Các cải tiến kỷ thuật đã thực hiện

Một phần của tài liệu tìm hiểu cải tiến nuôi trồng thủy sản vùng ao vây lưới ở khu vực sam chuồn – phú vang – thừa thiên huế (Trang 27 - 49)

Quá trình nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm Sam Chuồn đã có nhiều thay đổi, những thay đổi đó có thể là tiêu cực cũng có thể là tích cực. Những thay đổi mang tính chất khu vực và đột phá được xem là những cải tiến để hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng được đảm bảo sự ổn định, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Các cải tiến trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực này chủ yếu diễn ra bắt đầu từ giai đoạn năm 2005, với sự trợ giúp của trường Đại học khoa học và sự thống nhất giữa cộng đồng ngư dân với chính quyền địa phương.

Bảng 6: Các cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đã áp dụng.

Kỷ thuật cải tiến

2007 2008 2009

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Thu hẹp DT thực nuôi 45 97,8 46 46 100 Giảm mật độ nuôi 46 100 46 46 100 Tăng đối tượng nuôi 46 100 46 46 100 Lịch thời vụ 46 100 46 42 91 Nguồn: Khảo sát hộ 2010

đường thủy đạo rất hẹp nên các rác thải không trôi đi được, gây ứ động làm ô nhiễm môi trường khu vực nuôi. Mô hình này đã tiến hành quy hoạch, mở rộng đường giao thông thủy tạo sự thông thoáng trên vùng đầm phá. Đường giao thông chính rộng 100m, đường giữa hai hàng ao vây rộng 10m và đường giữa các ao vây rộng 4m. Một phần lớn diện tích ao vây lưới được tháo dỡ để làm thủy đạo. Điều này đã làm cho giao thông thủy trong khu vực ao vây trở nên thông thoáng, các dòng chảy hay sự lên xuống của thủy triều được lưu thông tốt hơn, quá trình trao đổi nước thực hiện trực tiếp với môi trường bên ngoài diễn ra dễ dàng và đảm bảo.

Khi ao vây phát triển rầm rộ với sự thành công của nuôi trồng thủy sản những năm 2000 đã làm cho mật độ ao vây trở nên dày đặc. Mật độ nuôi trồng của các ao cũng tăng cao nên các thức ăn tự nhiên trong ao (rong câu) không đáp ứng đủ nhu cầu cho thủy sản nuôi, do đó người dân phải sử dụng thức ăn bổ sung từ bên ngoài (tôm vụn, cá tạp ...). Điều đó đã góp phần làm cho môi trường ở trong ao trở nên ô nhiễm. Khi chuyển đổi sang nuôi sáo khoanh thân thiện, mật độ nuôi trồng đã giảm.

Do đặc thù sử dụng lưới vây để sử dụng làm thành ngăn cách khu vực nuôi, nên môi trường nước trong và ngoài hầu như không có sự khác biệt, được lưu thông trao đổi liên tục. Chính vì vậy nước trong ao luôn được làm sạch, các chất thải xuất phát từ quá trình nuôi được đưa ra bên ngoài, các loại dịch bệnh thường rất ít xuất hiện tại khu vực này đặc biệt là các bệnh về môi trường. Nhờ đó trong quy trình nuôi người dân không sử dụng các hóa chất có tính độc hại để xử lý môi trường hay dịch bệnh.

Một số hộ nuôi có ao vây với diện tích lớn chỉ khoanh vùng nuôi một phần trong diện tích được vây ví. Tùy theo từng điều kiện của mỗi hộ khác nhau để xác định diện tích nuôi phù hợp. Ao nuôi được di chuyển hàng năm trong khu vực vây ví, năm này làm khu vực này thì sang năm bỏ nuôi trồng chuyển sang khu vực mà năm trước để trống. Theo người dân ở đây, họ làm vậy là để cho rong câu – thức ăn của nhiều loài thủy sản - ở trong khu vực vây ví có điều kiện phục hồi lại sau mỗi vụ sản xuất, ngoài ra phần để trống sẽ thu hút được nhiều thủy sản từ bên ngoài vào hơn, nâng cao khả năng đánh

bắt tự nhiên của các trộ nò. Khi tiến hành nuôi “xoay quanh” như vậy thì các vụ sau luôn được đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên đầy đủ, không tốn chi phí thức ăn. Nguồn thức ăn tự nhiên này không những là thức ăn cho thủy sản cho tôm cá mà còn là nơi lọc bỏ các chất cặn bã trong đầm phá.

