4.4.1. Ảnh hưởng đến đất đai
Nguồn vốn tự nhiên bao gồm những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất, nước và các nguồn tài nguyên được con người sử dụng để làm phương tiện kiếm sống. Trong đó đất đai là một nguồn vốn tự nhiên hết sức quan trọng đối với đời sống con người.
Việc xây dựng CCN hầu hết nằm trong khu vực đất đai được người dân sử dụng chủ yếu vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai của các hộ trở nên sôi động hơn. Xem xét tình hình này ở các hộ ở các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 7.
Qua bảng 7 cho thấy nhìn chung diện tích đất bình quân trên hộ giảm. Cụ thể trước khi có CCN diện tích đất bình quân trên hộ là 8343,63 m2, nhưng sau khi có CCN thì diện tích này chỉ còn 6961,47 m2.
Theo kết quả điều tra có thể thấy trong toàn bộ diện tích đất bị quy hoạch thì nhiều nhất vẫn là diện tích đất NN. Trước khi quy hoạch diện tích đất sản xuất NN bình quân là 5065,83 m2 chiếm 60,72% tổng diện tích, sau khi quy hoạch con số này giảm xuống còn 4050,17 m2 chiếm 58,18% tổng diện tích. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra hầu hết lấy từ diện tích đất nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm qui mô sản xuất nhỏ lại. Trong thời gian đến, diện tích đất nông nghiệp của xã sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp để xây dựng thêm các nhà máy xí nghiệp. Đất nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chưa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những người đã có tuổi, chỉ quen với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà nước cần chú tâm giải quyết
Bảng 7: Biến động đất đai của hộ trước và sau khi có CCN
Chỉ tiêu Trước có CCN Sau có CCN So sánh tăng
(+), giảm ( -) Số lượng (m2) Tỷ lệ (%) Số lượng (m2) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích bình quân/ hộ 8343,63 100 6961,47 100 - 1382,16 Đất NN bình quân/ hộ 5065,83 60,72 4050,17 58,18 - 1015,66 Đất ở bình quân/ hộ 536 6,42 536 7,69 0 Đất vườn tạp bình quân/ hộ 341,67 4,09 331,67 4,76 -10 Đất khác bình quân/ hộ 2400.13 28.77 2066.97 29.46 - 333,16 (Nguồn:Phỏng vấn hộ 2011)
Diện tích đất khác ở đây đa số là đất lâm nghiệp cũng có sự thay đổi. Cụ thể diện tích đất này trước khi quy hoạch để phát triển công nghiệp là 2400,43 m2 chiếm 28,77% so với tổng diện tích đất bình quân, nhưng sau khi quy hoạch diện tích đất này giảm xuống 2066,97 m2 chiếm 29,46% tổng diện tích đất bình quân. Diện tích đất lâm nghiệp bị thu hồi nhiều thứ hai sau đất nông nghiệp để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp của CCN. Theo kết quả điều tra cho thấy hầu hết các nhà máy xí nghiệp của CCN được xây dựng dọc hai bên tuyến đường 14B, một bên là núi, một bên là ruộng lúa. Vì vậy việc thu hồi đất lâm nghiệp để xây dựng CCN là điều không thể tránh khỏi.
Đối với đất vườn tạp có sự chênh lệch khá thấp giữa trước và sau khi quy hoạch. Trước khi quy hoạch diện tích đất chưa sử dụng bình quân là 341,67 m2 chiếm 4,09%, và sau khi quy hoạch là 331,67 m2 chiếm 4,76% so với tổng diện tích đất bình quân trên hộ.
Do CCN được xây dựng dọc theo tuyến đường 14B, đây là khu vực không có dân cư sinh sống nên không làm thay đổi diện tích đất ở của người dân. Trước và sau khi quy hoạch CCN đều có diện tích bình quân là 536 m2.
