4.2.5.6. Phần hành kế toán tiêu thụ
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của sảnphẩm về mặt giá trị và hiện vật. phẩm về mặt giá trị và hiện vật.
- Tính toán phản ánh giá trị vốn hàng nhập kho, xuất kho và trị giá củasản phẩm tiêu thụ. sản phẩm tiêu thụ.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chi tiêu kế hoạchvề quá trình mua hàng, bán hàng. về quá trình mua hàng, bán hàng.
- Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sản phẩm.
- Đồng thời chấp hành đúng các Chế độ tài chình về chứng từ, sổ sách nhập, xuất kho, bán sản phẩm và tình thuế.
- Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hoáphục vụ kịp thời cho quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. phục vụ kịp thời cho quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.3. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty
4.3.1. Đánh giá về công tác kế toán
Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu là một đơn vị chuyên sản xuất than hầm lò theo kế hoạch của Công ty TNHH 1TV than Uông Bí, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước. Tuy thời gian hoạt động trong lĩnh vực khai thác than chưa nhiều, nhưng Công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn, song cũng gặp không ít khó khăn khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Với sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo và được sự quan tâm đặc biệt của Công ty TNHH 1 TV than Uông Bí, Công ty đã khắc phục được những khó khăn gặp phải và đóng góp không nhỏ vào những thành công của ngành Công ty.
Cùng với sự phát triển, hội nhập và mở cửa của nền kinh tế và sự thay đổi trong cơ chế ngành (Mỏ), Công ty đã có những bước đổi mới nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty, tác giả thấy có những nét cơ bản nổi bật sau:
- Bộ máy kế toán được tổ chức khá hợp lý và khoa học, đã giúp cho công tác hạch toán của Công ty được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác: Từ việc lập chứng từ hạch toán, ghi sổ chi tiết đến lập hệ thống báo cáo kế toán.
- Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán: Kế toán tại kho bãi, phân xưởng với kế toán tại phòng kế toán; kế toán tại phòng kế toán với các phòng ban chức năng khác trong nội bộ Công ty đảm bảo cho công tác kế toán được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng và có hiệu quả.
- Về công tác quản lý: Bộ máy kế toán được xây dựng theo hướng chuyên môn hoá theo từng phần hành cụ thể, tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người.
- Về áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ vào công tác kế toán tại Công ty đã mang lại nhiều thuận lợi: Phù hợp với việc thực hiện chuyên môn hoá và phân công lao động kế toán tại Công ty. Các mẫu số, bảng biểu được sử dụng thống nhất tạo nên những quy định chung cho việc ghi chép sổ sách, luân chuyên chứng từ và lập báo cáo định kỳ một cách nhanh chóng, dễ hiểu. Tuy nhiên do hệ thống số sách còn phức tạp về số lượng và chủng loại nên khối lượng ghi chép nhiều, đòi hỏi trình độ của kế toán phải cao.
Việc áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán còn nhiều hạn chế, trình độ sử dụng máy tính của nhân viên kế toán chưa cao.
4.3.2. Đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng
Nhận thức được vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, Công ty đã rất chú trọng đến công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản đến khâu sử dụng theo định mức.
- Về khâu thu mua: Phòng vật tư đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua vật tư với khối lượng lớn nên luôn cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất, không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Đội ngũ tiếp liệu năng động, có trình độ và kinh nghiệm thu mua.
- Về hệ thống kho bãi: Vật liệu được phân loại, tổ chức bảo quản trong kho gọn gàng. Các thiết bị bảo quản luôn được đầu tư nâng cấp như: Hệ thống quạt gió. hệ thống khoá cửa, hệ thống phòng cháy chữa cháy... tạo điều kiện cho việc bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu được lâu dài.
Đội ngũ thủ kho là những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Do đó công tác tiếp nhận và cấp phát vật tư cũng như hạch toán tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư được tiến hành một cách thuận lợi và đúng quy định.
