Chủ động trong xây dựng "luật chơi" quốc tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Trang 34 - 36)

2 .So sánh giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế

1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tư pháp quốc tế hiện nay

1.5 Chủ động trong xây dựng "luật chơi" quốc tế

Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc là cơ quan soạn thảo chính các

văn bản, dự thảo Công ước quốc tế để Đại hội đồng họp thơng qua. Các đóng góp của Ủy ban có thể kể đến như Cơng ước Luật biển Geneva 1968, Công ước Vienna về Luật điều ước quốc tế năm 1969. Cơng ước Rome về Quy chế tịa án hình sự quốc tế 1998… Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, tham gia vào công việc của Ủy ban sẽ giúp bản thân ông và những người làm luật, nghiên cứu luật ở Việt Nam hiểu rõ hơn cách thức soạn thảo văn bản điều chỉnh những vấn đề lớn của thế giới, nâng cao vị thế đất nước. Việt Nam được tham gia trực tiếp vào cuộc chơi chung, là đại diện cho tiếng nói của các nước đang phát triển, nên sẽ được các nước khác tranh thủ và ủng hộ trên nhiều diễn đàn khác nhau. Việt Nam cũng tiến kịp các nước trong khu vực và trở thành nước tầm trung về xây dựng và áp dụng luật quốc tế. Điều này sẽ tác động đến các diễn đàn ngoại giao khác. Tham gia Ủy ban Luật pháp quốc tế cũng là cơ hội để Việt Nam xây dựng đội ngũ cán bộ pháp lý, làm quen với môi trường làm việc của các cơ quan pháp luật quốc tế, đưa dần người Việt vào các tổ chức, các vị trí cao hơn, có tiếng nói trong cộng đồng quốc tế, tham gia chủ động trong xây dựng "luật chơi" quốc tế; góp phần kết nối, trao đổi học thuật với

29

các cơ quan, viện nghiên cứu của Việt Nam, thúc đẩy truyền bá và áp dụng luật quốc tế tại Việt Nam và khu vực, một công cụ quan trọng cho hội nhập và giải quyết các tranh chấp một cách hịa bình, góp phần củng cố hịa bình, an ninh, thịnh vượng của thế giới và khu vực.

Tiểu kết chương 3

Ở chương 3 em đã nêu ra một số giải pháp để nâng cao và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Tư pháp quốc tế và Cơng pháp quốc tế hiện nay Qua đó em mong rằng những giải pháp đó của em sẽ góp phần nâng cao chất lượng giả quyết những khó khăn mà nhà nước ta đang gặp phải trong quá trình phát triển bền vững cả trong hiện tại và tương lai.

30

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay việc tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, thực hiện việc đổi mới quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài đã đặt ra trước khoa học Tư pháp quốc tế của nước ta những nhiệm vụ mới, liên quan đến việc xây dựng, soạn thảo những văn bản pháp lý khác nhau điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, bảo hiểm và các quan hệ khác trong thực tiễn đời sống có yếu tố nước ngồi tham gia

Bên cạnh đó ý nghĩa thực tiễn to lớn của việc nghiên cứu và nắm vững những vấn đề của Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế là hết sức cần thiết không những cho các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động kinh tế mà cũng hết sức cần thiết cho các Thẩm phán, Kiểm sát viên; Công chứng viên và các Luật gia, Luật sư làm việc trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)