Diễn biến & nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính (Trang 40 - 46)

II/ Cuộc Đạisuy thoái 1929 – 1933, khủng hoảng tài chín hở Mỹ 2007 2009

2.2/Diễn biến & nguyên nhân

2/ Khủng hoảng tài chín hở Mỹ 2007 – 2009

2.2/Diễn biến & nguyên nhân

- Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.

- 1/7/2008, Bank of America mua lại Countrywide Financials (một trong những tổ chức bán mortgage back ed securities lớn nhất).

- 11/7/2008, ngân hàng IndyMac bị đặt dưới quyền kiểm soát của Fed và sau đó tuyên bố phá sản.

- 8/9/2008, Freddie Mac and Fannie Mae bị quốc hữu hoá (với tổng tài sản hơn 5 ngàn tỷ USD).

- 15/ 9/2008, Lehman đệ đơn phá sản (tài sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ: 600 tỷ USD).

- 15/9/2008:Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group (AIG) - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 40

nó hơn 1 ngàn tỷ USD).

- 25/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

- 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ. - 10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 780 tỷ USD

Lý do là các tổ chức này mất khả năng thanhtoán. Sự vỡ nợ của một loạt tổ chức trong lĩnh vực tài chính, địa ốc làm một số lượng lớn nhân viên làm việc thuộc lĩnh vực này bị sa thải. Sự sụt giảm mạnh giá địa ốc, chứng khoán, làm tài sản của giới trung lưu - trụ cột của sức tiêu thụ của nền kinh tế Mỹ bị giảm mạnh, dẫn đến sự co thắt về tổng cầu tiêu dùng hàng hóa cao cấp và lâu bền như xe hơi, cũng như các dịch vụ giải trí. Điều này cũng làm các công ty xe hơi lớn như GM và một số lớn các nhà thầu phụ của chúng bị phá sản. Nhiều trung tâm giải trí lớn như Las vegas cũng vắng khách. Việc rất nhiều các công ty tài chính và phi tài chính bị phá sản làm tăng số người thất nghiệp, kéo theo sự co hẹp tổng cầu về tiêu dùng và đầu tư, diễn ra theo đường xoáy ốc đi xuống. Do Mỹ là trung tâm tài chính, thị trường tiêu thụ, và là con nợ lớn nhất thế giới; khủng hoảng tài chính và kinh tế của Mỹ đã lan nhanh ra các nền kinh tế khác, dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Như chúng ta đã thấy, một trong các hệ quả của đạo luật cho phép sự tự do hóa của hoạt động ngân hàng (Gramm-leach-Bliey) là sự xuất hiện các hình thức giao dịch phái sinh trên thị trường cho vay đầu tư bất động sản (subprime mortgage mark et). Cụ thể là quá trình chứng khoán hóa các khoản cho vay nợ trên thị trường (securitization), đi kèm với các hình thức mua bảo hiểm rủi ro (mortgage back ed securities).

Trong điều kiện cân bằng vĩ mô được duy trì, các dự án vay đầu tư vào bất động sản là khá an toàn, theo nghĩa, rủi ro bị vỡ nợ là nhỏ; khả năng vỡ nợ là biệt lập nhau (dự án này bị phá sản (default) không kéo theo dự án khác bị phá sản theo; có một số lượng lớn các dự án đang sinh lãi cao. Khi đó, ngân hàng và các công ty bảo hiểm không kỳ vọng có một số

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 41

lượng rất đông những người vay nợ sẽ bị vỡ nợ hàng loạt, trên quy mô lớn, và vào cùng một thời điểm. Trong điều kiện đó, hoạt động bảo hiểm là rất có lãi. Như đã nói, các công ty bảo hiểm (như AIG), có thể xác định được hầu như chính xác tỷ lệ trung bình số dự án bị vỡ nợ (và con số % bị “tai nạn” đó là nhỏ). Vì vậy, bảo hiểm cho việc mua các khoản vay nợ được chứng khoán hóa là một hình thức phái sinh rất có lãi, khi giá nhà đất đang có chiều hướng tăng ổn định. Mặt khác, về phía ngân hàng, việc bán ra các khoản cho vay được chứng khoán hóa (securitization) là một hình thức phái sinh khá “thông minh” để các tổ chức này đa dạng hóa gánh nặng rủi ro.