Một cải tiến quan trọng khác đó là đối tượng nuôi của ao vây lưới. Mặc dù từ ban đầu vây ví, các ao chắn sáo đã có nuôi xen ghép nhưng đối tượng nuôi có vai trò khác nhau. Các năm giai đoạn 1998 – 2003 đối tượng nuôi chính được người dân xác nhận là tôm, các thành phần khác xem như một phần bổ trợ tăng thêm ít thu nhập. Giai đoạn này người ta nuôi tôm với mật độ lớn 10 – 12 con/m2. Nuôi tôm mật độ lớn như vậy nên cần nhiều thức ăn bổ sung, và các thức ăn tự chế như cá tạp, cá vụn hay thức ăn công nghiệp được sử dụng thêm. Mật độ lớn, kéo theo đó là lượng chất thải tăng lên, kết hợp với sự dày đặc của các ao vây ví hạn chế sự lưu thông của dòng nước làm cho môi trường ô nhiễm, tôm dễ dàng nhiễm bệnh và gây thiệt hại đáng kể cho bà con ngư dân. Năm 2005 có những mô hình nuôi xen ghép như tôm – kình, tôm – cua, tôm – cua – dìa, tôm – cua – kình, tôm – cua – kình – dìa, các mô hình này cho thấy nuôi thủy sản xen ghép nhiều loại với nhau có giá trị thu được cao hơn. Đến năm 2006, lúc này hệ thống các ao vây ví được quy hoạch lại, người dân mới xem nuôi trồng thủy sản xen ghép với vai trò của các thành phần trong ao được quan tâm hơn. Mật độ tôm giống thả ra giảm mạnh, chỉ còn 2 – 3 con/m2, nhưng họ lại tăng mật độ của các thành phần khác như cua, cá kình, cá dìa. Ở thôn Định Cư, xã Phú An người ta có thể

Anh Lê Văn Hiệp: Anh với thêm mấy hộ nữa trong chi hộ nuôi kiểu khác mọi người. Đa phần người ta có mấy diện tích là họ vây lưới lại nuôi hết, còn bọn anh thì cũng vây hết nhưng bên trong ao thì vây 1 phần để nuôi thôi. Phần trống thì anh để vậy đặt nò khai thác thác tôm cá ngoài phá vô, cũng để cho rong câu phát triển. Hết vụ, anh lại vây phần trống để nuôi, năm nào cũng thay đổi như vậy nên không tốn thức ăn, tôm cá lại nhanh lớn.

xã Phú Mỹ thì ngư dân có thể nuôi thêm cá đối. Mặc dù có tăng thêm mật độ một số loài nhưng so với lúc nuôi tôm đã giảm rất nhiều, do đó tận dụng được sự phục hồi của các thức ăn trong tự nhiên.

Quá trình triển khai lịch thời vụ có ý nghĩa lớn đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy mà các hộ được phỏng vấn đều cho rằng họ chấp hành đúng lịch thời vụ mà UBND xã đưa ra hàng năm. Họ cho rằng, lịch thời vụ này được các nhà khoa học tính toán hợp lý rồi nên làm theo thì sẽ an toàn. Năm 2009 do ảnh hưởng của tố nên một số hộ thả lại tôm giống trái với lịch thời vụ.

Các cải tiến trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ở khu vực này được thực hiện bằng sự phối hợp thỏa thuận giữa người dân, chính quyền địa phương, nhà khoa học.

4.3 Kết quả NTTS ao vây khu vực Sam Chuồn

Phú An và Phú Mỹ là hai xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, có nhiều hộ dân sống dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản. Những năm trước 2005 tỷ lệ làm ăn thua lỗ nhiều do dịch bệnh tràn lan và môi trường nuôi ô nhiễm nặng nề. Đến năm 2006 được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các trường đại học đã trợ giúp quy hoạch lại khu vực nuôi cũng như hỗ trợ bà con ngư dân kỹ thuật sản xuất, đảm bảo hiệu quả cao hơn.

Những năm sau 2000 đến năm 2005 là giai đoạn khó khăn của người dân nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh lây lan nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất. Giai đoạn này đa phần người dân bị lỗ vốn khi đầu tư sản xuất, một số ít hòa vốn và làm ăn có lãi. Tuy nhiên mọi người vẫn tiếp tục đầu tư vì đây là nguồn sinh kế chính và đồng thời hy vọng vào sự may mắn trúng một vụ nào đó để gỡ gạc lại. Do môi trường ô nhiễm và dịch bệnh diễn ra phức tạp, khó kiểm soát nên người dân vẫn gặp nhiều thất bại, số hộ làm ăn thua lỗ cao.

