4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà
2.5.1. Cỡ sàng phân định cốt liệu thô và cốt liệu mịn
Theo truyền thống, cỡ sàng phân định cốt liệu thô và cốt liệu mịn là cỡ sàng 4,75mm và giống nhau cho hỗn hợp có cỡ hạt lớn nhất danh định khác nhau. Phương pháp Bailey xem cốt liệu thô là cốt liệu tạo ra lỗ rỗng, cốt liệu mịn là cốt liệu chèn vào lỗ rỗng do cốt liệu thơ tạo ra. Dựa trên kết quả phân tích sự sắp xếp giữa các hạt cốt liệu để hạt nhỏ có thể chèn vào lỗ rỗng của các hạt lớn mà vẫn đảm bảo các hạt lớn vẫn tiếp xúc với nhau theo mơ hình 2-D và 3-D của Varik (2000) [55], phương pháp Bailey định nghĩa cỡ sàng phân định giữa cốt liệu thô và cốt liệu mịn là cỡ sàng gần nhất với kết quả tính theo Cơng thức (2.4).
PCS = NMPS x 0,22 (2.4)
Trong đó:
o PCS (Primary Control Sieve): cỡ sàng phân định giữa cốt liệu thô và cốt liệu mịn.
o NMPS (Nominal Maximum Particle Size): cỡ hạt lớn nhất danh định của hỗn hợp cốt liệu.
Như vậy, trong phương pháp Baiely cỡ sàng phân định cốt liệu thô và cốt liệu mịn phụ thuộc vào cỡ hạt lớn nhất danh định của hỗn hợp cốt liệu và được thể hiện trong Bảng 2.3 [56]. Đối với hỗn hợp BTNC 25 và BTNC 19, cốt liệu thơ là hạt sót sàng 4,75mm, cốt liệu mịn là các cốt liệu lọt sàng 4,75mm. Đối với hỗn hợp BTNC 12,5 và BTNC 9,5, cốt liệu thơ là cốt liệu sót sàng 2,36 mm và cốt liệu mịn là cốt liệu lọt sàng 2,36mm.
Bảng 2.3. Cỡ sàng phân định giữa cốt liệu thô và cốt liệu mịn theo quan điểm cốt liệu tạo khung và cốt liệu nêm chèn - phương pháp Bailey
Cỡ hạt lớn nhất danh định (mm)
Cỡ sàng phân định cốt liệu thô và cốt liệu mịn
tính tốn (mm)
Cỡ sàng phân định cốt liệu thô và cốt liệu mịn
đề xuất (mm)
25 5.50 4.75
19 4.18 4.75
12.5 2.75 2.36