R&D là một khâu vô cùng quan trọng nên việc chọn địa điểm để đặt các trung tâm R&D phải được chọn lựa thật kĩ và được xét trên nhiều khía cạnh, góc độ để khai thác được các lợi thế của địa điểm đó. 29 trung tâm R&D của Nestlé trên toàn thế giới được xây trên những địa điểm có những tiêu chí sau:
- Chính trị luật pháp ổn định, rõ ràng. - Cơ sở hạ tầng phát triển.
- Trình độ lao động cao.
Chẳng hạn năm 1982, Singapore đươc chọn làm trung tâm R&D đầu tiên của Nestlé ở châu Á nhờ vào nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực. Bên cạnh đó, Singapore còn có chính trị ổn định, chính sách mở cửa và đa dạng văn hóa, sắc tộc tạo ra nhiều phân khúc, tiện lợi cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Nestlé đầu tư 10,2 triệu USD vào xây dựng trung tâm R&D tại Bắc Kinh. Lý do cho sự lựa chọn này là nền kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ dù cho nền kinh tế toàn cầu đang xuống dốc, hơn thế nữa khi đầu tư vào Trung Quốc, Nestlé sẽ được Trung Quốc ưu đãi bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn lực trình độ cao và đặc biệt là xóa bỏ thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu. Vậy nên đây là sự lựa chọn sáng suốt Nestlé khi quyết định đổ một lượng tiển lớn vào đây. Đây chỉ là hai trung tâm điển hình của châu Á được Nestlé chọn lựa nhờ vào tiềm lực và lợi thế của mình. Ngoài ra, các trung tâm khác cũng được xét chọn trên các tiêu chí đó nhằm khai thác tối đa nguồn lực hỗ trợ cho việc nghiên cứu và sản xuất.
Quyết định nguồn lực 3.1 Quyết định nguồn lực:
Với đặc tính của ngành thực phẩm – biến đổi để thích nghi với khẩu vị người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới – công ty Nestlé lựa chọn chiến lược mua ngoài toàn bộ đối với các loại nguyên liệu sản xuất. Gần 52% chi phí thu mua nguyên liệu thô của Nestlé đi vào 3 mặt hàng chủ lực là sữa, cà phê và ca cao. Ngoài ra công ty còn thu mua nguyên liệu cho những mặt hàng khác như trái cây, rau củ và ngũ cốc trực tiếp từ nông dân, trong khi đường, dầu, thịt, gia vị và các nguyên liệu khác được mua trên thị trường.
Năm Sữa Cà phê Ca cao
2009 12.18 triệu tấn 0.78 triệu tấn 0.35 triệu tấn
2010 11.63 triệu tấn 0.82 triệu tấn 0.38 triệu tấn Tổng sản lượng sữa, cà phê và ca cao thô Nestlé thu mua trong 2 năm 2009 và 2010
Xét toàn bộ các ngành hàng, Nestlé mua trực tiếp nguyên liệu từ 556,000 nông dân trên toàn thế giới.
Với nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu là Nescafé, bên cạnh tìm kiếm và duy trì nguồn cung khổng lồ để đảm bảo sản xuất toàn cầu, tập đoàn Nestlé còn phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng và xuất xứ của nguyên liệu thu mua vào. Chính vì thế quyết định nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với Nescafé nói riêng và tất cả các dòng sản phẩm của Nestlé nói
chung. Chỉ riêng cho nhãn hiệu Nescafé, ước tính hàng năm Nestlé mua 780,000 tấn cà phê tươi, chiếm 10% sản lượng cà phê toàn thế giới.
Nestlé thực hiện hệ thống cung ứng kép (dual sourcing) đối với mặt hàng cà phê. Một mặt, công ty mua trực tiếp từ nông dân hoặc các hợp tác xã. Phần còn lại thu mua trên thị trường từ các thương nhân tại địa phương đó.
Cà phê tươi sau khi thu mua từ các nông trại địa phương được chế biến tại nhà máy gần nhất trong tổng số 27 nhà máy Nescafé trên toàn thế giới.
3.2 Giải thích quyết định nguồn lực:
Như đã nói ở trên, đặc trưng về văn hóa ẩm thực của con người biến đổi hết sức đa dạng tại những địa phương khác nhau, chưa kể nông sản (như cà phê) cũng có nhiều nét không tương đồng khi trồng ở các khí hậu khác nhau. Vì thế việc mua ngoài cũng như phân tán nguồn cung ở khắp nơi trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để phục vụ khẩu vị của khách hàng toàn cầu.