Bảng 7: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Mỹ và Phú An

tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2005 2006 2007 2008 2009 Số hộ NTTS 205 217 217 220 220 184 212 212 212 217 Số hộ nuôi ao vây 103 110 114 120 122 147 165 165 165 170 DT NTTS (ha) 137 139 139 139 139 218 216,5 216,5 275,6 252 DT NTTS ao vây (ha) 82 91 91 101 105 107 128 128 187 150 NS ao vây lưới (kg/ha) 400 420 460 500 380 420 450 520 540 440 Tỷ lệ hộ lỗ (%) 64% 36,9 4,6 1,4 2,3 53,2 29,9 4,7 0,5 3,7 Tỷ lệ hộ hòa vốn (%) 25,3 32,3 33,6 13,4 19,1 30 22,2 12,7 10,3 19,8 Tỷ lệ hộ lãi (%) 10,7 30,8 61,8 85,2 78,6 16,8 47,9 82,6 89,2 76,5

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội và báo cáo NTTS UBND xã Phú An, xã Phú Mỹ

Từ năm 2005 qua năm 2006 số lượng hộ tham gia nuôi trồng thủy sản tăng lên nhờ có sự trợ giúp bên ngoài, điều đó đã giúp một số bà con ngư dân

chuyển đổi phương thức nuôi nhưng các hộ dân đã có kết quả tốt, tỷ lệ hộ làm ăn thua lỗ giảm, các hộ làm ăn có lãi và hòa vốn tăng cao. Sở dĩ như vật bởi vì nhiều người đã chuyển đổi phương thức nuôi nhưng vẫn vi phạm một số quy định như thả sớm, mật độ nhiều làm cho ao nuôi bị bệnh và hạn chế tốc độ sinh trưởng của các loài nuôi. Những năm tiếp theo, nhờ có kinh nghiệm từ các vụ sản xuất trước, người dân đã làm ăn hiệu quả hơn, tỷ lệ hộ lỗ giảm mạnh, hộ lãi tăng cao. Thấy làm ăn hiệu quả nhiều hộ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản xen ghép trong ao vây lưới, mặc dù nhiều hộ dân bị mất một phần diện tích ao vây lưới do quá trình quy hoạch lại nò sao. Tuy nhiên việc mở rộng ở các khu vực khác làm cho diện tích ao vây lưới tăng lên. Năm 2009 tỷ lệ hộ hòa vốn và lỗ tăng một phần nguyên nhân do bão lụt gây thiệt hại đáng kể cho quá trình sản xuất, vật nuôi bị chết một phần, phần khác bị thoát ra ngoài.

Quy trình nuôi xen ghép ao vây lưới đơn giản, chi phí cho vụ nuôi thấp. Khả năng thu hoạch lại cao, hơn nữa phương thức nuôi này sẽ giúp bà con quay vòng vốn trong sản xuất. Nhiều hộ ngư dân thả hai lần tôm giống trong một vụ, người ta thu tỉa lần một sau đó lấy tiền bán được để mua giống kích thước lớn về thả vào, sau đó lại tiếp tục thu cả ô. Trong nuôi xen ghép ao vây, hộ gia đình chỉ tốn chi phí cho mua giống là chủ yếu, còn thức ăn thì tận dụng tự nhiên. Mỗi vụ họ chỉ chi cho thức ăn từ 200.000 – 500.000 đồng/vụ/ao. Tiền mua giống dao động từ 8 – 12 triệu đồng/vụ, tùy theo mức đầu tư của mỗi hộ. Tiền vật tư sản xuất chủ yếu là lưới mùng và cọc xay để tu bổ lại hệ thống vây chắn, đảm bảo an toàn cho ao nuôi, mỗi vụ thường chi phí từ 2 – 3 triệu cho vật tư sản xuất. Mô hình nuôi xen ghép không những phù

Ông Phan Lễ: Hồi xưa nuôi thủy sản thua nhiều lắm, nợ ngân hàng nhiều nhưng nay thì yên tâm rồi. Tôi vụ nào cũng được vài ba chục triệu, nuôi xen ghép thế này ít nhất mình cũng hòa vốn, có thua thì cũng chỉ tại thiên tai mình trở tay không kịp thôi. Nuôi kiểu mới như hiện mình cũng không cần cho ăn nữa, nên chi phí ít lắm.

hợp với khả năng dầu tư về tài chính của các hộ nông dân mà còn giảm thiểu được ô nhiểm môi trường và dịch bệnh cho tôm cá.

