Lý do chuyển dịch ngành nghề của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại xã hương văn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

Có một số lý do chuyển dịch ngành nghề của lao động, được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Biểu đồ 3: Lý do chuyển dịch ngành nghề của lao động

(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)

Có đến 50% lao động chuyển dịch vì lý do việc làm mới có thu nhập cao hơn làm nông nghiệp, có thể nói thu nhập là mục tiêu chính của người lao động và tăng thu nhập của mình luôn là một điều mà phần lớn lao động mong muốn. Do đó lao động (nhất là lao động trẻ) sẵn sàng dịch chuyển từ nông nghiệp sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.

Nghề cũ không còn nữa đây là lý do của 22,22% lao động chuyển dịch ngành nghề, việc thay đổi ngành nghề này là "bất đắc dĩ" mặc dù lao động không muốn nhưng do tính chất công việc họ đang làm buộc họ phải thay đổi ngành nghề.

Có 16,67% lao động chuyển dịch ngành nghề với lý do phù hợp hoàn cảnh gia đình như chăm sóc người ốm, em nhỏ, con cái, gần nhà thì có thể phụ giúp

11.11% 16.67% 22.22% 50% Bị thu hồi đất nông nghiệp Phù hợp hoàn cảnh gia đình Nghề cũ không còn nữa Thu nhập cao hơn

gia đình các công việc khác như làm ruộng, vườn. Có được công việc gần nhà tuy thấp hơn đi xa nhưng ít tốn về các khoản chi tiêu như ăn, ở. Vì vậy, việc phát triển các nhà máy, xí nghiệp, công ty gần nhà là điều mong ước của hầu hết lao động ở địa phương.

Quá trình công nghiệp hóa đang tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại trong những năm gần đây. Người nông dân không còn ruộng để sản xuất hoặc diện tích canh tác còn quá ít buộc họ phải chuyển sang ngành nghề khác hay đa dạng hóa ngành nghề để tăng thu nhập. Có 11,11% lao động chuyển dịch ngành nghề với lý do bị thu hồi đất nông nghiệp.

Hộp 1: Anh Lê Văn Bích, trình độ 9/12, thôn Giáp Thượng, xã Hương Văn Anh từng có 1500m2 đất nông nghiệp trong đó trồng lạc 522m2, diện tích còn lại anh trồng lúa và đất thổ cư anh có 412m2. Ngoài ra, được phép của HTX nông nghiệp trước đây, anh đã khai hoang thêm 1000m2 đất để trồng hoa màu. Tuy vậy gần nửa diện tích đất nông nghiệp của anh đều nằm trong diện giải toả cho khu công nghiệp và thực tế anh đã được nhận tiền đền bù theo đúng chính sách của nhà nước. Năm 2008, gia đình anh được đền bù gần 50 triệu đồng, với số tiền này, anh đã dùng để học nghề sữa chửa xe máy, vừa làm ruộng vừa hoạt động các ngành nghề phi nông nghiệp đã tạo thu nhập cho gia đình anh, thu nhập ốt sữa chửa xe máy của anh bình quân hơn 2 triệu đồng/tháng. Anh cho biết: "Nếu không làm thêm nghề khác mà chỉ bám vào mấy sào đất còn lại, thì làm sao đủ sống được, nên tôi phải nghĩ đến việc làm thêm nghề khác thôi, giờ cuộc sống khá hơn trước nhiều rồi"

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại xã hương văn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)