- Trong công tác kế toán vật tư: Các mẫu sổ sách, báo cáo kế toán của Công ty được tuân thủ theo chế độ hệ thống kế toán của Bộ Tài Chính và của ngành khá chặt chẽ, tương đối đầy đủ và luân chuyển đúng trình tự.
- Về công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu: Công ty đã xây dựng hệ thống định mức cho từng loại vật liệu khá hợp lý và chặt chẽ. Đó là cơ sở cho việc sử dụng hiệu quả cũng như quản lý tốt vật tư trong Công ty.
- Về phương pháp tính giá: Để tiến tới ứng dụng công nghệ kế toán máy vào công tác kế toán ở Công ty, Công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho vật liệu theo giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập là hoàn toàn hợp lý.
Song bên cạnh những mặt tích cực đó, hiện nay công tác kế toán nguyên vật liệu còn một số mặt hạn chế cần khắc phục như sau:
- Về việc mã hoá vật liệu: Vật liệu ở Công ty gồm rất nhiều loại, nhiều thứ, nhiều quy cách khác nhau khó có thể nhớ hết được. Mặc dù ở Công ty đã tạo lập được một bộ mã vật tư để phục vụ công tác quản lý nhưng vật liệu được mã hoá không theo một trật tự nhất định nào nên dễ gây ra sự trùng lặp, khó nhớ và chưa thể hiện rõ được thứ, nhóm, loại vật liệu cần tìm.
- Vật liệu của Công ty được sử dụng theo định mức nhưng công tác xuất kho vật liệu cho sản xuất chưa được thực hiện theo hạn mức. Như vậy sẽ không theo dõi chặt chẽ được tình hình sử dụng vật tư theo định mức để vào chi phí sản xuất một cách chính xác nhất.
- Cuối kỳ, vật liệu dư thừa tại các phân xưởng còn nhiều nhưng chưa có báo cáo cụ thể về số vật liệu đó.
- Hàng tháng, quý Công ty nên phân tích chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí giá thành sản phẩm. Trên cơ sở phân tích đó, so sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế với kế hoạch và dự toán chi phí nhằm quản lý tốt hơn công tác sử dụng vật tư ở từng bộ phận, phân xưởng cho từng đối tượng cụ thể.
- Việc ứng dụng máy tính trong công tác kế toán đạt hiệu quả chưa cao. Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu có địa bàn sản xuất rộng, không tập trung cho nên việc kiểm tra, giám sát của kế toán còn nhiều hạn chế. Việc luân chuyển chứng từ và cung cấp thông tin kinh tế về phòng kế toán còn chậm chạp, gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo sản xuất của ban lãnh đạo Công ty tới các bộ phận trong toàn Công ty.
KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua thực tập tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu, em nhận thấy công tác hạch toán kế toán tại Công ty tuân theo qui định của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty.
Song công tác kế toán của Công ty còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong hạch toán nguyên vật liệu như vấn đề mã hoá nguyên vật liệu chưa tốt, vấn đề quản lý vật liệu thừa hàng tháng chưa rõ ràng, Công ty chưa phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành,…
Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại
Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu” trong chuyên đề thực tập
tốt nghiệp của mình.
Em kính mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của TS. Trần Quý Liên cùng sự giúp đỡ của cán bộ, công nhân viên trong công ty để hoàn thành chuyên đề thực tập đạt kết quả cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Công - Giáo trình Kế toán tài chính_nxb: LĐXH năm 2006.
2. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Loan - Giáo trình Kế toán tài chính _nxb: LĐXH năm 2007.
3. Chế độ Kế toán doanh nghiệp (Q1 và Q2) của Vụ Chế độ Kế toán - Kiểm toán- Bộ Tài chính_nxb: BTC năm 2006.
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02: Hàng tồn kho. 5. Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003.
6. Tài liệu tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu.
- Báo cáo hoạt động sản sản xuất kinh doanh của Công ty 2005,2006. - Các quy định về sổ sách, chứng từ kế toán tại Công ty.
- Quy chế hoạt động của Công ty.
- Quy chế hoạt động tại Phòng kế toán của Công ty.