Đánh giá thực tiến xét xử

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 35 - 36)

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu theo phạm tội lần đầu hoặc tái phạm

7. Kết cấu của chuyên đề

2.2. Thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Đam Rông,

2.2.3. Đánh giá thực tiến xét xử

2.2.3.1. Tích cực

Nhìn chung cơng tác thụ lý xét các vụ án hình sự, Tịa án nhân dân huyện Đam Rông đã chú trọng nâng cao trách nhiệm thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong việc nghiên cứu hồ sơ đánh giá chứng cứ. Trong công tác xét xử tại Tòa án đã chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, lấy kết quả tranh tụng tại phiên tịa ra để phán quyết, do đó cơng tác xét xử ngày được nâng cao và khơng có vụ án nào xử oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Hình phạt áp dụng đối với từng bị cáo đều đảm bảo tính nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo; việc áp dụng hình phạt cho hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ đều bảo đảm đúng quy định của pháp luật, Nghị quyết của HĐTP, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, Tịa án cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, xác định được án trọng điểm để khẩn trương đưa ra xét xử lưu động tại các địa phương nơi xảy ra nhiều tội phạm, nhằm tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, đồng thời để răn đe và phòng ngừa tội phạm xảy ra, góp phần vào việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương.

Trong các vụ án xét xử, đơn vị đã thực hiện tốt quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Tất cả các vụ án mà Tòa án đưa ra xét xử đều được dư luận xã hội đồng tình, qua đó có tác động thiết thực trong cơng tác tun truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân.

Đơn vị thường xuyên quán triệt trong đội ngũ cán bộ công chức trong đơn vị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trươc công việc được giao, thường xuyên học tập không ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt ln giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ tòa án.

2.2.3.2. Tiêu cực

Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng trong công tác nhưng đơn vị công tác vẫn còn một số tồn tại:

Do đặc thù phần lớn dân cứ sinh sống trên địa bàn là người đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức pháp luật cịn hạn chế nên cơng tác triển khai thi hành pháp luật trong hoạt động trong tố tụng cịn gặp khó khăn.

Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban dân nhân (UBND) các xã trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên. Việc tổ chức tuyên truyền pháp luật của Hội đồng phối hợp huyện đến các xã, cũng như việc triển khai của tuyên truyền viên pháp luật xã đến các thôn thực hiện chưa đồng bộ. Công tác triển khai thực hiện ở cơ sở của một số xã triển khai còn chậm và chưa được sâu rộng trong nhân dân.

Lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên truyền, chủ yếu là những người làm kiêm nhiệm chưa được đào tạo cơ bản, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác tuyên truyền cịn hạn chế, chưa khuyến khích được sự tham gia ổn định, lâu dài cho công tác phổ biến pháp luật.

Thiếu sự quan tâm trong việc chủ động triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Từ đó, dẫn đến hoạt động phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa mang lại hiệu quả cao.

Chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực cho những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)