Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VIETINBANK LEASING (Trang 44 - 48)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.1 Kết quả đạt được

Những kết quả mà Cơng ty cho th tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã làm được trong cơng tác quản lý rủi ro có thể kể ra gồm

• Đổi mới cơ cấu tổ chức và quy trình nghiệp vụ

Tháng tháng 6 năm 2011 Cơng ty đã triển khai mơ hình tổ chức mới, sắp xếp lại nhân sự các phòng ban, đã và đang ban hành mới, chỉnh sửa các quy trình quy chế để mơ hình mới nhanh chóng vận hành có hiệu quả. Chú trọng vào cơng tác quản lý rủi ro, phịng Thẩm định trước đây chuyển thành Phòng Thẩm định rủi ro và Quản lý NCVĐ. Công tác thẩm định được làm ở cả phòng Khách hàng và phòng Phòng Thẩm định rủi ro và Quản lý NCVĐ, tạo nên sự phối hợp giữa các phịng ban với nhau. Trong đó Phịng Thẩm định rủi ro và Quản lý NCVĐ đóng vai trị chính trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời Cơng ty cũng quy định rõ các cấp thẩm quyền phê duyệt cho thuê, trong đó cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cho thuê bao gồm: Hội đồng Thành viên, Hội đồng cho thuê tài chính, Ban Tổng giám đốc.

Cũng trong năm 2011, Công ty đã và đang xây dựng các văn bản mới quy định các quy trình, nghiệp vụ cho thuê để quản lý hoạt động cho thuê tài chính gồm: quy trình cho th tài chính, quy trình thẩm định, quy trình kiểm tra nội bộ... theo tiêu chuẩn ISO. Các quy trình này đã góp phần đảm bảo cho việc tác nghiệp của cán bộ được tuân thủ các bước nhằm nâng cao chất lượng, hạn chế một phần rủi ro tín dụng trong hoạt động cho th tài chính.

Cơng ty cũng đã xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ q trình hoạt động. Cơng tác ứng dụng cơng nghệ thông tin được cải thiện trong việc tạo báo cáo, chiết xuất dữ liệu phục vụ báo cáo nghiệp vụ, quản trị điều hành tại Cơng ty.

• Xây dựng chính sách cho thuê tài chính phù hợp

Việc xây dựng chính sách cho thuê phải phù hợp với từng thời kỳ, một chính sách hợp lý sẽ đảm bảo cho việc quản lý rủi ro tốt hơn.

- Giới hạn cho thuê để giảm thiểu rủi ro, hạn chế dư nợ cho thuê ở một số cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhóm ngành, tổ chức.

- Đầu tư vào một số lĩnh vực chủ yếu: Xác định một số ngành nghề chủ chốt trong hoạt động cho thuê như: hóa chất, sản xuất tiêu dùng.

- Thiết lập chính sách khách hàng: Bên cạnh việc thận trọng trong lựa chọn khách hàng về điều kiện pháp lý, tình hình tài chính, Cơng ty có những chính sách khuyến khích những khách hàng lâu năm, khách hàng thực hiện tốt việc trả nợ... Giảm tỷ trọng các doanh nghiệp quốc doanh trong dư nợ cho thuê, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều tiềm năng.

Trong việc lựa chọn khách hàng, Công ty đã xây dựng được hệ thơng chấm điểm khách hàng khá tồn diện thơng qua các tiêu chí tài chính và phi tài chính. Theo các tiêu chí này sẽ châm điểm đối với từng khách hàng và dựa vào điểm số đạt được sẽ xếp khách hàng vào các nhóm khác nhau tương ứng.

• Phân loại và thu hồi xử lý nợ

- Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đã được Cơng ty thực hiện đầy đủ theo quyết định 493/QĐ-NHNN.

- Trong giai đoạn 2009 – 2011, Cơng ty đã tích cực và quyết liệt trong công tác thu hồi nợ, kết quả là Nợ xấu đã giảm đi rất đáng kể. Đặc biệt trong năm 1011, Công ty đã được Hiệp hội Cho thuê Tài chính đánh giá là đơn vị đứng đầu về chất lượng tín dụng và được Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam cơng nhận là đơn vị hồn thành xuất sắc nhiệm vụ.

