Xây dựng các đạo luật hoặc bộ luật về TPQT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Trang 31 - 32)

2 .So sánh giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế

1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tư pháp quốc tế hiện nay

1.2 Xây dựng các đạo luật hoặc bộ luật về TPQT

Do cách giải quyết thứ nhất không mang lại nhiều hiệu quả, nên giải pháp phổ biến hiện nay vẫn là xây dựng các quy phạm quốc gia điều chỉnh TPQT. Nhiều quốc gia đã pháp điển hóa các quy phạm rải rác vào trong một luật hoặc bộ luật về TPQT: Ở châu Á có Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan; ở châu Đại Dương có Úc; ở châu Âu có Bỉ, Italy, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đức, Áo, Liechtenstein, Ucraina, Ba Lan, Séc, Bulgarie, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel; ở châu Mỹ có Venezuela. Ở châu Phi có Tunisie.

Đúng là số lượng các quốc gia có một đạo luật hoặc Bộ luật về TPQT cịn chưa nhiều (21 trong tổng số gần 200 quốc gia trên thế giới), nhưng xu hướng này đang gia tăng và xuất hiện ở khắp các châu lục. Nhiều quốc gia đã và đang xây dựng các dự án luật về TPQT. Ở Pháp đã từng có ba dự án luật về TPQT, đó là: Dự án Luật TPQT của Niboyet năm 1953 gồm 113 điều với phạm vi điều chỉnh rộng; Dự án Luật TPQT của Batifol năm 1959 cũng có phạm vi điều chỉnh rộng, nhưng chỉ nêu các nguyên tắc chung nhất (gồm 21 điều); Dự án Luật TPQT của Foyer năm 1967 có phạm vi điều chỉnh hẹp (37 điều). Tất cả các dự án này tuy đều thất bại, nhưng cũng cho thấy một mong muốn có thực về việc xây dựng một đạo luật về TPQT. Lý giải cho sự thất bại này là TPQT Pháp chủ yếu dựa trên án lệ. Các văn bản quy phạm pháp luật cấu thành TPQT Pháp không nhiều (điều 3, 14, 15 BLDS, các điều 42 và tiếp theo của Bộ luật TTDS, một số văn bản luật chuyên ngành và ĐƯQT). Các văn bản này được xây dựng đã lâu nên khơng cịn phù hợp để điều chỉnh các

26

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi vốn đang ngày càng đa dạng và phức tạp do q trình tồn cầu hóa khơng chỉ nền kinh tế mà cả văn hóa, xã hội Pháp. Chính vì thế, để bổ khuyết cho sự thiếu hụt của văn bản, Tòa tối cao Pháp (Cour de Cassation) đã đưa ra nhiều bản án có tính chất hướng dẫn các tòa cấp dưới áp dụng các quy phạm pháp luật chung vốn dành để điều chỉnh các quan hệ quốc nội của Pháp để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Như vậy, khơng giống như TPQT Việt Nam vốn cấu thành từ nhiều văn bản quy phạm pháp luật, TPQT của Pháp được cấu thành chủ yếu từ các án lệ, mà các án lệ lại không ổn định trong thời gian. Chính điều này đã làm cho các nỗ lực pháp điển hóa án lệ thành một bộ luật TPQT đã tạm thời không thành công tại Pháp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)