Biểu đồ 2.6 Cơ cấu theo phạm tội lần đầu hoặc tái phạm
7. Kết cấu của chuyên đề
2.3. Một số kiến nghị nâng cao chất lượng xét xử tội trộm cắp tài sản tại Tòa án
nhân dân huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
Tại địa bàn huyện Đam Rông hàng năm các vụ án trộm cắp tài sản ngày một tăng với nhiều hình thức trộm cắp khác nhau, các đối tượng thường nhắm vào các tài sản có giá trị cao và sự mất cảnh giác của chủ sỡ hữu để thực hiện hành vi trộm cắp một cách lén lút. Vì vậy, cơng tác xét xử là một hình thức nhằm răn đe, trừng trị thích đáng đúng người đúng tội đối với hành vi mà các đối tượng gây ra vi phạm pháp luật.
TAND huyện Đam Rông cũng đã chủ động kết hợp với các ban ngành địa phương cùng tìm hiểu nguyên nhân chủ quan và khách quan để khắc phục tình trạng trộm cắp tài sản để ổn định tình hình phát triển kinh tế cũng như quyền sỡ hữu của công dân đang sinh sống tại địa bàn. Qua đó trấn an và phát động phong trào quần chúng nhân dân nhằm tố giác tội phạm một cách nhanh chóng, khơng để tội phạm trốn thoát và tẩu tấn tài sản.
Những năm qua Tòa án huyện đã đưa ra xét xử lưu động một số vụ án trọng điểm do cấp ủy chỉ đạo nhằm mục đích tuyên truyền cho quần chúng nhân dân biết về hậu quả mà các đối tượng gây ra. Qua đó truyền đạt được kiến thức pháp luật cho quần chúng nhân dân biết để phòng chống tội phạm một cách triệt để.
Hàng năm Bí thư huyện đồn cũng đã chỉ đạo các chi đoàn thanh niên trong ngành tư pháp tổ chức các phiên tòa giả định tại các trường học từ cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhất là những địa bàn vùng xâu vùng xa như ba xã Đạ M’ Rông, xã Đạ Long và xã Đạ Tơng là vùng có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhận thức về công nghệ hiện đại chưa có nên việc tổ chức các phiên tịa giả định là cần thiết để tuyên truyền giáo dục pháp luật tại các trường một cách hiệu quả và răn đe ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Qua đó truyền đạt những giá trị pháp luật đang được áp dụng đối với tội phạm trộm cắp tài sản khi mà độ tuổi vi phạm pháp luật ngày một trẻ hóa.
Để khắc phục và hạn chế về tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra tại địa bàn bản thân có một số kiến nghị như sau:
Tiếp tục tuyên truyền pháp luật tại các địa phương thông qua loa đài, thông tin của thôn xã để quần chúng nhân dân biết về tác hại của các tệ nạn xã hội cũng như vấn nạn trộm cắp tài sản.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đưa các vụ án trọng điểm ra xét xử công khai tại các địa phương nơi xảy ra nhiều tội phạm, nhằm tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân.
Cần tăng cường quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và công tác tổ chức công tác tuyên truyền đến dân cư sinh sống trên địa bàn.
Cần có sự quan tâm hơn trong việc chủ động triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương để mang lại hiệu quả cao trong công tác phổ biến pháp luật đến người dân.
Quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực cho những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương.
Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần thường xuyên hơn. Việc tổ chức tuyên truyền pháp luật của Hội đồng phối hợp với các xã, cũng như việc triển khai pháp luật từ xã đến các thơn cần có sự đồng bộ và sâu rộng trong nhân dân.
Những người làm trong cơng tác phổ biến giáo dục phải có chế độ đãi ngộ phù hợp, khuyến khích tham gia ổn định, lâu dài cho công tác phổ biến pháp luật.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản tại Tịa án nhân dân huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm Đồng cho thấy tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến năm 2020 diễn biến hết sức phức tạp và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ phạm tội hình sự được đưa ra xét xử khơng có chiều hướng giảm đi mà ngày càng gia tăng lên.
Theo các tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng thì q trình truy tố xét xử đối với các bị cáo cịn gặp nhiều khó khăn.
Nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội và có nhiều biện pháp tăng cường cơng tác đảm bảo trật tự an tồn xã hội phục vụ cơng cuộc phát triển kinh tế cho huyện Đam Rông. Các cơ quan chức năng đã phối hợp với nhau chặt chẽ để cùng nhau phòng chống tội phạm nhất là tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, tình hình tội phạm được đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Đam Rơng cịn nhiều hạn chế do yếu tố địa hình và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được các phiên xét xử cơng khai và lưu động đến các xã có nhiều tội phạm vi phạm, diễn biến hết sức phức tạp nhất là tội trộm cắp tài sản. Qua quá trình nghiên cứu trong chương 2 cũng đánh giá được tính chất của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn, nêu ra được tình hình tội trộm cắp trên địa bàn xảy ra ngày càng phức tạp, thực tiễn xét xử của tội trộm cắp và đưa ra một số kiến nghị nâng cao chất lượng xét xử tội trộm cắp tại Tòa án nhân dân huyện để nhằm hạn chế các loại tội phạm nhất là tội phạm trộm cắp tài sản để đảm bảo an toàn trật tự xã hội, phát triển kinh tế xã hội.
