CHƯƠNG 1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐDS tại công ty luật TNHH
VÀ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HĐDS Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐDS tại công ty luật TNHH Hãng Luật Roma TNHH Hãng Luật Roma
Trong khoảng thời gian 12 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, công ty luật TNHH Hãng luật Roma đã nhận 14 vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐDS, trong đó có:
- 2 vụ án tranh chấp hợp đồng lao động.
- 7 vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán đất đai. - 3 vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. - 2 vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
Công ty luật TNHH hãng luật Roma đã giải quyết được 11 vụ án.
Từ đầu năm 2017 đến nay, có 13 vụ án tranh chấp về HĐDS với 5 vụ án được chuyển từ năm 2016 sang. So sánh với các số liệu thống kê những năm trước, chúng ta có thể thấy được xu hướng ngày càng tăng về số lượng các vụ án tranh chấp HĐDS.
Biểu đồ thống kê tranh chấp HĐDS giai đoạn 2014 – 2016 (số liệu thống kê tại công ty luật TNHH hãng luật Roma)
Thơng qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, xu hướng tiếp nhận các vụ án tranh chấp HĐDS ngày càng nhiều và tỉ lệ giải quyết thành công
0 2 4 6 8 10 12 14 2014 2015 2016
của công ty ngày càng cao. Có thể thấy, một phần vì thực tiễn xảy xa tranh chấp càng tăng và uy tín cũng như chất lượng giải quyết các tranh chấp của công ty càng lúc càng được nâng cao hơn.
Các vụ án được nhận và giải quyết có nhiều mức độ phức tạp khác nhau, cơng ty luật đặt phương án hòa giải thành lên hàng đầu, việc các bên thỏa thuận được với nhau giúp cho việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Nhà nước cũng như các bên. Vì hịa giải thành nên đương sự được giảm 50% án phí.
3.2. Phương hướng hồn thiện các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quy định về giao kết hợp đồng dân sự theo hướng BLDS là đạo luật chung. Nên dùng thuật ngữ là giao kết hợp đồng và hợp đồng để áp dụng chung cho các loại hợp đồng. Cần có những các quy định riêng về giao kết hợp đồng chỉ áp dụng cho các loại hợp đồng cụ thể như trong lĩnh vực lao động, thương mại…Do đó, sẽ bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như tính ổn định cao của pháp luật.
- Cần phải có quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng, để đảm bảo tính thống nhất và tránh trùng lặp. BLDS cần quy định thêm về đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự với hình thức là văn bản, bắt buộc phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của chủ thể giao kết hợp đồng. Đối với pháp nhân và các tổ chức thì cần có chữ ký của người có thẩm quyền và có đóng dấu của tổ chức, pháp nhân đó.
- Quy định rõ ràng trong BLDS về hình thức giao kết HĐDS, những hợp đồng nào kí kết dưới hình thức gì? Ví dụ: đối với những hợp đồng được kí kết bằng miệng: giá trị của tài sản trong hợp đồng phải khơng được q lớn, tính chất đơn giản, nhanh chóng và quy định con số rõ ràng hơn; đối với những hợp đồng có giá trị lớn, tính chất phức tạp, dễ xảy ra khó hiểu và nhầm lẫn… thì nên được giao kết dưới hình thức văn bản…
- Cần bổ sung 1 số trường hợp cụ thể về việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng cho phù hợp với thực tế để bảo đảm quyền và lợi ích giữa các bên. Một số trường hợp như: 1 hoặc 2 bên chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị phá sản trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị. Đối tượng của hợp đồng dân
sự dự kiến giao kết được nêu trong đề nghị giao kết khơng cịn nữa do nguyên nhân bất khả kháng. Cần sửa đổi quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để bảo đảm tính thống nhất khi áp dụng trong thực tế.
- Điều 390 BLDS 2005 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ
theo nhiều nghĩa, gây khó khăn trong hoạt động áp dụng pháp luật. Theo đó, cần bổ sung thêm quy định “một bên được coi là xác định cụ thể khi bên đề nghị gửi đề nghị của mình, bằng các tiêu chí khách quan xác định được rõ bên mà đề nghị sẽ được gửi tới” vào Điều 390 BLDS.
- Cần sửa quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự để đảm bảo tính thống nhất khi áp dụng BLDS có thể sửa lại theo khoản 1 Điều 397: “T rong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn chờ trả lời thì việc
trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn chờ trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm dân sự của các bên trong q trình giao kết hợp đồng dân sự. Có thể bổ sung cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể trong q trình giao kết hợp đồng khi có thiệt hại phát sinh theo hướng: “Người nào
có lỗi cố ý hoặc vơ ý trong q trình giao kết hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
- Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử là hết sức cần thiết, nhằm thiết lập những nguyên tắc và chuẩn mực chung cho hoạt động của các website, nâng cao tính minh bạch của một hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến, đồng thời góp phần bảo vệ và cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia. Do đó, BLDS nên bổ sung quy định giao kết hợp đồng dân sự bằng hình thức giao kết hợp đồng điện tử.
KẾT LUẬN
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như ngày nay, tình trạng tranh chấp liên quan tới hợp đồng ngày nhiều. Tuy các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng được quy định khá cụ thể, đầy đủ, chặt chẽ, và phù hợp với thực tế nên đã góp phần tạo điều kiện để các bên thực hiện tốt hợp đồng, ngăn ngừa vi phạm, góp phần hạn chế các tranh chấp phát sinh cũng như giúp giải quyết tranh chấp thuận lợi hơn. Nhưng thực tiễn cịn có rất nhiều trường hợp mà luật dân sự không điều chỉnh hết được, do đó có nhiều hạn chế trong vấn đề giao kết hợp đồng dân sự. Để khắc phục những hạn chế đó là kiến nghị đưa ra các phương hướng để luật sửa đổi cho phù hợp hơn với thực tế hiện nay.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích được thực hiện trong q trình thực tập tại Công ty luật TNHH Hãng Luật Roma, với đề tài “Giao kết hợp đồng
dân sự lý luận và thực tiễn”.
Với thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ nghiên cứu cùng kiến thức chuyên mơn cịn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận khơng tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy cô để em có thể nâng cao nhận thức và hoàn thiện hơn chuyên đề này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong Công ty luật TNHH Hãng Luật Roma, xin cảm ơn cô Võ Thị Thanh Linh mặc dù bận rộn với công tác giảng dạy nhưng vẫn dành thời gian hướng dẫn, góp ý để em có thể hồn thành bài tiểu luận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015 2. Bộ luật dân sự 2005. 3. Công ước vienna1980.
4. Trường Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, “tập bài giảng pháp luật về hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.
5. Ts. ĐỖ VĂN ĐẠI, LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM, “Bản án và bình luận
án tập 1”.
6. Ths. Nguyễn Thị Giang Và Nguyễn Mai Hanh, “Pháp luật hợp đồng và
nguyên tắc khi giao kết hợp đồng”, thuvienphapluat.vn. 7. Một số điểm mới trong bộ luật dân sự 2005 http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/
8. Ths. Ls. Lê Kim Giang, “Hợp đồng dân sự và các tranh chấp thường
gặp”,Nxb, Tư pháp, 2011.
9. Nguyễn Hà Linh “Đề tài giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp
luật hiện hành, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. 10. Website: http://www.luathoc.vn/phapluat/ http://www.chinhphu.vn/ http://www.tailieu.com/ https://thuvienphapluat.vn/ http://baobinhduong.vn/cac-nguyen-tac-co-ban-cua-bo-luat-dan-su-2015- a150103.html