Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính (Trang 31 - 36)

II/ Cuộc Đạisuy thoái 1929 – 1933, khủng hoảng tài chín hở Mỹ 2007 2009

1/Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

Đại suy thoái 1929 – 1933 được bắt đầu sau một thời kỳ phát triển kinh tế cực thịnh, khi kinh tế thế giới đã vượt qua những hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Khủng hoảng kinh tế bắt đầu ở nước Mỹ với sự sụp đổ của hệ thống tài chính mà nền tảng là thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng trên toàn quốc gia. Nước Mỹ đã bất ngờ rơi vào tình trạng tồi tệ nhất về kinh tế mà hoàn toàn không có bất cứ một sự chuẩn bị nào, và phải mất 1 thời gian dài sau đó, nước Mỹ mới đưa ra được những chính sách hiệu quả không phải để đối phó với suy thoái mà khắc phục những hậu quả mà nó để lại.

Không lâu sau khi suy thoái diễn ra ở Mỹ, nó nhanh chóng lan sang châu Âu và

những khu vực còn lại trên thế giới mà trong đó ở châu Âu, tình trạng khủng hoảng lànghiêm trọng nhất. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và chínhtrị sau cuộc Đại chiến, vẫn còn rất nhiều vấn đề trong nội tại của từng quốc gia vànhững hệ quả mất cân bằng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, vừa trải qua mộtquá trình khó khăn trong công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng nền kinh tế, ổn địnhchính trị và trả nợ chiến tranh, và rất nhiều trong số đó phụ thuộc hay có mối quan hệmật thiết với nền kinh tế Mỹ. Các quốc gia châu Âu ở những mức độ khác nhau đềuchịu tác động mạnh và lâu dài của Đại suy thoái. Các quốc gia ở châu Á, châu Phi ởthời điểm này là những quốc gia thuộc địa của các nước phương Tây chịu tác độnglớn về kinh tế, bị bóc lột nặng nề và tác động đáng kể tới chính trị. Đại suy thoái diễn ra nhanh và bất ngờ, hầu như trước đó không ai có thể dự đoán được nó, và mãi cho tới sau khi Đại suy thoái kết thúc, người ta mới đi tìm lại những nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân được đặt ra để lý giải cho khủng hoảng ở mỗi nước nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chính: Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thị trường chứng khoán,

Chính sách tiền tệ và chế độ bản vị vàng. Cũng chính vì những diễn biến không lường trước

này, các quốc gia đã gặp rất nhiều khó khăn và hoàn toàn thiếu kinh nghiệm trong việc đưa ra các chính sách trong việc chống lại đạisuy thoái. Mỗi nước lại đưa ra những cách thức khác nhau chủ yếu trong việc khắc phục những hậu quả kinh tế và xã hội trầm trọng mà Đại suy thoái đem lại. Tiêu biểu nhất phải nói tới là Chính sách kinh tế xã hội mới của Tổng thống

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 31

Mỹ Rooservelt với nhiều điểm quan trọng cải tiến, và một số chính sách có giá trị cho tới ngày hôm nay.

1.1/ Nguyên nhân

- Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (Deft Deflation): Khi nợ bị đánh giá khó đòi, việc bán ra số lượng lớn với giá rẻ, làm cho tài sản nhìn chung lại càng mất giá, khiến các khoản nợ còn tồn lại càng giảm chất lượng (do tài sản thế chấp bị giảm giá). Vòng xoáy này như quả bóng tuyết càng ngày càng to, đẩy cả thị trường nợ và tài sản xuống, làm cho các thể chế tài chính và cá nhân trên thị trường vỡ nợ. Khi vỡ nợ nhiều quá, đẩy sản xuất và lợi nhuận xuống thấp, đầu tư đình trệ, việc làm mất và dẫn tới bẫy đói nghèo.

- Sự bất công bằng trong giàu nghèo và thu nhập: Sự bất công bằng trong giàu nghèo được Waddill Catchings và William Trufant Fos ter cho là nguyên nhân của Đại Khủng Hoảng. Sản xuất ra quá nhiều hơn khả năng mua của thị trường (vốn đa số là người nghèo). Lương tăng chậm hơn s o với mức tăng năng s uất, dẫn tới lợi nhuận cao, nhưng lợi nhuận lại bị rót vào thị trường chứng khoán, mà không phải đưa tới cho người tiêu dùng. Do thị trường chứng khoán tăng nhanh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, FED lại để mức lãi xuất cho vay rất thấp, làm đẩy mạnh đầu tư quá mức. Nền kinh tế tăng nóng trong một thập kỷ, đến mức khả năng sản xuất quá cao so với mức hiệu quả và so với mức cầu. Như vậy, nguyên nhân của khủng hoảng là do đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp nặng thay vì vào lương và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế tăng quá mức hiệu quả và lạm phát quá cao. - Cấu trúc thể chế tài chính: Các ngân hàng bị cho là quá rủi ro, khi dự trữ quá ít, đầu tư quá nhiều vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro. Khối nông nghiệp thì quá rủi ro khi giá đất tăng quá cao, hiệu suất nông nghiệp thấp, trong khi nông dân đi vay quá nhiều để sản xuất, khi lãi suất đột ngột tăng cao thì họ lâm vào phá sản vì không thể sản xuất để trả lãi vay cao. Một số nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân có thể là từ bẫy thanh khoản (khi các chính sách tiền tệ như giảm lãi suất và tăng cung tiền không thể thúc đẩy nền kinh tế).

- Chế độ bản vị Vàng: Để chống lạm phát, các nước sau Thế chiến thứ nhất áp dụng bản vị vàng (đồng tiền gắn chặt với một lượng vàng nhất định). Cú s ốc bắt đầu từ vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vì chế độ bản vị vàng mà khủng hoảng từ Mỹ lan rộng ra

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 32

Lượng cung tăng

Y P P1 Dư Thừa Đường cầu dịch chuy ển

khắp thế giới. Chính vì các chính phủ tiếp tục giữ chế độ bản vị vàng, họ không thể đưa ra các chính sách tiền tệ nới lỏng để chữa khủng hoảng. Những nước nào thoát khỏi bản vị vàng sớm chính là những nước khôi phục kinh tế sớm.

- Sụp đổ thương mại quốc tế: Do các nước châu Âu sau Thế chiến Thứ nhất nợ Mỹ nhiều, họ phải trả nợ hàng năm. Họ cũng xuất khẩu sang Mỹ để lấy ngoại hối trả nợ, đồng thời họ cũng nhập khẩu hàng từ Mỹ cho nhu cầu. Đến cuối thập kỷ 1920, nhu cầu nhập hàng Mỹ giảm do khủng hoảng và do thiếu tiền để trả nợ. Đồng thời khi hàng rào thuế quan của Mỹ tăng cao theo Luật Thuế quan Smoot–Hawley, xuất khẩu vào Mỹ giảm, dẫn tới các nước trên thế giới càng gặp khó khăn, thương mại quốc tế đình trệ càng làm cho khủng hoảng kinh tế năm 1930 thêm tồi tệ.

1.2/ Diễn biến

- Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.

- Ngày 24/10/1929, còn được gọi là ngày thứ năm đen tối tại Mĩ, sau đó nhanh chóng lan ra các nước châu Âu.Khủng hoảng đã gây nên một hậu quả nặng nề ở hầu hết các nước tư

AS

AD Y1

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 33

bản, nhất là tại Mĩ: Hàng nghìn ngân hàng phải đóng cửa, rất nhiều nhà tư bản bị phá sản vì lỗ nặng.Tuy nhiên, Liên Xô (cũ) lại không chịu ảnh hưởng gì.

- Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả nghiêm trọng ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng. Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50%, thép cũng sụt gần 50%, thương nghiệp s ụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật... đều có khủng hoảng kinh tế.

- Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá: cà phê, sữa, lúa mì, thịt.v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá.

Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933 có 3,5 triệu công nhân tham gia bãi công.

1.3/ Hậu quả

- Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. - Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % , riêng Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.

- Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa. Riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.

- Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá. Riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản, người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 34

- Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 có 3% thất nghiệp trong tổng số người lao động, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống của những người lao động hết sức cùng cực. Số người có việc làm thì bị giới chủ tăng ngày làm việc, giờ làm và bị giảm lương. Hệ quả của điều đó là sự phản kháng của họ và làm bùng nổ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.

- Từ năm 1929 - 1932: trong 15 nước tư bản đã có tới 18 nghìn cuộc bãi công của công nhân với sự tham gia của 8,5 triệu người.

- Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ thì tìm cách đưa hàng sang các nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa.

- Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây lại Chiến tranh thế giới (ở Đức năm 1933, Hít-le lên cầm quyền thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936 chính quyền phát xít cũng được thiết lập). Sự ra đời của trục phát xít Berlin - Roma-Tokyo đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt làm bùng nổ nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới thứ hai.

- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng thừa, là một cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử thế giới và cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại chiến thế giới thứ 2.

1.4/ Giải pháp

- Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì vậy đòi hỏi các nước phải tìm con đường để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản.

- Ở Mỹ. ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.

- Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roos evelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an

NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 35

sinh xã hội. Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.

- Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp. Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.

- Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.

- Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính (Trang 31 - 36)