4.4.1. Yếu tố cộng đồng
Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mặc dù có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng về cơ bản
gia đình không thể kiểm soát được đã tác động đến sự chuyển dịch ngành nghề của hộ. Sự chuyển dịch của hộ gia đình bị ảnh hưởng của các yếu tố cộng đồng (nơi mà các hộ gia đình đang sinh sống) mà phổ biến nhất hiện nay là
a. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Trong một nền kinh tế hiện đại các chính sách kinh tế xã hội có tác động điều chỉnh các bộ phận cấu thành một nền kinh tế. Tác động điều chỉnh này phải tạo ra cân đối giữa tổng cung và cầu trong xã hội từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự tác động của đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung và đến cơ cấu ngành nghề nói riêng. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên những chuyển biến to lớn sâu sắc trong xã hội nông thôn nói chung cũng như những chuyển dịch trong cơ cấu ngành nghề. Các chính sách được ban hành phải dựa theo tình hình và những điều kiện cụ thể. Trước những điều kiện và hoàn cảnh mới ở đây là bối cảnh của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa cho nên chính sách cũng có đổi mới. Những đổi mới trong cơ chế, chính sách là như nhau trong cả nước vậy mà lại có vùng, địa phương thậm chí ở những hộ gia đình thì lại có sự phát triển và tính năng động khác nhau. Trong những năm qua thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở các vùng nông thôn nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mang tầm vĩ mô và vi mô. Các chính sách như: Luật đất đai, xây dựng đô thị mới, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong những ngành nghề, lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn, hệ thống vay vốn tín dụng cho các hộ nghèo, các hộ có nhu cầu vay vốn… Đây là những chính sách quan trọng đã tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của người dân xã Hương Văn như giảm nhanh lao động trong ngành nông nghiệp tăng nhanh lao động công nghiệp- TTCN, thương mại và dịch vụ. Ngoài ra còn nhiều chính sách khác như khuyến khích nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho người lao động có thể tự tạo được việc làm hoặc có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Chính quyền địa phương đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành bám sát mục tiêu nhiệm vụ lãnh đạo chỉ đạo các cấp nỗ
lực phấn đấu, khắc phục khó khăn phối hợp với các thành phần kinh tế tạo nên sức mạnh tổng hợp. Các chính sách có tác động giám tiếp nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.
Cụ thể các chính sách đó như sau:
Bảng 7: Một số chính sách xã Hương Văn đã thực hiện và ảnh hưởng chuyển dịch ngành nghề Chính sách Nội dung chính Kết quả thực hiện và ảnh hưởng đến chuyển dịch ngành nghề các hộ ở xã Hương Văn 1. Chính sách đất đai Luật đất đai 1993: Số 24-L/CTN Ngày 14/07/1993 của Quốc hội
Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian.
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nông dân yên tâm hơn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, lao động ở nông thôn có động cơ tiếp tục sản xuất nông nghiệp và giảm khả năng lao động chuyển sang các khu vực phi nông nghiệp.
Giá trị đất nông nghiệp rõ ràng hơn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể nhiều hơn vì vậy có khả năng làm tăng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi nông nghiệp
Nghị quyết Hội nghị lần
Khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa".
Luật ban hành vào năm 2002 nhưng đến năm 2004 xã Hương
BCHTƯ Đảng khoá IX, ngày 18/3/2002
hiện rất tốt. Tăng tập trung đất, giúp tăng năng suất đất nhờ cơ giới hóa, ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp ( khâu làm đất, cày,.. ) được phát triển hơn.
Thời gian nhàn rỗi của người dân nhiều hơn, do đó giúp người dân có thể hoạt động thêm các ngành nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập
2. Chính sách tín dụng - Quyết định 67/1999/QĐ- CP - Nghị định 178/CP ngày 29/12/1999
Quy định các hộ nông dân được vay vốn dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản.
Cho phép ngân hàng cho vay bằng tín chấp đối với các khách hàng có uy tín (đã từng vay và trả các món vay trước hoặc đúng hạn) mà không cần bảo lãnh bằng tài sản…
Các chính sách tín dụng đã giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất dễ dàng hơn đề đầu tư vào phát triển và mở mang các ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp.
3. Chính sách phát triển ngành nghề Số: 66/2006/NĐ- CP, ra ngày 07 tháng 7 năm 2006 Khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh vào nông thôn
Chính sách giúp cho việc quy hoạch và thu hút đầu tư vào xã Hương Văn nhằm phát triển công nghiệp, dịch vụ, và lao động cũng chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp
4. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực - Quyết định số 132/2000/QĐ- TTg, ngày 24/11/2000 - Quyết định 26/2003/QĐ- TTg, ngày 17/2/2003 của TTgCP
Đẩy mạnh "đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở nông nghiệp, nông thôn". Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2005.