Bảng 8: Sự thay đổi trong hiệu quả NTTS xen ghép

Số hộ phỏng vấn 46 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ hộ lỗ (%) Số tiền lỗ Triệu/ Năm Tỷ lệ hộ lỗ (%) Số tiền lỗ Triệu/ năm Tỷ lệ hộ lỗ (%) Số tiền lỗ Triệu/ Năm Tỷ lệ hộ lỗ (%) Số tiền lỗ Triệu/ Năm Tỷ lệ hộ lỗ (%) Số tiền lỗ Triệu/ Năm Hộ nuôi bị Lỗ 39,1 5,3 17,4 4,2 4,3 3,5 4,3 3 8,7 3 Hộ nuôi Hòa vốn 37 - 26,1 - 19,7 - 10,9 - 26,1 - Hộ nuôi có Lãi 23,9 7,2 56,5 12,6 27,8 76 84,8 27,8 65,2 19,7 Nguồn: Khảo sát hộ 2010

Nuôi trồng thuỷ sản được xem là nguồn thu nhập chính của nhóm hộ thuỷ sản tại các vùng ven phá. Sự gia tăng của các hộ làm ăn có lãi phần nào phản ánh được sự hiệu quả về kinh tế của hình thức nuôi thủy sản xen ghép trong ao vây lưới. Năm 2005 do chưa áp dụng các kỹ thuật cải tiến vào trong hoạt động sản xuất nên nhiều hộ làm ăn thua lỗ. Tỷ lệ hộ làm ăn lỗ và hòa vốn hàng năm giảm, đồng thời tỷ lệ làm ăn có lãi tăng cao, diễn ra các năm liên tiếp chứng tỏ được sự ổn định của hình thức nuôi này. Tuy nhiên năm 2009 do bị tố nên tỷ lệ hộ lỗ tăng, một số hộ nhờ thu tỉa trước hoặc thả thêm giống nên đảm bảo sản xuất không bị lỗ, bảo toàn được vốn đầu tư, nhiều hộ

4.4 Thay đổi thu nhập và chi tiêu của hộ 4.4.1 Thay đổi về thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập, nguồn thu của hộ phản ánh mức sống của con người, gia đình, nhóm người hay cộng đồng. Người dân ở Định Cư xã Phú An và Phú Mỹ hầu hết đều có sinh kế chủ yếu dựa vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Bảng 9: Thay đổi thu nhập và nguồn thu của hộ

Các nguồn thu

2007 2008 2009

triệu

đồng/hộ/năm triệu đồng/hộ/năm

triệu đồng/hộ/năm NTTS 42 50 30,5 KTTS 10 10 8 Buôn bán 27 27 27 Khác 7 7,5 8 Tổng thu nhập/hộ 51 52 47 Nguồn: Khảo sát hộ 2010

Nguồn thu chính của các hộ ngư dân ở hai thôn Định Cư là từ nuôi trồng thủy sản. Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị cao cho nhiều người, còn buôn bán mặc dù cũng có giá trị cao nhưng chỉ một số người có vốn làm văn thêm. Thu nhập nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng ổn định từ 2007 đên 2008, tuy nhiên năm 2009 gặp tố cho nên sản lượng nuôi trồng thủy sản bị giảm, vì vậy thu nhập của người dân bị hạ xuống.

Các nguồn thu khác như buôn bán, khai thác thủy sản thì do những người lớn tuổi trong hộ gia đình đảm nhận. Các hộ làm thêm khai thác thủy sản tự nhiên chủ yếu trong mùa mưa lụt, lúc này các ao vây ví được tháo dỡ một phần để làm trộ sáo, thủy sản nuôi trồng đã được thu hoạch hết. Mùa mưa các nghề tiểu nghệ như bủa lưới, thả lừ cũng làm ăn dễ hơn do các chủ ao vây lưới không còn khắt khe trong việc bảo vệ tài sản của họ, những người khai thác có thêm diện tích để làm nghề. Các hoạt động khai thác này mặc dù không cao nhưng lại có tính chất thường xuyên, đặc biệt diễn ra vào mùa không nuôi trồng thủy sản đã đảm bảo một phần thu nhập cho hộ. Bình quân vào mùa mưa lụt mỗi hộ thu hoạch từ 35.000 – 50.000đ/ngày/hộ. Các hộ có ao vây lưới cũng thường để các trộ nò khai thác tự thủy sản tự nhiên, sản phẩm thu được họ bán cùng với sản phẩm trong ao như cá tàng, tôm đất, những cá thể thu được có kích thước nhỏ thì họ thả lại vào trong ao nuôi, đợi đến khi đạt kích thước thu hoạch.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cải tiến nuôi trồng thủy sản vùng ao vây lưới ở khu vực sam chuồn – phú vang – thừa thiên huế (Trang 27 - 49)