Tự sản xuất nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp cà phê hòa tan làm tăng đáng kể chi phí mở nông trại, quản lý, thuê nhân công, tăng chi phí R&D cho hoạt động canh tác, tăng năng suất... Trong khi đó, cà phê hòa tan chỉ là một ngành hàng mà Nestlé không thể tập trung toàn bộ nguồn lực.
Cà phê tươi là loại nông sản không dễ bảo quản. Đồng thời việc mở các đồn điền, nông trại trồng cà phê tại một số địa phương/quốc gia sẽ dẫn đến gia tăng chi phí bào quản, vận chuyển khi phục vụ sản xuất ở nhà máy thuộc địa phương khác.
Những quốc gia trồng nhiều cà phê trên thế giới, nông dân đều có kinh nghiệm canh tác lâu năm. Vì thế chiến lược mua ngoài đối với nguyên vật liệu là hoàn toàn hợp lý để tận dụng nguồn cà phê xanh dồi dào các nông dân địa phương thu hoạch hàng năm, mà không tốn những khoản chi phí đào tạo và thuê nhân công nào.
Tuy nhiên với chiến lược mua ngoài nguyên liệu 100% như thế, Nestlé không tránh khỏi các rủi ro về chất lượng nguyên liệu không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm, nhà cung cấp (chủ yếu là nông dân địa phương) không có điều kiện đầu tư vào kỹ thuật trình độ cao, nguồn cung không ổn định. Chính vì thế từ năm 1962, Nestlé đã bắt đầu có chương trình hỗ trợ, giáo dục nông dân trong lĩnh vực canh tác và thu hoạch cà phê. Cho đến nay, các hoạt động đó phát triển đa dạng không ngừng và biểu hiện rõ nét bằng thành công của nhãn hiệu Nescafé.
Có thể kết luận Nestlé sử dụng hoàn toàn nguồn lực mua ngoài cho ngành hàng cà phê của mình. Tuy nhiên cần lưu ý những hoạt động hỗ trợ nông nghiệp địa phương là cách
thức mà tập đoàn Nestlé triển khai để không bị động trước những rủi ro bởi sự lệ thuộc nguồn cung bên ngoài.
3.3 Chiến lược mua ngoài:
Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từ năm 2008 Nestlé Supplier Code được thông báo đến toàn bộ nguồn cung của Nestlé, bao gồm 165,000 nhà cung cấp và 556,600 nông dân.
- Nestlé Supplier Code là hệ thống các văn bản quy định những tiêu chuẩn tối thiểu cần đạt được của nhà cung cấp. Các quy định này thay đổi ở những địa phương khác nhau, căn cứ trên pháp luật của quốc gia đó và áp dụng với tất cả các nhà cung cấp.
- Các điều luật này được thông báo ngay từ đầu, thông qua hợp đồng và yêu cầu nhà cung cấp xác nhận tuân theo ⇒tìm kiếm các mối quan hệ cung ứng lâu dài và đảm bảo trách nhiệm pháp lý, cũng như trách nhiệm xã hội.
Nestlé có chương trình giáo dục nông dân canh tác cà phê tại 14 quốc gia. Từ hơn 30 năm trở lại đây, tập đoàn Nestlé cùng với nông dân phát triển những sáng kiến mới trong lĩnh vực trồng cà phê. Bên cạnh đó đội ngũ các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé có thể hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho nông dân nhằm tăng sản lượng, tăng mức bán ra và phát triển nông nghiệp bền vững. Thông qua quan hệ đối tác với các tổ chức chính phủ và tư nhân tại nhiều quốc gia như Mexico, Thailand, Indonesia và Philippines, Nestlé đã phân phối khoảng 16 triệu cây con cho nông dân trồng cà phê trong 10 năm qua.
Mặc dù trên thực tế Nestlé mua cà phê cả từ nông dân và các nhà trung gian, tuy nhiên một chính sách về thu mua trực tiếp được tổng công ty thông qua từ năm 1986 nhằm tạo điều kiện cho nông dân và cả Nestlé đạt được lợi ích cao nhất. Chính sách này đến năm 1998 đã có những thành công ban đầu với 15% tổng sản lượng cà phê tươi đầu vào được mua trực tiếp.