Các chính sách này có ảnh hưởng trong việc nâng cao khả năng cũng như cơ hội việc làm của lao động nông thôn, từ đó có tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của xã Hương Văn. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí nên hiệu quả của chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa cao, chưa góp phần đẩy mạnh chuyển dịch ngành nghề của lao động địa phương
5. Chính sách phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn
Quyết định 132/2001/QĐ- TTg, ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ Chính sách xác định cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, và cho làng nghề ở nông thôn. Với các chính sách này, Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển trên trong đó huy động đóng góp của nhân dân là chủ yếu (bằng tiền, hiện vật, ngày công...)
Xã Hương Văn cũng đã nhanh chóng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng gồm thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện và năng lượng, kiên cố hoá kênh mương. Người dân đã yên tâm chăm lo sản xuất, đồng thời hoạt động về thương mại, dịch vụ của các hộ cũng được thuận lợi hơn.
b. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân nhìn chung cơ sở hạ tầng ở địa phương được cải thiện đáng kể nhất là giao thông, thủy lợi, chợ, bưu chính viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch ngành nghề của hộ gia đình trong việc trao đổi, mua bán. Tuy vậy, với nhu cầu đưa ngành nghề ở hộ gia đình tiến lên thành công nghiệp gia đình trở thành một bộ phận của công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, chuyển nền kinh tế nông thôn ở địa bàn nghiên cứu từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp- TTCN, thương mại và dịch vụ thì cơ sở hạ tầng của toàn bộ địa bàn cũng như của hộ gia đình nông dân như hiện nay chưa thể đáp ứng được.
4.4.2. Yếu tố hộ gia đình
a. Yếu tố trình độ học vấn ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch ngành nghề
Ngày nay, khoa học luôn luôn thay đổi để có thể tìm được việc làm dễ dàng thì người lao động cần phải có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng nền tảng của nó lại là một trình độ học vấn nhất định. Trình độ học vấn của người lao động ở xã Hương Văn trong các ngành nghề được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: Trình độ học vấn ảnh hưởng chuyển dịch ngành nghề của lao động
ĐVT:%
Trình độ học
vấn
Hiện tại 3 năm trước Chênh lệch (+/-)
NN CN DV NN CN DV NN CN DV
Cấp 1 21,88 0 8,33 25,71 0 13,64 -3,83 0 -5,31
Cấp 2 53,13 25 29,1 54,3 33,33 31,82 -1,17 -8,33 -2,65 Cấp 3 24,99 75 62,5 19,99 66,67 54,55 +5 +8,33 +7,95
Mỗi ngành nghề, trình độ học vấn của lao động có sự khác nhau rõ rệt, nhưng có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ số lao động cấp 1 có xu hướng giảm xuống cả trong nông nghiệp lẫn các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong nông nghiệp số lao động có trình độ cấp 2 chiếm tỷ trọng khá cao, mặc dù có giảm nhưng không đáng kể, cấp 3 tăng từ 19,99% vào 3 năm trước lên 24,99% ở hiện tại. Riêng đối với các ngành phi nông nghiệp lao động có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ khá cao và tăng nhanh từ 3 năm trước trở lại đây, đây là dấu hiệu cho thấy lao động có trình độ học vấn cao có khả năng chuyển dịch mạnh. Điều này cho thấy rằng đời sống được cải thiện nên con em của các hộ gia đình cũng được học hành cao hơn và cơ hội có được việc làm đúng với năng lực cũng như mức lương ổn định sẽ cao hơn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng có một thực trạng đó là việc bỏ học giữa chừng của các lao động khi đang học ngang cấp 2, lao động này chỉ thấy cái lợi trước mắt "nghỉ học đi làm cho các công ty xí nghiệp
để có thu nhập vì có học cũng không vô nữa”. Thực trạng này không chỉ diễn ra
ở xã Hương Văn mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn khác trên toàn quốc. Lao động cấp 3 tham gia ngành nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao cụ thể: Ngành công nghiệp từ 66,67% vào 3 năm trước đến hiện tại tăng 8,33% chiếm 75%, ngành thương mại, dịch vụ vào 3 năm trước chiếm 54,55% tăng 7,95% chiếm 62,5%.
Qua phân tích trên cho thấy, chất lượng lao động của xã Hương Văn đã được cải thiện và sự chuyển dịch ngành nghề cũng theo chiều hướng tăng với trình độ học vấn của người lao động. Học vấn càng cao càng giảm lao động trong nông nghiệp và tăng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp.
b. Yếu tố trình độ chuyên môn kỹ thuật ảnh hưởng đến chuyển dịch ngành nghề
Chuyên môn kỹ thuật thể hiện trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động. Nghề là một hình thức phân công lao động. Chuyên môn là một hình thức phân công lao động sâu hơn và nó đòi hỏi những kiến thức và thói quen thực hành của người lao động.
Bảng 9: Trình độ chuyên môn kỹ thuật và sự chuyển dịch ngành nghề của lao động ĐVT:% Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Hiện tại 3 năm trước Chênh lệch (+/-)
NN CN DV NN CN DV NN CN DV - Chưa qua đào tạo 38,5 8,33 8,33 50,5 22,22 13,64 -4,2 -13,8 -5,3 - Đào tạo không chính thức 3,13 10,52 20,8 2,86 11,11 22,73 +0,3 -0,6 -1,9 - Sơ cấp 9,38 25 25 5,71 19,02 22,73 +3,7 +6 +2 - Trung cấp 9,38 47,81 33,3 5,71 40,12 31,8 +3,7 +7,7 +2 - Cao đẳng /đại học 3,25 8,33 12,5 2,86 7,52 9,1 0,39 -1,45 3,4 - Tập huấn nông nghiệp 35,3 6 0 0 33,4 0 0 +2 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Trình độ chuyên môn đã ảnh hưởng không lớn đến khả năng chuyển dịch ngành nghề và chất lượng của lao động xã Hương Văn. Qua bảng trên cho thấy chuyên môn kỹ thuật của lao động cũng đã dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động có trình độ tăng lên và tỷ trọng lao động không có trình độ chuyên môn giảm xuống, nhưng nhìn chung vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành công nghiệp - TTCN
lao động sơ cấp chiếm 19,02% cách đây 3 năm hiện tại tăng 6% chiếm 25%; ngành dịch vụ chiếm 22,73% tăng 2,27% hiện tại chiếm 25%. Trình độ trung cấp 3 năm trước từ 40,12% tăng 7,7% chiếm 47,81% ngành công nghiệp, còn ngành thương mại và dịch vụ 31,8% cách đây 3 năm, hiện tại 33,34%; chủ yếu tập trung các ngành nghề như cơ khí, vận tải, buôn bán vật tư nông nghiệp. Lao động chưa qua đào tạo, hoặc đào tạo không chính thức, làm việc theo kinh nghiệm chiếm tỷ trọng khá cao, chủ yếu tập trung các ngành nghề như làm thuê, thợ nề, buôn bán nhỏ,....
Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá, ngành công nghiệp phát triển, các công ty - xí nghiệp, nhà máy có xu hướng sử dụng những lao động có trình độ đã qua đào tạo ngày càng nhiều và các công ty đó mở các lớp tập huấn công nghiệp cho công nhân trước khi làm. Tiếp đến là lao động có trình độ cao đẳng/đại học hiện tại và 3 năm trước có tăng nhưng không đáng kể, chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các trình độ khác. Riêng lao động được tập huấn nông nghiệp, về quy mô có thay đổi trong vòng vài năm trở lại đây, tỷ trọng có tăng 2%.
c. Sự năng động của các hộ gia đình ảnh hưởng đến sự chuyển dịch ngành nghề
Đây là yếu tố rất quan trọng chi phối sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của người lao động nông thôn. Nó là yếu tố chủ quan thể hiện sự nhạy bén, năng động trước tình hình mà ở đây là bối cảnh của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Yếu tố này chi phối cách thức lựa chọn ngành nghề, làm ăn và hiệu quả của việc thực hiện công việc đó. Điều này lý giải vì sao mà cùng sống trong một môi trường, điều kiện giống nhau mà mỗi hộ gia đình hay mỗi người lao động lại có sự lựa chọn khác nhau. Tại sao lại có hộ giàu lên nhanh chóng, lại có hộ vẫn không biết làm công việc gì? Hay tại sao có người tìm được việc phù hợp lương cao mà vấn có nhiều người thất nghiệp. Hoạt động kinh tế trên địa bàn được mở rộng, phát triển đa dạng, sôi nổi. Các hộ gia đình không chỉ tham gia hoạt động nông nghiệp mà tham gia vào các lĩnh vực khác: công nghiệp, tiểu thủ công
trọt, chăn nuôi được coi như là một nghề phụ. Hiện nay thì ngoài nông nghiệp thì các gia đình còn làm các nghề phụ: “Ngoài sản xuất nông nghiệp gia đình tôi
còn buôn bán, kinh doanh các vật liệu xây dựng”. Mục đích làm nghề phụ nhằm
tăng thêm thu nhập bởi vì “Trông vào mấy sào ruộng thì làm sao đủ sống
được”. Trước sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với những chủ trương,
chính sách của Nhà nước các gia đình đã đi lên làm giàu bằng các nghề phi nông nghiệp. Các hộ gia đình đã chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm họ vay vốn tín dụng mở cửa hàng, xí nghiệp tạo thu nhập cho gia đình đồng thời giải quyết việc