2.3.2 Hạn chế

• Hoạt động cho th tài chính chưa có sự phân tán rủi ro:

- Về hình thức cho th tài chính chưa phong phú

Hiện nay, Cơng ty cho th tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chủ yếu dưới hình thức cho thuê ba bên, mua và cho thuê lại. Các hình thức cho thuê ủy thác, nhập khẩu trực tiếp tài sản thuê đã được thực hiện nhưng chưa nhiều. Các hình thức cho thuê giáp lưng, cho thuê bằng vốn vay chưa được thực hiện. Chính vì hình thức cho th cịn đơn điệu nên Công ty chưa thực sự phát huy được hết khả năng của mình.

- Về cơ cấu khách hàng và tài sản thuê

Công ty chỉ tập trung cho thuê vào một số nhóm khách hàng có chung lĩnh vực kinh doanh hoặc cùng ngành nghề kinh tế kĩ thuật hoặc tập trung vào một số loại tài sản như: thiết bị thi công, tàu biển, phương tiện vận tải. Việc đầu tư vào các tài sản có nhiều rủi ro mà khơng có biện pháp phịng ngừa hữu hiệu dễ đưa Cơng ty vào tình trạng khó khăn nếu có những ngành nghề đó suy thối.Cơng ty cũng chưa được thực hiện cho thuê bất động sản. Trên thực tế công ty đang gặp phải rủi ro không thu được tiền thuê đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vận tải thủy do nợ đọng dây dưa, bỏ thầu giá thấp nên làm ăn thua lỗ, tài sản thuê sau một thời gian sử dụng đã hư hỏng, giá trị giảm sút.

• Các quy trình liên quan đến hoạt động cho th cịn thiếu hoặc chưa chặt chẽ - Chưa có quy trình thẩm định đặc thù cho từng loại khách hàng và từng ngành nghề: Quy trình thẩm định dự án được sử dụng chung với tất cả các đối tượng khách hàng nên mang tính chung chung, khơng phản ánh hết mức độ rủi ro và các tình huống xảy ra riêng biệt của từng lĩnh vực.

• Chất lượng cán bộ tín dụng cịn hạn chế

Cơng ty khơng có cán bộ nào chun về kỹ thuật, việc thẩm định dự án hay kiểm tra tài sản mang tính chất kỹ thuật cao đều do cán bộ bên ngành chun ngành kinh tế đảm nhận. Chính vì vậy trong nhiều trường hợp, kết luận đưa ra về tài sản là thiếu chính xác và thiều tính chun mơn, đồng thời gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác thẩm định và định giá tài sản, đặc biệt đối với tài sản đặc chủng.

Bên cạnh đó, trình độ về cơng nghệ thơng tin và ngoại ngữ của các cán bộ cịn hạn chế. Do vậy, khi Cơng ty đưa các phần mềm công nghệ cao vào phục vụ công tác thẩm định, lập báo cáo, chấm điểm khách hàng... thì khả năng làm quen và sử dụng thành thạo các phần mềm này trở thành một vấn đề. Những cán bộ trẻ nhanh nhẹn và bắt kịp được cái mới thì lại thiếu kinh nghiệm thực tế.

• Cơng tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh Cơng ty chưa cao

Cho đến nay, hoạt động cho thuê tài chính vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các cơng ty cho th tài chính khác, Cơng ty cho thuê tài chính – VietinBank Leasing vẫn chưa có một hình ảnh và thương hiệu thật nổi trội.

Cơng tác tiếp thị khách hàng thuê vẫn kém năng động, chưa nhạy bén với thị trường, phương thức phục vụ chưa bài bản và thị phần cũng chưa ổn định. Công ty và các chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Cơng thương VN chưa kết hợp khăng khít trong việc tiếp cận khách hàng, như những khách hàng chưa đủ điều kiện vay có thể giới thiệu sang Cơng ty Cho th tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam.

• Chưa khai thác mối quan hệ khách hàng từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Công ty và các chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Công thương VN chưa kết hợp khăng khít trong việc tiếp cận khách hàng, như những khách hàng chưa đủ điều kiện vay có thể giới thiệu sang VietinBank Leasing

• Nguồn vốn huy động: Do không được huy động từ cá nhân và chỉ được huy động từ 1 năm trở lên nên Cơng ty Cho th tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam cũng bị hạn chế rất nhiều trong việc huy động vốn, phần lớn là phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VIETINBANK LEASING (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w