KẾT LUẬN
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài “Tội trộm cắp tài sản - thực tiễn xét xử tại tịa án nhân dân huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm Đồng”, từ năm 2016 đến năm 2020.
Các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng nhằm giải quyết các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, nhưng trong q trình thực tiễn vẫn cịn một số thiếu sót làm giảm hiệu quả trong nhiệm vụ đấu tranh phịng, chống tội phạm.Tình hình tội phạm nhất là tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vẫn diễn biến phức tạp, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án hình sự được đưa ra xét xử. Tình hình về tội trộm cắp tài sản như trên do nhiều yếu tố tác động, nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, mức độ, tính chất phức tạp nghiêm trọng về sự phát triển của tội trộm cắp tài sản trong điều kiện có sự phát triển.
Từ khái quát về tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật Hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Đam Rơng, cho thấy tình hình tội phạm diễn ra ngày càng tinh vi và hết sức phức tạp cần có các biệp pháp áp dụng pháp luật cụ thể hơn đối với các hành vi chưa đủ điều kiện để tiến hành truy tố trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó cũng cần có biện pháp xử lý mạnh đối với các trường hợp tái phạm, tái phạm nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra cơ quan tiến hành tố trụng cần tăng cường tuyên truyền pháp luật bằng hình thức xét xử công khai, lưu động đến các địa phương có nhiều hành vi phạm tội nhất là nơi điều kiện kinh tế cịn khó khăn, nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế.
Với đặc thù là một huyện nơng nghiệp, đang có sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế, các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, tâm lý xã hội, tư tưởng chính trị và tổ chức - quản lý của huyện Đam Rông đang tồn tại những hạn chế nhất định, một số hạn chế là nguyên nhân và điều kiện để tội phạm trộm cắp tài sản phát sinh, phát triển. Những năm tiếp theo ở huyện, điều kiện này vẫn khơng thay đổi đáng kể nên tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trong phạm vi của tỉnh cũng không giảm. Điều này đã tạo nên những thách thức to lớn nhưng bắt buộc chính quyền và nhân dân địa phương phải vượt qua. Công tác xét xử các vụ án trôm cắp tài sản cũng có vai trị rất quan trọng, để trừng phạt thích đáng các đối tượng phạm tội một cách đúng người, đúng tội. Tuy nhiên để răn đe, giáo dục cho quần chúng nhân dân biết rõ hơn về tội phạm thì việc đưa một số vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng hay các vụ án thường xảy ra tại địa phương cần phải đưa ra xét xử lưu động, để quần chúng nhân dân nhận thức được giá trị pháp lý của tội trộm cắp tài sản để đề phòng cảnh giác với các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng phạm tội cũng như giáo dục con cái tránh xa các tệ nạn xã hội.
Thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật và xử lý nghiêm minh, công bằng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, tạo khung pháp lý vững chắc cho tất cả các hoạt động liên quan đặc biệt chú trọng đến quy định của Bộ luật Hình sự về tội trộm cắp tài sản, đảm bảo thực hiện đúng chính sách hình sự của Nhà nước đối với tội phạm này. Việc áp dụng luật cũng như khung hình phạt đối với tội phạm cũng phải khách quan đúng người, đúng tội nhất là trường hợp tái phạm hoặc phạm tội nhiều lần, nhưng với sự bao dung của pháp luật Việt Nam vẫn luôn tạo điều kiện cho các bị cáo phạm tội được sửa chữa sai lầm khi các bị cáo thành khẩn khai báo nhận lỗi cũng như nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, chuyên đề nghiên cứu về tội “Trộm cắp tài sản” tại địa bàn huyện Đam Rông là sự cần thiết để giúp người đọc hiểu hơn tình hình khó khăn, vướng mắc của địa phương đang trải qua khi mà huyện Đam Rông ngày một phát triển cũng như ổn định được tình hình trị an ninh tại địa phương, không gây hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân và ổn định về cuộc sống của người dân tại địa bàn, yên tâm sản xuất phát triển nền nông nghiệp một cách hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự năm 1999
2. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 3. Bộ luật Dân sự năm 2015.
4. Bình luật khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 5. Tạp chí Tịa án nhân dân.
6. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung & Phần các tội phạm) – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dân 2019.
7. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 1 - PGS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên) (Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội)Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 2007.
8. Nguyễn Thị Thu Ba “Tội trộm cắp tài sản theo luật Hình sự Việt Nam” Luận văn thạc sĩ Khoa luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
9. Lê Đình Hải tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ luật học, viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội)
10. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90am_R%C3%B4ng
11. Số liệu được thu thập từ Tòa án nhân dân huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (nguồn từ tk tịa án.gov.vn và tkv1.tịấn.gov.vn)