Việt Nam
2.1. Trên thế giới
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3 điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác.
toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có 1 hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu.
Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tứ là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời.
Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại; với 167.500 cửa hàng nhượng quyền thương mại, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Ở Anh, nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh. Khu vực nhượng quyền thương mại cũng thu hút một lượng lao động lớn với khoảng 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.
IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu Á đã tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm.
Ở Thái Lan số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua nhượng quyền thương mại. Được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ nhượng
quyền thương mại. Bước đầu: năm 2004 đạt 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% tương tự các năm tiếp theo.
Tại Nhật Bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống nhượng quyền thương mại và 220.710 cửa hàng nhận quyền thương mại, doanh thu từ công nghệ nhượng quyền thương mại là khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%.
Từ năm 1980, nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, tại Trung Quốc, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài.
Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của nhượng quyền thương mại từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programe - FDP) với 2 mục tiêu: Gia tăng số doanh nghiệp bán / mua nhượng quyền thương mại; Thúc đẩy phát triển những sản phẩm / dịch vụ đặc thù nội địa thông qua nhượng quyền thương mại.
Ở Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động.
2.2. Tại Việt Nam
Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức nhượng quyền thương mại, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến 3 - 4 năm trở lại đây, hình thức nhượng quyền thương mại mới
Lotteria, Phở 24... Theo ông Patrick Ho Lock Yin - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô, đến nay Kinh Đô có mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước với nhiều chủng loại sản phẩm bánh, kẹo. Trong đó, có nhiều cửa hàng Kinh Đô đã áp dụng phương thức nhượng quyền thương mại. Còn đối với Công ty cà phê Trung Nguyên, đây là thương hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. Hiện Trung Nguyên đã có 1.000 quán cà phê ở Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và đang tiếp tục phát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua phương thức nhượng quyền thương mại này. Theo phân tích của chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam rất lớn do có các yếu tố: kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt; các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ... còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng; với thị trường tiềm năng hơn 84 triệu dân, hạ tầng dịch vụ ngày càng hoàn thiện và tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất. Cho đến nay, ở Việt Nam có một số hệ thống nhượng quyền rất thành công và một số đang trên đà phát tiển nhưng nhìn chung là còn rất khiêm tốn. Những hệ thống nhượng quyền thương mại nước ngoài đã vào Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng gần 100 thương hiệu: Trà Dilmah, tập đoàn bán lẻ Bourbon Group ( BigC), KFC, Jollibee, Qualitea, khách sạn Sofitel, Hilton, Sharaton, Metro Cash & Carry, Bourbon, Parkson (Malaysia), v.v …
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì vậy sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đương nhiên, mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc gia. Kinh doanh theo phương thức franchise là một mô hình tiến bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, sẽ trở
thành “bãi đáp” của nhiều thương hiệu quốc tế, bởi thị trường bán lẻ luôn “béo bở”và còn tính “khai phá” đối với các hệ thống bán lẻ nước ngoài.
Nay thời khắc đến, các doanh nghiệp Việt Nam dường vẫn chưa có một sự chuẩn bị thấu đáo, khả năng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vượt trội trong việc “bán” franchise ngày trên sân nhà là có thực, bởi việc thâm nhập thị trường thông qua hoạt động franchise sẽ hạn chế khá nhiều rủi ro, tiết giảm tối đa chi phí, thu lợi ngay tức thời từ giá trị thương quyền, thay vì phải đầu tư trực tiếp một lượng vốn lớn để xây dựng các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam, nhất là trong tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay thì tính khả thi sẽ không cao.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc nhượng quyền thương mại từ nước ngòai vào cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động franchise tại Việt Nam. Thông qua đó, sẽ có sự giao thoa, “thẩm thấu” kinh nghiệm, kiến thức, tinh hoa của phương thức kinh doanh đặc biệt này đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc kiến tạo và phát triển các mô hình franchise phù hợp với tình hình tính chất đặc thù văn hóa-xã hội Việt Nam từ chính việc ban đầu đi “mua” franchise, để trong một thời gian phù hợp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có các thương hiệu mang tầm khu vực, có thể thực hiện nhượng quyền ra nước ngoài, như hệ thống Phở 24, Trung Nguyên, T&T đã và đang thực hiện.
Cơ hội mở ra sẽ luôn song hành với các thách thức, rủi ro tương ứng. Để có thể tồn tại và phát triển các hệ thống franchise thuần Việt bên cạnh các hệ thống franchise quốc tế ngay trên “sân nhà”, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nổ lực hơn nhiều hơn trong việc kiến tạo hình ảnh, thương hiệu, chuẩn hóa hệ thống kinh doanh, tham khảo ý kiến tư vấn, đẩy mạnh việc đào tạo nhân sự chuyên ngành. Đặc biệt, các doanh nghiệp thực hiện hoặc dự kiến “bán” franchise phải cùng nhau họp lại, đề xuất Chính phủ cho phép thành Hiệp hội franchise Việt Nam, thông qua tổ chứ đó để kiến nghị, đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển hoạt động franchise của Nhà nước, đồng thời là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh, phát triển hoạt động franchise.