Điều mà các nhà kinh tế học thể chế như Stiglitz (2008), và cả những người theo chủ thuyết tự do, như Mc Kinnon (1991), muốn nhấn mạnh ở đây là: khi rủi ro mang tính hệ thống như vậy, với (i) sự giám sát tài chính lỏng lẻo; (ii) các tổ chức tài chính ngầm cho rằng Nhà nước đứng s au bảo hiểm cho mọi rủi ro, vì không thể để hàng loạt các tổ chức tài chính, công nghiệp cùng một lúc bị đổ vỡ. Khi đó, các tổ chức tài chính có thể thực hiện những hành vi trục lợi rất vô trách nhiệm (moral hazard in bank, theo cách nói của Kane, 1985). Ví dụ, ngân hàng có thể thực hiện hàng loạt các giao dịch cho vay rất mạo hiểm, có lúc lên tới 110% giá trị thị trường của tài sản nhà cửa, mà không cần thế chấp (Selten, 2008). Với sự bất ổn vĩ mô tạo nên rủi ro hệ thống (giống như rủi ro sắp xảy ra động đất lớn), việc cho vay ào ạt và đầy mạo hiểm sẽ đem lại lợi nhuận kếch sù cho ngân hàng nếu bong bóng bất động s ản vẫn tiếp tục tăng và các nhà tài phiệt bỏ lại đằng sau cho Chính phủ và xã hội gánh chịu tổn thất khổng lồ (nếu bong bóng vỡ;), với hàng loạt dự án bị vỡ nợ, giá trị tài sản bị suy sụp trên quy mô lớn và xảy ra cùng một lúc, như sau một cơn hỏa hoạn hay động đất lớn.

Tóm lại, tự do hóa tài chính (unregulated finance) luôn dẫn đến bong bóng. Bất ổn vĩ mô luôn gây ra rủi ro hệ thống. Khi hai yếu tố này tác động đồng thời, chúng làm xuất hiện sự may rủi trên quy mô lớn, luôn kích thích lòng tham và hành vi vô trách nhiệm của các tổ chức tài chính không bị giám sát (moral hazard in bank). Chính sự tham lam không bị kiểm soát đó là nguyên nhân chính về thể chế, đã đẩy nền kinh tế hùng mạnh như của Mỹ tới khủng hoảng.

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 42 2.3/ Hệ quả.

2.3.1/ Đối với Mỹ:

- Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm, trong vòng 8 tháng có 605.000 người lao động mất việc làm, đẩy tỉ lệ thất nghiệp từ 6,2% lên 9,7%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

- Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát. Các ngân hàng hàng đầu của Mỹ điêu đứng vì khủng hoảng, hoặc bị sáp nhập, hoặc bị mua lại, tùy thuộc vào Chính Phủ.

- Đồng USD xuống giá khoảng 20% so với đồng euro cũng trong vòng năm qua.

2.3.2/ Đối với thế giới:

Trong các nước phát triển, Đức và Nhật Bản là những nước mà GDP giảm mạnh nhất. Cả hai đều là những nền kinh tế hướng vào xuất khẩu và bị tác động tiêu cực nghiêm trọng. Nhiều thể chế tài chính của Đức tham gia vào thị trường tín dụng thứ cấp ở Hoa Kỳ khiến cho khu vực tài chính của Đức bị rối loạn. Tuy khu vực tài chính của Nhật Bản vẫn vững vàng,

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 43

nhưng việc có nhiều công ty Hoa Kỳ phát hành trái phiếu tại thị trường chứng khoán Tokyo đã khiến cho thị trường chứng khoán của Nhật Bản bị chao đảo và ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của các công ty Nhật Bản. Hậu quả là cả hai nước đều lâm vào suy thoái từ quý II năm 2008. Năm 2009, GDP của Đức giảm 6,2%; và dự báo sẽ còn giảm trong năm 2010. Còn GDP của Nhật Bản năm 2009 cũng giảm tới 6%. Thống kê cho thấy Nhật Bản đã bị giảm kim ngạch xuất khẩu và giảm sản lượng sản xuất ở mức kỷ lục. Những nước phát triển lớn khác bị giảm GDP là Anh, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Cả khu vực đồng euro nói chung giảm 4,8% trong năm 2009, phục hồi nhẹ vào năm 2010-2011 và trở lại suy thoái năm 2012.

Trong các nước OECD, chỉ có Hy Lạp, Hàn Quốc, Ba Lan, Slovaky là không bị rơi vào suy thoái kinh tế (theo cách xác định s uy thoái là hai quý liên tục tăng trưởng dưới 0), song vẫn bị suy giảm tốc độ tăng trưởng.

Các nước công nghiệp hóa mới châu Á đều là những nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu. Suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới đã làm GDP của các nước này đang từ chỗ tăng tới 5,1% trong năm 2007 giảm xuống chỉ còn tăng 1,5% trong năm 2008, giảm 5,2% trong năm 2009 Các nước và lãnh thổ lâm vào suy thoái là Hồng Kông và Singapore (từ quý IV năm 2008).

Ấn Độ, Brasil và Trung Quốc bị suy giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 nhưng đã nhanh chóng trở lại tăng trưởng nhanh trong năm 2009. Nga bị khủng hoảng tài chính trong năm 2008 với giá chứng khoán sụt giảm mạnh, đồng rúp mất giá, một số ngân hàng bị đổ vỡ. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính ở Nga là do những bất an từ phía các nhà đầu tư liên quan đến căng thẳng chính trị-quân s ự Nga-Georgia, liên quan đến việc giá dầu thế giới giảm mạnh, s ự chỉ trích của Thủ tướng Putin đối với tập đoàn Mechel. Kinh tế Nga lâm vào suy thoái từ đầu năm 2009.

