CHƯƠNG 1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật
Về mặt lí luận, nếu nhìn nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có trả lời chấp nhận, thì
rõ ràng sự bày tỏ ý chí cơng khai đối với một số người không xác định khi chứa đựng nội dung chủ yếu của hợp đồng có giá trị như một đề nghị giao kết.
Về mặt thực tiễn, việc bày tỏ ý chí cơng khai có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng như thông báo công khai của doanh nghiệp vận tải, việc bày hàng ở chợ, công khai về gửi giữ xe đạp, xe máy hay cam kết hứa thưởng và thi có giải…được im lặng là thừa nhận, là đề nghị giao kết hợp đồng công cộng. Nhưng hiện nay, do đề nghị công cộng chưa chính thức được ghi nhận về mặt lập pháp nên mối quan hệ ràng buộc của đề nghị cũng như trả lời chấp nhận của khách hàng không được điều chỉnh rõ ràng. Có thể khẳng định rằng việc quy định đề nghị giao kết hợp đồng công cộng trong BLDS là việc cần thiết.
+ Về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí, theo đó bên nhận đề nghị đồng ý với tất cả điều kiện được nêu trong đề nghị. Bởi vì sự chấp nhận phải phù hợp với nội dung của đề nghị, nên khi bên được đề nghị nêu điều kiện bổ sung hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đưa ra đề nghị mới (theo Điều 399 BLDS). Nhưng do tính mềm dẻo và linh hoạt của giao dịch dân sự thì thực tế có trường hợp ngoại lệ. Trong giao dịch thương mại quốc tế, sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận kèm theo các điều khoản bổ sung nhưng không làm biến đổi 1 cách cơ bản chủ yếu của đề nghị vẫn được coi là trả lời chấp nhận nếu bên đề nghị không phản đổi ngay những điểm khác biệt đó.
Trong mọi trường hợp, khi bên đề nghị bên kia giao kết hợp đồng dân sự có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời thì khơng được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.
Từ quy định từ Điều 389 BLDS 2015, có thể hiểu khi đề nghị giao kết hợp đồng bị thu hồi trái phép thì việc thu hồi khơng những khơng có giá trị pháp lý mà cịn là căn cứ phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Vấn đề là mức bồi thường thiệt hại như thế nào vẫn cịn là vấn đề gây tranh cãi. Có quan điểm đề nghị áp dụng mức bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Cịn quan điểm khác phổ biến hơn thì cho rằng, bên rút lại đề nghị phải gánh chịu hậu quả tương ứng như khi đơn phương phá vỡ hợp đồng.
+ Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự.
Một điều rõ ràng là trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn do bên đề nghị ấn định. Quá thời hạn đó, lời chấp nhận coi như đề nghị mới của bên chậm trả lời (Điều 394 BLDS). Nhưng trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp do nguyên nhân khách quan mà sự trả lời chấp thuận được gửi đúng hạn nhưng lại đến tay người đề nghị một cách muộn màng. Khơng biết về sự chậm trễ
đó, bên đề nghị trả lời cho rằng thư trả lời được nhận kịp thời và người đó có thể bắt đầu xúc tiến thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, thực hiện nguyên tắc này ngay tình và thiện chí nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên trả lời đề nghị. Pháp luật nhiều nước buộc bên đưa ra đề nghị có trách nhiệm thơng báo không chậm trễ cho bên trả lời đề nghị về việc đồng ý hay từ chối tiếp nhận thư trả lời đến chậm. Sự im lặng của bên đưa ra đề nghị có giá trị 1 sự đồng ý và hợp đồng sẽ được coi là giao kết từ thời điểm nhận thư trả lời. Khoản 2 Điều 21 Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980) quy định: “Khi thư
từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ ràng nõ đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đúng hạn, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực”. Trong trường hợp
trả lời chấp nhận muộn, nên áp dụng quy định của Điều 21 Công ước viên 1980 cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế về giao kết hợp đồng dân sự.
BLDS không quy định trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng khơng nói rõ thời hạn thì sự ràng buộc của đề nghị sẽ kéo dài trong thời hạn bao lâu. Ngoài ra, hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao hết hợp đồng cũng chấm dứt khi bên được đề nghị trả lời không chấp nhận hoặc khi hết hạn trả lời. Khi đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt, người đưa ra đề nghị có quyền giao kết hợp đồng với người khác.
Thực tế cho thấy, đối với các trường hợp giao kết hợp đồng dân sự bằng hành vi hoặc bằng lời nói mà các bên thỏa thuận, thực hiện xong ngay như mua bán đồ dùng sinh hoạt hàng ngày mà phát sinh thiệt hại thì việc xác định thiệt hại cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các bên là xảy ra trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự là rất phức tạp. Do đó, trong những trường hợp này thơng thường ta xem xét luôn trách nhiệm dân sự của các bên trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng mà không tách bạch trách nhiệm xảy ra trong giao kết hay trong thực hiện hợp đồng.
+ Đối với loại hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng hình thức thì cần phải
có sự tn thủ các điều kiện riêng biệt của chúng thì hợp đồng mới được xem là được thiết lập. Nhà làm luật của ta lại không chú ý đến tại mục nói về giao kết hợp đồng của BLDS 2015, trong khi cả Bộ luật này nói khá nhiều về loại hợp đồng trọng hình thức và hợp đồng thực tế tại các mục khác, nhưng có ý thức chúng là hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng hình thức khơng thì chưa được rõ.
+ Hình thức giao kết hợp đồng điện tử. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền
chuyển biến của môi trường xã hội, hạ tầng công nghệ và khung pháp lý trong những năm gần đây, ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, đặc biệt là các ứng dụng trên nền Internet. Hệ thống pháp luật trước đây (trước năm 2006) chưa có văn bản nào điều chỉnh vấn đề giao dịch tiến hành trên những website, mọi giao dịch trên các website vẫn được tiến hành một cách tự phát và khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cho phép người tiêu dùng có quyền rút lui khỏi hợp đồng, trả lại hàng hóa đã mua và khơng phải bồi thường, khi giao kết hợp đồng qua Internet trong một thời hạn nhất định như pháp luật của một số nước tiến tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản…Bên cạnh đó, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử còn nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, khó cho việc tra cứu và quan trọng hơn, phần lớn các quy định này mới chỉ được quy định trong một văn bản có hiệu lực pháp lý thấp nên hiệu quả điều chỉnh trong thực tiễn chưa cao.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT