Tính cách nhiệt cho tường bao và trần

Một phần của tài liệu ĐỒ án thiết kế hệ thống lạnh cho kho cấp đông, kho phân phối đặt tại quảng trị (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2 TÍNH CÁCH NHIỆT – CÁCH ẨM KHO LẠNH

2.2 Tính cách nhiệt cho tường bao và trần

- Chiều dày lớp cách nhiệt tính theo cơng thức tính hệ số truyền nhiệt k qua vách phẳng nhiều lớp lấy từ công thức (3 -1) trang 85 tài liệu [1].

k= 1 1 α1+∑ i=1 n δi λi+ δcn λcn+α12 PT 2.4

- Suy ra chiều dày lớp cách nhiệt:

δcn=λcn[1 k−( 1 α1+∑ i=1 n δi λi+α12)] PT 2.5 Với:

δcn: Độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, [m]

λcn: Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, [W/mK] k : Hệ số truyền nhiệt, [W/m2K]

α1: hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài tới tường cách nhiệt, [W/m2K] α2: hệ số toả nhiệt của vách buồng lạnh tới buồng lạnh, [W/m2K]

δi: Bề dày yêu cầu của lớp vật liệu thứ i, [m] λi: Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, [W/mK]

Do xây dựng kho lạnh bằng tấm panel nên ta chon các tấm panel dựa vào bảng 3.9 (trang100, tài liệu [1]). Độ dầy panel, hệ số k và lĩnh vực ứng dụng của kho lạnh để thiết kế kho lạnh.

2.2.1 Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn

- Polyurethane có hệ số dẫn nhiệt 0,018-0,022 W/mK, chọn λcn = 0,020 W/mK (theo tấm panel của công ty Phương Nam)

- Tôn lá dày 0.0005 m có hệ số dẫn nhiệt 58 W/mK (theo QCVN 09:2017 BXD)

2.2.2 Chọn tấm panel

Ta có bảng thơng số kỹ thuật các tấm panel của hãng nikkei Panel System như sau:

Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật các tấm panel của hãng nikkei Panel System

Loại Độ dày Hệ số truyền nhiệt k(W/m2K) Nhiệt độ sửdụng (oC)

Loại RH 42 mm 0,49 Đến -5

Loại FR 75 mm 0,28 Đến -20

Loại FS 100mm 0,21 Đến -35

Loại FP 125 mm 0,16 Đến -45

Loại FT 150 mm 0,14 Đến -55

Bảng 2.5 Kết quả tính tốn và lựa chọn panel cho từng loại buồng

Buồng bảo

quản đông Buồng bảoquản lạnh Buồng IQF

Độ dày (mm) 75 42 100

Hệ số truyền

nhiệt k, W/m2K 0,28 0,49 0,21

2.2.3 Kiểm tra tấm đọng sương

Để tránh hiện tượng đọng sương xảy ra thì nhiệt độ bề mặt ngồi tường bao phải lớn hơn nhiệt độ đọng sương của môi trường. Điều kiện để không xảy ra hiện tượng đọng sương được xác định theo công thức (3-7) (tài liệu [1] tr.87).

k ≤ ks=0.95α1tn−ts

tn−tf

PT 2.6

Với:

k: hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường, [W/m2K]

ks: hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường khi bề mặt ngoài là nhiệt độ đọng sương, [W/m2K]

α1 = 23.3 W/m2K: hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của từơng bao che tf: nhiệt độ trong buồng lạnh, oC

Xét theo nhiệt độ ngoài trời mùa hè của tỉnh Quảng Trị như trên Bảng 1.1 Nhiệt độ bên trong xưởng là: tn = 0,7.t

Bảng 2.6 Thơng số tính cách ẩm kho Nhiệt độ ngồi trời t (oC) Nhiệt độ trong xưởng tn (oC) Độ ẩm Nhiệt độ đọng sương (theo tn) Mùa hè 37,6 26,32 50,5 14

Với các thơng số đều đã có sẵn như trên, kết quả tính tốn được ghi trong bảng

Bảng 2.7 Kết quả tính tốn đọng sương

Hệ số truyền

nhiệt (W/m2K) Buồng bảo quảnlạnh đông Buồng bảo quảnlạnh Buồng IQF

ks (mùa hè) 6,153 12,791 4,676

k 0,28 0,49 0,21

Cả 3 loại đều không bị đọng sương.

2.2.4 Kiểm tra đọng ẩm trong cơ cấu cách nhiệt

Do vật liệu bề mặt phủ 2 bên panel là vật liệu hoàn toàn cách ẩm nên không xảy ra hiện tượng đọng ẩm.

Một phần của tài liệu ĐỒ án thiết kế hệ thống lạnh cho kho cấp đông, kho phân phối đặt tại quảng trị (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)