Tóm lại, qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy rõ được thực trạng của việc chuyển đổi đất phục vụ xây dựng CCN, trong đó diện tích đất chuyển đổi nhiều nhất là đất sản xuất NN. Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đặc biệt là đất sản xuất NN, việc thu hồi đất sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực tới đời sống của các hộ dân. Để khắc phục những tác động tiêu cực này ở mức tối thiểu yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có những giải pháp kịp thời trước mắt cũng như lâu dài để giải quyết lao động, việc làm nhằm nâng cao thu nhập góp phần ổn định đời sống của người dân.
4.4.2. Ảnh hưởng đến việc làm của hộ
Phần lớn người dân nông thôn hiện nay việc làm phụ thuộc chủ yếu vào tư liệu sản xuất duy nhất là đất đai. Sau khi diện tích đất bị quy hoạch cho CCN thì vấn đề việc làm của người dân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Do vậy, để tìm được giải pháp tạo việc làm hợp lý, phù hợp thì trước tiên phải tìm hiểu tình trạng việc làm của các hộ dân sau khi bị quy hoạch.
CCN Đại Quang được coi là một CCN lớn với diện tích 72,8 ha. CCN này đi vào hoạt động sẽ tác động lớn đến vấn đề việc làm của người dân địa phương. Để thấy rõ hơn sự tác động này ta đi xem xét tình trạng việc làm của người dân thông qua kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 8 sau:
Bảng 8: Biến động việc làm của hộ trước và sau khi có CCN
Đơn vị tính: Lao động
Chỉ tiêu Trước khi
có CCN Sau khi có CCN So sánh tăng (+), giảm (-) Lao động NN 84 72 -12 Lao động CN-TTCN 1 32 +31
Lao động cơ quan NN, DN 9 9 0
Lao động KD- DV 11 11 0
Lao động làm thuê 20 2 -18
Lao động khác 2 2 0
(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011)
Qua bảng 8 cho thấy được sự biến động việc làm của các lao động. Nhìn chung sau khi có CCN thì cơ cấu việc làm của các lao động biến động theo hướng giảm dần lao động làm nông nghiệp, làm thuê tăng dần lao động trong
các lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể từ 1 lao động công nghiệp trước khi có CCN đã tăng lên 32 lao động. Tỷ lệ lao động làm nông nghiệp có giảm song vẫn còn tương đối lớn, so với trước khi có CCN thì số lao động nông nghiệp giảm 12 người. Lao động làm thuê đã giảm đi 18 người so với trước khi có CCN.
Nguyên nhân của sự biến động trên là do người dân mất đi một phần đất sản xuất nên buộc họ phải chuyển sang ngành nghề mới để mưu sinh. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm thuê đều là những công việc hết sức vất vả mà thu nhập thấp. Vì vậy, khi CCN được xây dựng đã thu hút khá đông những lao động trẻ của địa phương vào làm việc, tính chất công việc ít vất vả hơn mà nguồn thu nhập mang lại khá ổn định. Sự chuyển đổi việc làm của lao động nếu xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đó là một dấu hiệu tốt, chuyển từ ngành nghề mang tính chất bấp bênh sang ngành nghề mang tính chất ổn định. Song, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân của xã hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các địa phương khác với chi phí cao: Năm 2010 thuê cấy là 70.000 đồng/công, thuê gặt là 90.000 đồng/công.
Tính chất việc làm là nguyên nhân quyết định sự chuyển đổi việc làm của lao động. Một khi lao động có việc làm ổn đinh thì rất hiếm khi họ chuyển sang công việc khác. Chính vì vậy lao động trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp không có sự thay đổi công việc trước và sau có CCN. Trước và sau khi có CCN vẫn là 9 lao động. Mặt khác con số đó cũng phản ánh được trình độ văn hóa, kỹ thuật của lao động còn rất thấp, trong tổng số 127 lao động chỉ có 9 lao động hoạt động trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, mà lao động trong lĩnh vực này đòi hỏi những người phải đào tạo qua trường lớp và có bằng cấp.
