Với sự ra đời của Luật Thương mại 2005, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 và Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006, nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật quản lý, hướng dẫn hoạt động nhượng quyền thương mại đã được hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, một số vướng mắc đã và sẽ phát sinh do một số nội dung trong các văn bản pháp luật này chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam, cũng như việc kết nối giữa các đạo luật liên quan vẫn chưa thể liên thông do gặp phải các trở ngại mang tính kỹ thuật lập pháp.
3.1.Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Ở một số nước trên thế giới, quy định này cũng có thể là bắt buộc hoặc khuyến khích tự nguyện đăng ký với mục đích để Nhà nước có thể thu thập thông tin về hoạt động nhượng quyền để xây dựng các chính sách, cơ chế pháp lý có nội dung khuyến khích, phát triển hoạt động nhượng quyền, đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp của người mua franchise. Tại Hoa Kỳ, trên 12 tiểu bang có luật quy định bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải thực hiện đăng ký NQTM, điều này thể hiện chính sách bắt buộc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện hoạt động NQTM. Ở Malaysia, từ năm 1992, với Chương trình Phát triển nhượng quyền ( Franchise Development Programme), Chính phủ nước này đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp trong việc tư vấn pháp lý, xây dựng hệ thống nhượng quyền và quy định khá cởi mở trong việc đăng ký (hoặc khai báo) việc nhượng quyền ra nước ngoài.
Theo Điều 291 Luật Thương mại 2005, Điều 17 và 18 Nghị định 35, bất kỳ doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động NQTM phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động NQTM tại Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền bao gồm: Đơn đề nghị đăng ký, Bản giới thiệu về NQTM do doanh nghiệp soạn thảo theo mẫu và các văn bản
khác để xác nhận tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền, quyền sở hữu trí tuệ đối tượng liên quan hoạt động nhượng quyền...do Bộ Thương mại quy định mục II.1 Thông tư 09. Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại là cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động NQTM, các điều kiện để được nhượng quyền (Điều 5 của Nghị định 35) để quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM của doanh nghiệp. Do vẫn chưa có chế tài ràng buộc cụ thể đối với trường hợp bị từ chối đăng ký nhượng quyền, nên trong thực tế, những doanh nghiệp bị xét không đủ điều kiện nhượng quyền nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhượng quyền bắt cách lách luật thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý với đối tác, trong đó có thỏa thuận cho phép đối tác được sử dụng thương hiệu và tổ chức kinh doanh theo phương thức hoạt động của mình.
Ngoài ra, hiện thời Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản cụ thể quy định mức phí đăng ký hoạt động NQTM, do đó có thể dẫn đến lúng túng đối với cơ quan tiếp nhận đăng ký.
3.2 Vấn đề xây dựng, cung cấp bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại mại
Về nguyên tắc, việc yêu cầu doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền xây dựng Bản Giới thiệu về NQTM là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền. Bản Giới thiệu về nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp thực chất đó là tài liệu quan trọng, còn gọi là UFOC (Uniform Franchise Offering Circular), mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho Bên dự kiến nhận quyền nghiên cứu trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. Do đó, Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại phải thể hiện đầy đủ, trung thực, chính xác mọi thông tin về Bên nhượng quyền, hệ thống nhượng quyền và các vấn đề cơ bản liên quan đến việc ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, việc xây dựng và cung cấp tài liệu UFOC là
cấp chính xác thông tin liên quan đến nội dung, quảng bá cho bên nhượng quyền.
Tại Việt Nam, Bộ Thương mại cũng ban hành mẫu Bản Giới thiệu nhượng quyền thương mại kèm Thông tư 09, có nội dung khá chi tiết gồm 02 phần và 13 mục. Tuy nhiên, Bản Giới thiệu mẫu được soạn thảo hơi cứng nhắc, các thông tin yêu cầu cung cấp có vẻ như chủ yếu để phục vụ cho hoạt động thống kê, quản lý nhà nước, mà không tính đến yếu tố thể hiện sự quảng bá của Bên dự kiến nhuợng quyền. Ngoài ra, một số nội dung thông tin phân chia theo đề mục không hợp lý, khó hiểu hoặc một số yêu cầu có thể không cần thiết, cụ thể như sau:
• Trùng lắp tiêu đề tại Mục I Phần A và mục I Phần B. Theo nội dung được nêu, Mục I Phần A nhắm giới thiệu tổng quát về vị trí pháp lý, chức năng kinh doanh cùa Bên nhượng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy, tổ chức kinh doanh nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Vì vậy, nên chăng sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành “Giới thiệu tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền”, tiêu đề Mục I Phần B thành “Thông tin về tổ chức-hoạt động của Bên nhượng quyền”.
• Điểm 2 Mục V Phần B nói về khả năng cho phép bên nhận quyền có được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Thực chất đây chính là quyền của Bên nhận quyền do bên nhượng quyền quy định, thế nhưng lại được sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
• Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lượng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền của bên nhượng quyền. Có vẻ như những yêu cầu này can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của bên nhượng quyền, và có thể gây ra rủi ro cho bên nhượng quyền nếu bên dự kiến nhận quyền không ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở đây, chỉ cần bên nhượng quyền cung cấp thông tin về số lượng cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền đang hoạt động hoặc đã chấm dứt
trong thời gian 03 năm gần nhất, đối với trường hợp nào đã ký kết hợp đồng mà vẫn chưa triển khai thực hiện thì phải trình bày lý do cụ thể là đủ.
• Mục X Phần B yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp nội dung báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất. Việc cung cấp nội dung báo cáo tài chính là hợp lý, tuy nhiên yêu cầu phải có kiểm toán có thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam không? Tại Hoa Kỳ, chỉ có một số tiểu bang mới đòi hỏi báo cáo tài chính của bên nhượng quyền phải có kiểm toán xác nhận mà thôi. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn chưa quen với việc kiểm toán, do đó thiết nghĩ chỉ nên yêu cầu cung cấp bản sao Báo cáo tài chính, quyết toán thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận là được.
• Mục XI Phần B có tiêu đề “Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần phải tham gia” hoàn toàn không phù hợp với nội dung thông tin thể hiện sự cam kết của Bên nhượng quyền về tính chính xác, trung thực của Bản Giới thiệu nhượng quyền thương mại. Do đó, tiêu đề này đề xuất nên sửa lại là “Sự cam kết, chế tài và cơ quan tài phán được lựa chọn để đảm bảo thực hiện”.
3.3. Những quy định đối kháng, giữa các văn bản liên quan
Khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẩn nghiêm trọng giữa Luật Chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng
nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 141 LSHTT). Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuế hiện tại vẫn chưa có quy định chính thức trong việc xác định các khoản chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp. Ngoài ra, về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương mại, Điều 24 Nghị định 35 đã liệt kê các hành vi phạm cụ thể và quy định việc xử lý được thực hiện bằng biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.