Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ngữ văn 12 (Trang 26 - 28)

pháp dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn 12

1. Thiết kế bài học thật chu đáo

Để áp dụng thành công các PPDHTC, GV cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, cần chuẩn bị rất chu đáo cho tiết dạy trên lớp. Do đó, khâu TKBH là rất quan trọng. Tùy theo đặc điểm của bài học, tùy đối tượng học sinh và các phương tiện hỗ trợ mà GV lựa chọn các PPDH thích hợp. Giáo viên phải TKBH từ rất sớm (Ít nhất là 1 tuần). Vì có TKBH sớm, GV mới có thể giao nhiệm vụ học tập cho HS một cách rõ ràng, phù hợp với ý tưởng dạy học của mình.

Ví dụ, để dạy bài “Sóng” theo phương pháp hỏi đáp chuyên gia, chúng ta cần lựa chọn những học sinh đóng vai chuyên gia và hướng dẫn các em tìm kiếm tư liệu, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Sóng” và cuộc đời Xuân Quỳnh trước khi tiết học thực sự diễn ra là một tuần. Còn nếu sử dụng phương pháp đóng vai, có khi chúng ta phải thiết kế trước 2 tuần. Đó là trường hợp dạy bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” …

2. Giao nhiệm vụ học tập rõ ràng

Để có một giờ dạy thành cơng khi sử dụng các PPDHTC, sau khi kết thúc tiết dạy, giáo viên cần dành một khoảng thời gian nhất định (3-7 phút) để giao việc cho HS. Việc HS có chuẩn bị kĩ lưỡng bài mới trước khi đến lớp hay không sẽ quyết định thành công của tiết dạy. Nhiệm vụ học tập được giao phải thật cụ thể, rõ ràng (Giao cho cá nhân hay giao cho tổ/ nhóm) và phải có biện pháp theo dõi, kiểm tra, đơn đốc q trình chuẩn bị của HS.

Ví dụ: Trước khi học sinh học bài “Vợ nhặt”, ở tiết học trước, tôi dành 5 phút để yêu cầu HS phải chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến bài học như:

1. Tìm hiểu tình huống truyện của truyện ngắn “Vợ nhặt”.

2. Nhận xét của anh/ chị về nhân vật: người vợ nhặt, Tràng, bà cụ Tứ. 3. Bức tranh ngày đói được thể hiện như thế nào?

4. Vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của các nhân vật trong truyện?

5. Vẻ đẹp của tình người trong nạn đói? 6. Anh/ chị thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

7. Chi tiết nghệ thuật nào để lại ấn tượng sâu đậm trong anh/chị? Vì sao? 8. So sánh kết thúc của truyện ngắn “Vợ nhặt” với kết thúc truyện ngắn

“Chí Phèo” của Nam Cao.

Để khuyến khích và tạo thói quen chuẩn bị bài mới trước khi tới lớp cho học sinh, tôi thường yêu cầu cán sự bộ môn kiểm tra sự chuẩn bị vở soạn của HS trong thời gian 15 phút đầu giờ (Thỉnh thoảng tơi đích thân kiểm tra khi bước vào tiết dạy) và có nhiều phần thưởng cho những HS có tinh thần chuẩn bị bài nghiêm túc (Chủ yếu là điểm cộng, điểm 10). Trước khi bắt đầu bài mới, tơi thường có những câu hỏi khởi động để kết nối kiến thức cũ và mới. Những câu hỏi được đặt ra khơng q khó (chủ yếu là để kiểm tra HS có chuẩn bị thực sự hay khơng) và số điểm thưởng luôn cao khiến cho các em rất háo hức. Học sinh tỏ ra thích thú khi được kiểm tra bài mới thay cho kiểm tra bài cũ vào đầu tiết dạy vì dễ được cộng điểm, dễ nhận được điểm 10 và được cô khen, ghi vào sổ đầu bài,…

3. Kiên trì và có niềm tin vào các phương pháp dạy học tích cực

Việc chuyển đổi PPDH Ngữ văn từ phương pháp thuyết giảng, vấn đáp là chính sang áp dụng các PPDHTC chắc chắn sẽ rất khó khăn cho cả thầy và trị. Đó là một q trình lâu dài, đầy gian nan, đầy thách thức nhưng nếu kiên trì, kết quả sẽ rất tốt đẹp. Nếu khơng có niềm tin vào các phương pháp dạy học mới, chắc hẳn chúng ta sẽ khó lịng vượt qua những chướng ngại trên hành trình đổi mới PPDH.

Những chướng ngại đặt ra khi mới áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đó là: Gv khơng truyền đạt hết kiến thức cho học trò như đã thiết kế (hiện tượng “cháy” giáo án rất phổ biến); học sinh rất lúng túng khi thảo luận, khi thuyết trình hay phản biện; HS chưa biết cách khai thác, sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả; tiết học có thể gây ồn, thậm chí rất ồn hoặc mất kiểm soát; khá tốn kém trong việc mua sắm đồ dùng dạy học,… Những trở ngại này sẽ mất đi khi GV và HS đã quen dần với các PPDHTC, đã tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm từ mỗi tiết học.

Để học sinh quen dần với các phương pháp mới, giáo viên cần hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ từng thao tác một và phải thật kiên trì. Bởi vì có lớp sẽ thích ứng rất nhanh với các PPDHTC nhưng có lớp sẽ tiếp thu rất chậm. Điều này phụ thuộc vào chất lượng học tập, tinh thần học tập của lớp học và phụ thuộc vào việc trước đó các em đã được học phương pháp này chưa. Nhưng nhìn chung, phải mất ít nhất 2 tuần các em mới có thể học tập theo phương pháp mới một cách khoa học và có hiệu quả.

4. Khơng ngừng nghiên cứu, tìm tịi thử nghiệm các phương pháp dạy học mới

Để không ngừng cải thiện chất lượng dạy học, GV cần mạo hiểm, dám thử nghiệm các PPDH mới. Hiện nay, các PPDHTC được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thơng và có khá nhiều khóa học về vận dụng các PPDHTC do các chuyên gia uy tín giảng dạy. GV cũng có thể học trực tuyến trên mạng hoặc tham gia học trực tiếp để có thể sử dụng thành thạo các phương pháp đó.

Thời gian qua, có rất nhiều GV đã tự bỏ tiền, sắp xếp thời gian để theo học các khóa học về PPDHTC tại Đà Nẵng, Hà Nội, Đà Lạt, Vũng Tàu....với mong muốn sẽ có những tiết học Ngữ văn thật chất lượng. GV cũng có thể tham gia các nhóm dạy học tích cực trên các trang mạng xã hội để có thể vừa học hỏi vừa chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp trên cả nước để tạo nên một cộng đồng GV tích cực, yêu nghề.

5. Kết hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lí

Trong một tiết dạy, nên kết hợp một số PPDHTC và các PPDH truyền thống để tạo nên sự hấp dẫn nhưng phải có phương pháp giữ vai trị chủ đạo và khơng nên kết hợp quá nhiều phương pháp. Việc sử dụng các PPDHTC khơng có nghĩa là phủ định, tẩy chay các PPDH truyền thống như thuyết giảng, phát vấn,… Nhất là hiện nay, khi chúng ta vẫn đang dạy theo chương trình SGK cũ, cịn ơm đồm về kiến thức. Việc sử dụng phương pháp thuyết giảng là cần thiết trong dạy học Ngữ văn, nhất là trong các tiết dạy đọc hiểu văn bản nhưng cần chú ý không thuyết giảng quá 15 phút và cần có sự minh họa để học sinh dễ nắm bắt kiến thức.

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ngữ văn 12 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w