Tóm lại qua phân tích bảng số liệu trên cho thấy có sự chuyển dịch việc làm của hộ theo hướng tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp, giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê. Đây là sự chuyển dịch theo hướng hoàn toàn hợp lý với xu thế CNH- HĐH như hiện nay.
4.4.3. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương hướng sản xuất, cơ cấu lao động… Do đó, cũng ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ. Thu nhập của hộ bao gồm thu nhập từ nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ và thu nhập khác. Vậy thu nhập của hộ thay đổi như thế nào sau khi xảy ra quá trình quy hoạch đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để xây dựng các CCN? Mức độ biến động của thu nhập được thể hiện qua bảng 9.
Nhìn chung sau khi có CCN thu nhập từ công nghiệp có sự biến động cao nhất. Trước khi có CCN thu nhập từ hoạt động này chỉ là 1 triệu đồng chiếm 1,03% so với tổng thu nhập bình quân, nhưng sau khi CCN đi vào hoạt động thì thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp đã tăng một cách nhảy vọt lên 22,59 triệu đồng chiếm 20,71%.
Bảng 9: Bảng cơ cấu bình quân thu nhập của hộ trước và sau khi có CCN Chỉ tiêu Trước khi có CCN Sau khi có CCN So sánh tăng(+), Số lượng ( triệu đồng) Tỷ lệ(%) Số lượng ( triệu đồng) Tỷ lệ(%) Tổng TNBQ / hộ/năm 97,15 100 109,08 100 +11,93 1. TN từ NN 60,97 62,76 61,38 56,27 +0,41 - Chăn nuôi 20,26 20,85 26,79 24,56 +6,53 - Trồng trọt 40,71 41,91 34,59 31,71 - 6,12 2. TN từ CN 1 1,03 22,59 20,71 +21,59 3. TN từ KD, DV 7,1 7,31 7,07 6,48 - 0,07 4. TN từ CQNN, DN 9,3 9,57 9,74 8,93 +0,44 5. TN từ lao động tự do 12,15 12,51 2,19 2,01 +9,96 6. Nguồn thu khác 6,63 6,82 6,18 5,6 +0,45 (Nguồn:Phỏng vấn hộ 2011)
Theo kết quả điều tra cho thấy việc các công ty, nhà máy đi vào hoạt động đã thu hút một lượng lớn các lao động trẻ tuổi ở địa phương vào làm việc. Trong số đó, có rất nhiều lao động trước đây hoạt động trong hình công việc mang tính bấp bênh như phụ hồ, khuân vác gỗ thuê, xúc cát sạn thuê… mà gọi chung là lao động làm thuê. Chính vì thế thu nhập từ hoạt động làm thuê đã giảm rõ rệt, cụ thể là trước khi có CCN thu nhập từ hoạt động này là 12,15 triệu đồng chiếm 12,51%, đến sau khi có CCN thu nhập giảm xuống còn 2,19 chiếm 2,01% so với tổng thu nhập bình quân.
Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp tăng so với trước khi có CCN, cụ thể trước khi có CCN thu nhập từ nông nghiệp là 60,97 triệu đồng chiếm 62,76%, sau khi có CCN thì thu nhập tăng lên 61,38 triệu đồng chiếm 56,27% so với thu nhập bình quân . Một số hộ sau khi nhận được tiền đền bù đã tập trung vào đầu tư chăn nuôi, trước khi có CCN thì thu nhập từ hoạt động chăn nuôi là 20,26 triệu đồng chiếm 20,85%, sau đó đã tăng lên 26,79 triệu đồng chiếm 24,56%. Khi các CCN được xây dựng sẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây màu, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây rau được hình thành. Trên địa bàn cũng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó phải kể đến mô hình trồng rau màu phủ bạt tại thôn Đông Lâm. Việc áp dụng phủ bạt trong sản xuất cây rau màu được coi là bước đột phá của nông dân Đại Quang. Nhờ đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích tăng, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Những năm qua nhờ không ngừng chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, nên hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích tăng đáng kể. Trung bình mỗi hecta đất chuyên canh rau màu cho thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng. Cá biệt có mô hình trồng ớt cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm. Địa phương cũng đã quy hoạch được một số vùng diện tích 60 ha sản xuất 3 vụ/năm với việc xen canh thuốc lá- đậu xanh-bắp, rau màu- dưa hấu- dưa hấu thu nhập bình quân từ 60 đến 70 triệu đồng/năm đem lại lợi nhuận đáng kể cho nông dân.
Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ có sự biến động rất thấp trước và sau khi có CCN chỉ giảm 0,03 triệu đồng, vì kinh doanh dịch vụ là một ngành có nguồn thu lên xuống thất thường, phụ thuộc vào lượt khách cũng như hàng hóa. Thu nhập từ cơ quan nhà nước có sự biến động theo chiều hướng tăng sau khi có CCN. Đây là một ngành nghề có tính chất ổn định nên thu nhập tăng là do tăng lương.
Thu nhập từ nguồn thu khác ở đây chủ yếu là nguồn thu từ cây lâm nghiệp và nguồn thu này cũng có sự biến động không nhiều, trước khi có CCN thì thu nhập là 6,63 triệu đồng chiếm 6,82%, sau đó giảm xuống còn 6,18 triệu đồng, chiếm 5,6%. Nguyên nhân của sự biến động này là do việc xây dựng CCN đã làm mất đi một phần đất lâm nghiệp nên đã làm giảm thu nhập của nông hộ trên lĩnh vực này.
Như vậy, qua phân tích kết quả điều tra ta có thể thấy được rõ cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ có xu hướng tăng dần thu nhập công nghiệp. Song thu nhập từ nông nghiệp trước và sau khi có CCN vấn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập bình quân. Điều này chứng tỏ rằng nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng còn công nghiệp ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế hộ.
4.4.4. Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ
Việc phát triển công nghiệp trên địa bàn xã đã gây nhiều ảnh hưởng trên các lĩnh vực khác nhau đối với đời sống hộ nông dân. Qua điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 30 hộ nông dân có đất bị quy hoạch cho CCN và sống gần CCN có kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 10.
Bảng 10: Ảnh hưởng của việc phát triển CCN đến kinh tế hộ
Chỉ tiêu Trước khi có CCN Sau khi có CCN So sánh
Số lượng ( triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng ( triệu đồng) Tỷ lệ (%) CP bình quân/hộ/năm 82,54 100 85,84 100 +3,3 CP ăn uống 18,28 22,15 20,85 24,28 +1,85 CP điện 0,65 0,79 0,74 0,86 +0,09 CP may mặc 2,6 3,15 3,06 3,56 +0,46
CP đi lại, giải trí 2,8 3,39 3,62 4,22 +0,82 CP đầu tư sản xuất 45,11 54,65 40,83 47,57 - 4,28 CP y tế 3,07 3,72 3,79 4,42 +0,72 CP học hành 3,33 4,03 5,57 6,49 +2,24 CP lễ tết 2,46 2,98 3,03 3,53 +0,57 CP sữa chữa nhà cửa 2,32 2,81 3,4 3,96 +1,08 CP khác 1,52 2,33 1,67 1,94 +0,15 (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011)
Từ số liệu bảng 10 cho thấy hầu hết các hộ sau khi có CCN thì chi phí bình quân hàng năm đều tăng lên. Cụ thể chi phí bình quân tăng từ 82,54 triệu đồng trước khi có CCN lên 85,84 triệu đồng sau khi có CCN, trong đó chủ yếu là chi phí ăn uống tăng từ 18,28 triệu trước khi có CCN lên 20,85 triệu sau khi có CCN. Tiếp theo đó là các chi phí về may mặc, đi lại, giải trí cũng đều tăng lên so với trước khi có CCN. Điều đó chứng tỏ thu nhập của hộ ngày càng tăng do chuyển đổi từ làm nông nghiệp, làm thuê sang làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp cho nên các hộ có điều kiện hơn để mua sắm, để