Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật vào công tác xét xử án hành

Một phần của tài liệu Công tác xét xử án hành chính tại tòa án nhân dân tỉnh đắklắk (Trang 37 - 40)

4. Bố cục đề tài

2.6. Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật vào công tác xét xử án hành

hành chính tại Tịa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk.

Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thế cho luật tố tụng hành chính 2010. Luật tố tung hành chính 2015 ra đời nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót mà luật cũ vẫn cịn tồn đọng và hồn thiện hơn luật tố tụng hành chính. Nhưng khi đưa vào thực tế áp dụng thì vẫn cịn khá nhiều vướng mắc vẫn chưa thể khắc phục và làm rõ được. Qua sự trao đổi hướng dẫn tận tình của các anh chị thư ký Tòa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk, em tìm hiểu được những vướng mắc mà các thứ ký và thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk gặp phải trong cơng hồn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:

- Về quy định thời hạn hét xử của luật tố tụng hành chính 2015 tại khoản 1, 2 điều 130 Luật tố tụng hàn chính 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với các vụ có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án có quyền gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp nêu trên. Nhưng khi áp dụng vào thực tế thì các thư ký và thẩm phán gặp khá nhiều khó

khăn bởi nhiều đương sự không chịu hợp tác. Khi thư ký tiến hành tống đạt văn bản của Tòa án thì khơng liên lạc được với đương sự. Đương sự cố tình khơng hợp tác, khi Tịa triệu tập lấy lời khai thì khơng có mặt. Nhiều vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, mất nhiều thời gian thu thập chứng cứ hoặc không đủ chứng cứ để hoàn thành hồ sơ vụ án để đưa ra xét xử, Từ đó dẫn đến việc chậm trễ hoàn thành hồ sơ vụ án, Tòa phải tạm ngưng xét xử, gây nhiều phiên toái và tốn kém.

- Trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk vẫn còn nhiều huyện và khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực nông thôn và đối núi. Dân cư ở đây chủ yếu là người đồng bào thiểu số, sống xa khu vực thành thị và sự hiểu biết về pháp luật của họ vẫn còn nhiều hạn chế. Dẫn đến khi xảy ra tranh chấp họ khơng hiểu biết hết những gì mà pháp luật đã quy định, khơng biết mình đúng hay sai và điều kiện kinh tế nhiều khu vự cịn hạn hẹp. Từ đó họ khơng thể thuê luật sư để hướng dẫn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Thực tiễn khi e dự các vụ án hành chính thấy các đương sự trong trường hợp nêu trên đều không tham gia tranh tụng mà chỉ im lặng, không thể đưa ra chính xác quan điểm của mình để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Dẫn đến việc tranh tụng trong phiên tịa hành chính gặp nhiều khó khăn. Thẩm phán khơng thể đối đáp với các đương sự để biết rõ hơn về tình hình sự việc, xem xét nhiều khía cạnh vấn đề để đưa ra phán quyết chính xác nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

- Về người đại diện trong tố tụng hành chính, theo điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015 cụ thể khoản 3, 5, 7 quy định thì người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng; Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng hành chính; Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật trong Ủy ban nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ Luật

tố tụng hành chính của đương sự mà mình là đại diện; Người đại diện theo ủy quyền trong Luật tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ Luật tố tụng hành chính của người ủy quyền, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong Luật tố tụng hành chính trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan

của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật[20]. Từ quy định trên

của Luật tố tụng hành chính thì việc cử người đại diện trong thủ tục tố tụng hành chính trước Tịa án nhân dân phải theo đúng quy định tại Điều 60 của Luật này. Khi tham gia tố tụng hành chính, Ủy ban nhân dân thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật. Ủy ban nhân dân có quyền tự bảo vệ, nhờ Luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình (khoản 11 Điều 55), khi nhờ luật sư thì luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 61 Luật tố tụng hành chính chứ khơng phải là người đại diện, nhưng thực tế có rất nhiều vụ án tại các địa phương đã được tịa án đưa ra giải quyết thì người bị kiện ủy quyền tồn bộ cho luật sư thực hiện, lúc này luật sư sẽ giữ hai vai vừa là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị kiện, vừa là người được ủy quyền, đây chính là vướng mắc thường gặp trong các vụ án hành chính.

- Ủy quyền khi tham gia tố tụng hành chính, ở Tịa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk thường chủ thể bị kiện ở đây là cơ quan và tổ chức. Theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 thì chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Nếu chủ thể bị kiện là Ủy ban nhân dân các cấp thì người đứng đầu là Chủ tịch ủy ban nhân dân. Trong thực tế nếu vụ án hành chính liên quan đến Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ là người đại diện cho Ủy ban nhân dân. Nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân thường không đến dự buổi xét xử mà ủy quyền cho cấp phó của mình. Và cấp phó của Chủ tịch ủy ban nhân dân lại sử dụng cách xin xét xử vắng mặt vì lý do chính đáng. Việc xin xét xử vắng mặt vì lý do chính đáng là khơng trái pháp luật nhưng nó dân đến việc khó khăn trong giai đoạn tiến hành tố tụng tại Tòa án, và Tòa phải chấp nhận xét xử vắng mặt, điều này gây khó khăn trong giải

đoạn xét xử, không thể làm rõ nhiều vấn đề và vấn đáp trực tiếp với các đương sự liên quan đến vụ án. Những tình tiết mà Thẩm phán cần làm rõ cần sự trình bày của bên đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh mà họ xin vắng mặt nên không thể quyết định được khi xét xử. Làm mất nhiều thời gian và nhiều vụ án phức tạp phải tiến hành tạm đình chỉ, dẫn đến lượng án hành chính tồn đọng nhiều, không đảm bảo được tiến độ xét xử qua các năm.

- Luật tố tụng hành chính đã quy định trong thời gian giải quyết, người bị kiện vẫn có thể dùng quyền sửa đối hay có thể hủy những quyết định hành chính mà mình đã ban hành, nhưng song với đó thì luật quy định như vậy mà vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thời gian để sửa đổi là chưa hợ lý. Bời cẩn phải quy định rõ thời gian cụ thể sửa là bao lâu, nếu sửa quá lâu sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp liên quan, và cũng dẫn đến việc thiếu trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản. Không đảm bảo được tính nghiêm mình và việc giải quyết án của Tịa án cũng sẽ khơng thuận lợi cho việc giải quyết.

Một phần của tài liệu Công tác xét xử án hành chính tại tòa án nhân dân tỉnh đắklắk (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)