Ngày nay, Nescafé tiến hành chương trình thu mua cà phê trực tiếp lớn nhất thế giới tại 7 quốc gia (những nơi có nhà máy Nescafé), theo đó nông dân có thể bán cà phê trực tiếp cho công ty tại các “trạm thu mua” (buying station) mà không phải qua bất kì trung gian nào. Ngoài ra tại Colombia, Brazil, Ấn Độ, Nestlé tiến hành mua cà phê xanh trên thị trường, từ các doanh nghiệp địa phương.
3.4 Chương trình Nescafé – Nescafé Plan (2011 – 2020):
NESCAFÉ Plan là chương trình bao gồm những mục tiêu giúp Nestlé tối ưu hóa hơn nữa chuỗi cung ứng cà phê của tập đoàn bao gồm tăng cường thu mua trực tiếp, phân phối giống cây cà phê mới cũng như những chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân trồng cà phê. Kế hoạch Nescafé được xây dựng trên 200 triệu CHF công ty Nestlé đã đầu tư cho ngành công nghiệp cà phê trong hơn 10 năm qua.
Nescafé Plan phân chia thành 3 lĩnh vực: Responsible Farming – Responsible Production – Responsible Consumtion. Riêng trong mục này, nhóm chúng em xin được làm rõ thêm về cơ chế Responsible Farming của Nescafé Plan.
Responsible Farming có mục đích cải thiện hoạt động trồng trọt của nông dân, giảm thiểu tác hại lên môi trường và phát triển bền vững. Nestlé đã đặt ra những mục tiêu dài hạn sau và nhận được sự hỗ trợ của Rainforest Alliance3, Mạng lưới Nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture Network - SAN), Hiệp hội cà phê, 4C4:
- Gấp đôi số lượng cà phê mua trực tiếp từ nông dân lên 180,000 tấn trong 5 năm tới. Ngoài ra 90,000 tấn Nescafé sẽ đáp ứng nguyên tắc của SAN và 4C sau 5 năm.
- Cung cấp 220 triệu cây cà phê con năng suất cao, sạch bệnh cho nông dân trong 10 năm tới.
- Đảm bảo toàn bộ cà phê xanh thu mua được sẽ đáp ứng tiêu chuẩn 4C vào năm 2015.
- Giảm thiểu tác động xấu của các nhà máy đến môi trường sinh thái.
- Tăng số lượng nhà nông học từ 24 lên 96 và số lượng kỹ thuật viên thực địa lên tới 350. Đây là những người sẽ trợ giúp về kỹ thuật và đưa ra lời khuyên cho khoảng 10,000 nông dân trồng cà phê.
3 Rainforest Alliance là tổ chức hoạt động với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, và đảm bảo sinh thái bền vững thông qua chuyển đổi hình thức sử dụng đất, hình thức kinh doanh và hành vi người tiêu dùng http://www.rainforest-alliance.org/
4 Common Code for the Coffee Community: là một hiệp hội bao gồm các nông dân, nhà sản xuất, thương nhân trong ngành cà phê cam kết giải quyết các vấn đề phát triển bền vững của ngành một cách cạnh tranh. http://www.4c-coffeeassociation.org/
Thực tế hoạt động của Nescafe Plan – Responsible Farming tại Thái Lan
Tại Thái Lan, nếu nông dân không kiếm được mức thu nhập ổn định bằng cà phê, họ có thể chuyển sang trồng cao su hoặc cọ trong những năm giá cà phê xuống thấp. Điều này rõ ràng gây sụt giảm nguồn cung cho các nhà máy Nescafé tại đây. Chính vì thế với mục đích đảm bảo nguồn cung từ 25,000 nông dân với 60,000 hecta cà phê robusta, Nestlé phải tìm cách giúp nông dân tiết giảm chi phí canh tác, tối đa hóa lợi nhuận và không quên chú trọng tính bền vững. Nestlé đã thử nghiệm 25 giống cà phê robusta tốt nhất Thái Lan tại Trung tâm nghiên cứu trồng trọt Chumphon nhằm tìm ra giống thích hợp nhất cho từng môi trường cụ thể. Kết quả nghiên cứu này đem lại là hơn 600 nông dân đã mua cây giống của Nestlé, và sản lượng tăng gấp đôi so với giống hiện tại họ sử dụng.
