Lãnh đạo các ngành, đoàn thể, địa phương trong quá trình lãnh đạo triển khai thực hiện phong trào chung cũng như các phong trào cụ thể của từng ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo.
5. Tiếp tục khai thác và phát huy mọi hình thức, phương tiện tuyên truyền phong phú, vận động quần chúng tham gia phong trào. Làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và có hành vi thường xuyên thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh. Tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh trong xã hội.
6. Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn, khối phố, các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn Tam Kỳ giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, cảnh quan sạch đẹp. Nâng cao hệ thống thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra các hoatû động văn hoá và dịch vụ văn hoá, bài trừ một số tệ nạn xã hội.
7. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác VHTT-TT từ thị xã đến xã, phường có năng lực, trong sáng về đạo đức, tâm huyết để phục vụ lâu dài trên lĩnh vực văn hoá thông tin, thể thao. Tiếp tục đề nghị Sở VHTT Quảng Nam thường xuyên mỏ các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm đào tạo cán bộ chuyên trách công tác VHTT, có chính sách hỗ trợ cho đọi ngũ cán bộ ngành VHTT.
9. Đảy mạnh công tác thi đua - khen thưởng, sơ kết, tổng kết , rút kinh nghiệm. Hàng năm, UBND xã, phường và các ban ngành đoàn thể kịp thời xem xét hoặc đề nghị với cấp thẩm quyền có hình thức khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào.
10. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá từ thị xã đến xã, phường. Có kế hoạch quy hoạch tổng thể về xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao công trình công cộng... Quản lý tốt các dịch vụ văn hoá trên địa bàn, kịp thời xử lý chấn chỉnh những hoatû động văn hoá và dịch vụ văn hoá không lành mạnh. Có giải pháp cụ thể để xây dựng ý thức và hành vi thực hiện nếp sống văn hoá văn minh đô thị trên địa bàn thị xã nhằm thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Thành phố Tam Kỳ xanh - sạch - đẹp trong tương lai.
Nhiệm vụ xây dựng và phát triển phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ vừa cấp thiết, vừa lâu dài, liên tục. Do vậy đòi hỏi các ngành, các cấp cần tập trung cao độ, phát huy những mặt làm được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóatrên địa bàn Tam Kỳ đạt kết quả cao hơn trong thời gian đến.