Kết quả tăng trưởng kinh tế được xem là tốt so với các nước phát triển đã giúp cho BRIC có tiếng nói hơn trong G-20 Các nước này đều cố gắng đàm phán để tăng tỷ lệ phiếu bầu của mình ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các nước đang phát triển, những nước thuộc SNG bị tác động nghiêm trọng. Các nước này bị đồng thời nhiều cú sốc: những rối loạn tài chính khiến cho các nước này trở nên khó tiếp cận các nguồn tài chính nước ngoài (các nước này vốn đi vay nước ngoài nhiều để đầu tư phát triển kinh tế trong nước), nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của họ giảm do kinh tế các nước và các khu vực trên thế giới xấu đi, giá nguyên liệu-năng lượng giảm, kiều hối giảm do thu nhập của người lao động xuất khẩu của các nước này giảm. Các nước Belarus, Ukraine, Armenia đã phải xin IMF giúp đỡ tài chính. Thống kê của IMF cho thấy GDP của Ukraine năm 2009 giảm tới 8% và của Armenia giảm tới 5%. Các nước SNG khác có GDP giảm là Kazakhstan, Belarus và Mondova. Các nước còn lại tuy vẫn tăng được GDP nhưng với tốc độ không cao bằng thời gian trước.

Các nước đang phát triển châu Á hầu hết đều bị giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chi có nước còn tăng trưởng âm. Các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Việt Nam vốn có mức tăng trưởng trên dưới 6% trong các năm 2007 và 2008, sang năm 2009 chỉ còn tăng trưởng trên dưới 3%. Các nước Malaysia và Thái Lan tăng trưởng với tốc độ -3,0% và -3,5% trong năm 2009.

Các nền kinh tế Mỹ Latinh vốn có độ mở cao và phụ thuộc vào vốn nước ngoài và xuất khẩu nguyên liệu-năng lượng. Vì thế, các nước trong khu vực này bị suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ khác lớn. Mexico bị suy giảm nhiều nhất do nền kinh tế này gắn kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ. GDP của Mexico giảm tới 3,7% trong năm 2009. Những nước lớn khác có GDP giảm là Argentina, Ecuador và Venezuela.

Tất cả các nước ở Trung Đông đều bị suy giảm kinh tế. Những nước Trung Đông xuất khẩu nhiều dầu lửa là Ả Rập Saudi, UAE và Kuwait còn bị giảm GDP. Kinh tế Israel cũng bị giảm 1,7% trong năm 2009. Nền kinh tế này vốn phụ thuộc khá cao vào xuất khẩu trong khi kinh tế toàn cầu lại rơi vào suy thoái và suy giảm tăng trưởng.

Kinh tế các nước châu Phi gặp khó khăn chủ yếu do xuất khẩu của họ bị giảm (do lượng cầu thế giới giảm và do giá nguyên liệu-năng lượng giảm) và kiều hối bị giảm. Các nước Ghana, Kenya, Nigeria, Nam Phi và Tunisia bị giảm nguồn vốn nước ngoài (FDI và đầu tư gián tiếp). Angola, Guinea Xích đạo và Nigeria bị tác động mạnh bởi lượng dầu xuất khẩu và

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 45

giá dầu giảm. Tuy nhiên, kinh tế Côte d’Ivoire và Kenya không những không bị suy giảm mà lại còn tăng tốc.

III/ Biện pháp đối phó khủng hoảng

1/ Chính sách tiền tệ hỗ trợ:

Các Ngân hàng Trung ương phản ứng nhanh bằng việc cắt giảm lãi suất chưa từng có và các biện pháp bơm thanh khoản lớn cho thị trường để bảo đảm dòng tín dụng bình thường và khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng. Tất cả các Ngân hàng Trung ương đều triển khai nới lỏng chính sách tiền tệ và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản rộng rãi đối với các ngân hàng. Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng linh hoạt các thể thức tái cấp vốn, mở rộng phạm vi các loại tài sản cầm cố, áp dụng các kỳ hạn cho vay tới 6 tháng đến 1 năm.

2/ Chính sách tài khóa hỗ trợ:

Ở các nước phát triển, chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo trong việc kích thích kinh tế và đối phó với suy thoái kinh tế. Thâm hụt ngân s ách của các nước phát triển dự kiến tăng thêm khoảng 6% GDP. Chính sách tài khóa được nới lỏng hơn ở các nước phát triển phản ánh quy mô Chính phủ ở các nước này lớn hơn và vai trò to lớn của chính sách tài khóa trong việc bình ổn kinh tế thông qua các chi tiêu Chính phủ, thuế, chuyển giao (phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp) và các chương trình hỗ trợ, giải cứu tài chính.

3/ Hỗ trợ khu vực tài chính:

Bên cạnh những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương, Chính phủ cũng can thiệp mạnh vào hệ thống tài chính để giảm bớt quan ngại về sự đổ vỡ mang tính hệ thống và tái lập niềm tin.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính (Trang 40 - 46)