Để cải thiện kỹ thuật canh tác, 2 nhà khoa học Thái Lan được cử đi huấn luyện tại trung tâm nghiên cứu của Nestlé ở Tours (Pháp) để tìm hiểu các kỹ thuật mới có thể áp dụng cho trung tâm nghiên cứu tại Thái Lan. Khóa đào tạo này đã giúp họ phân phối cây giống một cách tốt nhất cho nông dân cũng như để cải thiện hoạt động thủy lợi và các kỹ thuật cắt tỉa. Họ cũng khuyến khích nông dân Thái Lan áp dụng các biện pháp nông nghiệp bền vững như giảm sử dụng hóa chất, tái sử dụng vỏ cà phê làm phân bón thay vì tiêu hủy, và trồng cỏ vetiver để chống xói mòn đất.
Nestlé thiết lập 3 trung tâm đào tạo, 37 lô đất mẫu và các lớp huấn luyện tạị 250 nông trại để giáo dục về canh tác bền vững cho nông dân. Để tiếp cận những nông dân ở xa các trung tâm này, Nestlé có các chuyên gia nông nghiệp thường xuyên đến các đồn điền và cung cấp bản tin, tờ rơi, mẫu phân tích đất. Ngoài ra, người trồng cà phê tại miền nam Thái Lan còn dễ dàng tiếp cận các thông tin hữu ích từ 4 đài phát thanh.
Ngoài ra nông dân còn được khuyến khích mang trực tiếp hạt cà phê chưa phân loại đến các trạm mua của Nestlé tại địa phương. Điều này không những giúp họ tránh các trung gian mua bán mà còn cho phép nông dân đạt giá tốt nhất cho những hạt cà phê của mình.
Nguồn: http://www.nescafe.com/thailand_farming_en_com.axcms
Logistics :
Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, góp phần tạo giá trị tăng thêm của sản phẩm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thời đại hiện nay, khi mà việc khách hàng lựa chọn một sản phẩm thay vì sản phẩm khác không đơn thuần chỉ vì lý do thương hiệu, chất lượng hay giá cả, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phân bố, tính sẵn sàng cũng như mức độ dễ dàng tiếp cận của nó, thì logistics càng trở thành khái niệm đáng lưu tâm hơn bao giờ hết. Hoạt động Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. Rõ ràng, một hệ thống logistics được đầu tư hợp lý là nhân tố không thể thiếu đưa doanh nghiệp đến thành công.
Đối với các công ty đa quốc gia như tập đoàn Nestlé, hoạt động logistics cần mang tính toàn cầu để phục vụ cho các thị trường thuộc các nước khác nhau. Quy mô công ty càng lớn,
phạm vi hoạt động càng rộng thì cũng đòi hỏi hoạt động logistics phức tạp và chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, tự tổ chức hoạt động logistics kiểu khép kín trong nội bộ công ty đòi hỏi chi phí lớn, dễ dẫn đến hiểu quả không cao. Chính vì thế xu hướng chung của các tập đoàn lớn trong thế kỷ 21 đang là thuê dịch vụ logistics từ các công ty chuyên nghiệp bên ngoài, và Nestlé cũng không là ngoại lệ. Theo khảo sát của tạp chí Fortune, 69% trong tổng số 500 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ thuê ngoài dịch vụ logistics vì các nguyên nhân chính sau:
− Thứ nhất, các công ty logistics chuyên nghiệp hơn.
− Thứ hai, doanh nghiệp không phải đầu tư vào hệ thống kho bãi và trang thiết bị vận tải.
− Thứ ba, tốc độ đưa hàng ra thị trường nhanh hơn.
− Thứ tư, thuê ngoài dịch vụ logistics giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí nhân công và không phải đầu tư thêm trên phương diện quản lý nhân sự…
Nestle hoạt động tại 87 quốc gia trên 5 châu lục. Mạng lưới giao thông hỗ trợ các hoạt động toàn cầu của công ty vận chuyển hơn 300 000 container mỗi năm và sử dụng dịch vụ từ hầu hết các hãng vận tải biển của thế giới. Tại tất cả các quốc gia Nestlé đặt nhà máy sản xuất, công ty đều có những đối tác hàng đầu trong lĩnh vực. Cùng với các đối tác này, Nestlé không ngừng ngày càng cải thiện các hoạt động trong chuỗi giá trị của công ty ngày càng