Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự thay đổi về môi trường (tự nhiên) dựa trên nhận định chủ quan của những người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Dưới đây là ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về sự thay đổi của môi trường do tác động của các CCN.
Bảng 11: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của môi trường
Môi trường Ý kiến về sự tác động (%)
Ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Nước 46,67 53,33
Không khí 96,67 3,33
Đất 0 100
(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011)
Sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp trong CCN đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của Đại Quang nói riêng và Đại Lộc nói chung, tuy nhiên nó cũng có không ít các mặt trái. Ô nhiễm môi trường sống chính là một trong những mặt trái đó. Những tiếng ồn, những chất độc hại thải ra môi
trường … làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của dân cư. Ngoài ra những tác động xấu của môi trường còn làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những chất độc hại của các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường chưa qua xử lí đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, gây ra một số dịch bệnh… và dẫn đến năng suất thấp.
Theo kết quả điều tra nông hộ cho thấy trong các loại môi trường thì môi trường không khí bị ảnh hưởng nhiều nhất, 96,67% ý kiến cho rằng. Tiếp đến là môi trường nước, 46,67% ý kiến đánh giá môi trường nước ô nhiễm hơn sau khi có CCN. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh, sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở các CCN ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các cở sở sản xuất ở đây đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Được biết khi các cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra về hệ thống xử lý nước thải thì lãnh đạo nhà máy luôn tìm cách để trì hoãn việc kiểm tra đó. Qua quá trình khảo sát thực tế xung quanh các nhà máy xí nghiệp trong cụm cho thấy nước thải từ các nhà máy đó được thải ra các ao hồ quanh đó, màu nước đục ngàu, nổi lên những ván trắng, có mùi hôi thối khó chịu. Người dân sản xuất lúa xung quanh các ao hồ đó thường phải dùng thật nhiều khẩu trang để bịt kín lại khi làm việc vì không chịu nổi mùi hôi bốc ra từ các ao hồ. Khi mùa mưa đến nước từ các ao hồ tràn qua các ruộng lúa gây các hiện tượng lở loét, nổi mẩn đỏ, ngứa ngấy khó chịu cho người dân.
Cho đến hiện tại thì môi trường đất chưa bị ảnh hưởng theo ý kiến của người dân. Trong số các công ty hoạt động trên địa bàn xã thì Công ty Chế biến cao su Đà Nẵng nằm trong danh sách các công ty gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Công ty Cổ phần Prime Đại Lộc, Công ty Chế biến thức ăn gia súc Đại Hòa liên quan đến vụ kiện làm thiệt hại năng suất lúa của người dân.
Hộp 3: Vụ kiện Công ty CP Prime Đại Lộc làm giảm năng suất lúa của người dân 2 thôn Đông Lâm và Hòa Thạch.
Mặt khác khi công nghiệp phát triển thì số lượng các phương tiện tham gia giao thông tăng lên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí của địa phương. Hiện nay, vấn đề môi trường là vấn đề chung của tất cả các quốc gia chứ không phải vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương nào. Nó là một nhân tố vừa trực tiếp, vừa gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng nói chung và các hộ gia đình nói riêng. Có thể nói ý kiến của những người dân nơi đây đã phần nào cho thấy “Năm 2009 UBND huyện Đại Lộc đã tiếp nhận đơn kiện của người dân 2 thôn Đông Lâm và Hòa Thạch xã Đại Quang về việc 44 ha lúa của người dân bị đen và lép hạt do ảnh hưởng của chất thải của Công ty Cổ Phần Prime Đại Lộc. Sau khi xem xét và điều tra, cùng với sự phối hợp của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện, Đài khí tượng thủy văn khu vực miền Trung Trung bộ, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Quảng Nam tiến hành quan trắc, phân tích các chỉ số về môi trường khí thải và nước thải của Công ty Cổ Phần Prime Đại Lộc thải ra theo đúng trình tự quy định. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ của một số chất thải vượt mức cho phép. UBND huyện cũng đã mời Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, Khoa học & Công nghệ, Chi cục Bảo vệ thực vật, Công an tỉnh Quảng Nam đi kiểm tra thực tế đồng ruộng để giúp địa phương xác định nguyên nhân lúa trổ bị đen và lép hạt như phân tích ở trên. Theo ý kiến đánh giá của ngành Nông nghiệp tỉnh và huyện, trong vụ Hè thu năm 2009, trên địa bàn huyện Đại Lộc nói chung và xã Đại Quang nói riêng, các yếu tố về giống, thời vụ, thời tiết, sâu bệnh, chế độ chăm sóc… đều rất thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển và trổ bông nên không có hiện tượng đen và lép hạt. Hơn nữa tại khu vực này từ trước đến nay chưa hề có hiện tượng trên. Từ đó đã đưa ra nguyên nhân làm cho lúa đen và lép hạt là do ảnh hưởng của chất thải từ nhà máy của Công ty Cổ Phần Prime Đại Lộc.
được mặt trái của việc xây dựng các nhà máy, các CCN đến đời sống người dân vùng ảnh hưởng. Vì vậy các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cần phải suy nghĩ và hành động như thế nào để khi phát triển các CCN thì trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt.