BAO BÌ VẬN CHUYỂN BẰNG GỖ

Một phần của tài liệu BAO bì vận CHUYỂN HÀNG hóa HOÀN CHỈNH (Trang 42 - 50)

Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến

Từ cổ xưa, người ta đã dùng gỗ làm vật liệu để đóng kiện với số lượng hàng hóa lớn để để vận chuyển. Lúc đó, lượng hàng hóa được vận chuyển thương mại còn thấp, gỗ được tiêu dùng với số lượng không cao, chưa gây thiệt hại cho rừng và chưa ảnh hưởng lớn đến môi trường. Thương mại hàng hóa càng ngày càng phát triển, nhu cầu về bao bì vận chuyển càng tăng cao cùng với việc khai thác rừng vượt mức để dùng cho rất nhiều mục đích như xây dựng... đã khiến cho nhu cầu về gỗ tăng cao nên không thể có đủ gỗ để đáp ứng nhu cầu, do đó bắt đầu có những vật liệu khác cạnh tranh với gỗ. Đây là điều nổi bật đáng quan tâm của giấy bìa gợn sóng vì tính nhẹ hơn gỗ rất nhiều, giúp cho chi phí vận chuyển giảm thấp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số ít trường hợp hàng hóa vẫn được đóng kiện bằng thùng gỗ do tính chất cơ lý của gỗ cao. (Đống Thị Anh Đào, 2011).

Những đặc tính của thùng bằng gỗ chứa hàng hóa chuyên chở phân phối tùy thuộc vào loại gỗ được dùng. Đặc tính quan trọng yêu cầu đối với thùng gỗ là chịu được tải trọng và chịu va chạm cơ học. Gỗ của những cây tùng, bách hay gỗ thân mềm thì có tính chịu của áp lực cao nhưng chịu tải trọng thấp hơn loại gỗ cứng; so với gỗ cứng thì gỗ thân mềm có thể bị vỡ ra khi đóng đinh.

Việc khai thác gỗ để sản xuất thùng chứa đựng hàng hóa càng lúc càng tốn chi phí quá cao và càng tiến sâu vào sự phá hoại môi trường. Trung bình chỉ có 65% thân cây được tạo thành thùng gỗ. Với khuynh hướng tăng sự hữu dụng của vật liệu gỗ cho việc đóng thùng chứa hàng đã hình thành công nghệ sản xuất gỗ ghép và gỗ dán. Gỗ dán được dùng nhiều để sản xuất các thùng bằng gỗ hình tròn đựng chất lỏng mà ngày nay vẫn còn dùng để chứa rượu vang. Phương pháp ghép nối những tấm ván thành những thùng chứa đựng được cho thấy ở hình 2.16. (Đống Thị Anh Đào, 2011).

Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến

Hình 2.18. Các loại thùng chứa vật phẩm bằng gỗ

Hình 2.19. Thùng chứa đựng được cấu tạo bởi gỗ ghép

Trong bảo quản rau quả tươi thì thùng bằng vật liệu gỗ có tính chất chống va đập cơ học tốt hơn giỏ tre, thường dùng gỗ thông, nặng, bề mặt xù xì, khó vệ sinh, dập quả, có thể bổ sung một lớp giấy lót bên trong giúp cho bề mặt êm dịu hơn.

Ưu điểm:

- Chống va đập tốt hơn bao bì bằng tre, nứa, mây. - Chịu trọng tải, lực cơ học tốt hơn tre, nứa. - Có thể tái sử dụng lại.

Nhược điểm:

- Nặng gây khó khăn trong vận chuyển

Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến

- Khó vệ sinh

Hình 2.20. Thùng gỗ chứa đựng hàng hóa

Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến

Hình 2.22. Gỗ sồi dùng để đựng rượu vang 2.4. BAO BÌ VẬN CHUYỂN BẰNG PLASTIC

Hiện nay bao bì vận chuyển hay bao bì ngoài bằng vật liệu HDPE như các két được dùng để chứa đựng chai thủy tinh, chứa bia hoặc nước ngọt có gas đang rất phổ biến và tiện lợi có khối lượng nhỏ hơn gỗ rất nhiều và tính tái sử dụng cao.

Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến

Nguyên liệu HDPE chế tạo két được phối trộn HDPE phế thải với tỷ lệ cao khoảng 80÷90% và HDPE mới khoảng 10÷20% trên tổng nguyên liệu sử dụng; với điều kiện là nguyên liệu tái sinh không bị nhiễm bẩn làm giảm tính bền cơ của bao bì.

Bên cạnh đó tính chất cơ học của két càng thấp khi được sản xuất từ nhựa tái sinh nhiều lần, sẽ chóng lão hóa, dễ vỡ hơn theo thời gian sử dụng, không thể cải thiện bằng các phụ gia ổn định.

Cần chú ý rằng két có thể bị nứt vỡ trên bề mặt do sự oxy hóa, sự nhanh chóng lão hóa vật liệu bởi sự tiếp cận tia cực tím. Tùy thuộc vào thời gian phơi dưới ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đáng kể đến tính bền cơ học của két. Thời gian sử dụng két bằng HDPE có thể là 10 năm hoặc 15 năm, hoặc có thể hơn tùy theo điều kiện áp dụng. Bao bì cho phép tập trung hàng hoá thành các đơn vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển, tạo điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâu vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận.

Kích cỡ bao bì vận chuyển hợp lý tạo cơ hội sử dụng hết công suất của các loại phương tiện chất xếp. Trong lĩnh vực này người ta thường tập trung hàng hoá thành các “đơn vị bốc xếp” để “tiết kiệm” phương tiện vận chuyển. Từ năm 1961 ở các nước đã có khoảng 20 - 30% hàng hoá được tập trung thành đơn vị bốc xếp. Ngày nay con số này đã tăng lên đến 70 - 80% và do đó đã tiết kiệm được khoảng 50% phương tiện vận chuyển.

Việc chất xếp hàng hoá trong các nhà kho, sân bãi sẽ thuận tiện và có hiệu quả cao khi các loại hàng hoá được bao gói trong bao bì nhựa thích hợp với việc ứng dụng cơ giới hoá trong bốc xếp, với các hình dáng, độ bền vững thích hợp và kỹ thuật chất xếp hợp lý, có thể xếp được chồng hàng cao hơn, dung lượng chứa đựng nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa diện tích, chiều cao nhà kho và các thiết bị chứa đựng (giá, bục để hàng) được tận dụng triệt để hơn.

Để cho quá trình bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận được thuận tiện, an toàn, chính xác và hiệu quả; sử dụng tối đa công suất nhà kho và thiết bị chứa đựng, cần quan tâm đến yếu tố chất lượng bao bì. Kích thước bao bì cần được tiêu chuẩn hoá, kết cấu bao

Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến

bì phải bền chắc, phải “khoẻ’ để chịu đựng được các lực bốc xếp; có ký mã hiệu hướng dẫn vận chuyển, bốc xếp (mã số bao bì, phiếu bao gói nơi đến, nơi xuất phát, sức chứa, các ký hiệu an toàn, tránh lăn đẩy, tránh mưa, tránh nắng, quy định xếp hàng... đặc biệt với các hàng độc hại, nguy hiểm, dễ vỡ...). Bao gói hàng hoá phải theo đúng quy phạm để hạn chế tối đa hư hỏng sản phẩm do va chạm, rung sóc, sức nén khi thực hiện các nghiệp vụ trên.

Những thông tin chỉ dẫn sử dụng, bảo quản, vận chuyển... trên bao bì có ý nghĩa quan trọng với khách hàng. Một mặt bao bì thể hiện trình độ phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá và mặt khác bao bì cũng thể hiện được mối quan hệ khăng khít, mối quan tâm thiết thực, cụ thể của các nhà sản xuất kinh doanh đối với người tiêu dùng. Bao bì vừa thể hiện tính kỹ thuật, mỹ thuật vừa thể hiện tính văn hoá, xã hội, vừa vật chất, vừa tình cảm, vừa thương mại, vừa nghệ thuật. Điều đó thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Giải quyết hiệu quả các băn khoăn do dự, các “bẫy” đối với khách hàng khi họ mua sắm hàng hoá. Người ta đã ví bao bì như “người bán hàng thầm lặng” đặc biệt trong các hình thức kinh doanh “tự phục vụ”, bán hàng tự chọn. Vai trò của người bán hàng ngày nay đã được thay thế bằng bao bì trong các siêu thị và các cửa hàng tự động. Chính những thông tin, các kiểu dáng với các hình thức màu sắc trang trí của bao bì đã làm cho bao bì có vai trò như một công cụ tạo ra sự hấp dẫn, tính tò mò, nảy sinh cảm xúc và từ đó tạo ra sự quảng bá sản phẩm rộng lớn. Điều đó sẽ đưa đến những sự thoả mãn cho khách hàng, gây ra những quyết định “bất chợt” nhanh chóng trong hành vi mua hàng của khách hàng.

Bao bì là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ cho những nhân viên giao nhận, xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá, bảo vệ sự trong lành của môi trường xung quanh.

Sản phẩm hàng hoá (đặc biệt là các sản phẩm độc hại, gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường) được bao gói bằng những bao bì thích hợp sẽ cách ly được các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động, đảm bảo môi trường lao động trong lành và bảo vệ môi trường xung quanh. Các sản phẩm dễ cháy, nổ nếu được bao gói đúng quy chuẩn

Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động, cho các loại phương tiện khi tiến hành giao nhận, xếp dỡ, vận chuyển. Vì vậy, trong kinh doanh thương mại, ngoài việc sử dụng các vật liệu bao bì phù hợp với đặc điểm kỹ thuật, tính chất cơ, lý, hoá học của sản phẩm để chứa đựng, bao gói, còn cần phải thực hiện các tiêu chuẩn hoá về ghi ký mã, nhãn hiệu hàng hoá, các ký hiệu chỉ dẫn các nghiệp vụ xếp dỡ, vận chuyển, điều kiện bảo quản các loại hàng hoá nhất là với các loại hàng thuộc nhóm độc hại nguy hiểm. Bao bì ngăn cản tác động có hại của hàng hoá, bảo đảm sự trong lành của môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đống Thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, NXB ĐHQG – Đại học Bách khoa TP.HCM, 2011.

[2]. Đỗ Vĩnh Long (chủ biên) và cộng sự, Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, 2013.

Một phần của tài liệu BAO bì vận CHUYỂN HÀNG hóa HOÀN CHỈNH (Trang 42 - 50)