Giai
đoạn Chỉ tiêu Tham số Cái Đực Chung
1
Tăng khối lượng (g/con/ngày) n 2214 548 2762 Mean±SE 849,06±2,22 856,38±4,80 850,51±2,03 Tỷ lệ nạc (%) n 1229 313 1542 Mean±SE 58,82±0,08 59,50±0,13 58,96±0,07 2
Tăng khối lượng (g/con/ngày) n 3118 935 4053 Mean±SE 864,36±1,75 873,17±2,95 866,39±1,53 Tỷ lệ nạc (%) n 879 451 1330 Mean±SE 60,16±0,07 60,27±0,10 60,20±0,06 3
Tăng khối lượng (g/con/ngày) n 2024 719 2743 Mean±SE 876,50±2,27 884,64±4,21 878,63±2,06 Tỷ lệ nạc (%) n 945 447 1392 Mean±SE 60,30±0,06 60,45±0,11 60,35±0,05
Tăng khối lượng và tỷ lệ nạc tương ứng của con cái ở giai đoạn 1 là 849,06 g/con/ngày và 58,82%, giai đoạn 2 tương ứng là 864,36 g/con/ngày và 60,16%, giai đoạn 3 là 876,50 g/con/ngày và 60,30%. Tăng khối lượng và tỷ lệ nạc tương ứng của con đực ở giai đoạn 1 là 856,38 g/con/ngày và 59,50%, giai đoạn 2 tương ứng là 873,17 g/con/ngày và 60,27%, giai đoạn 3 là 884,64 g/con/ngày và 60,45%. Mức trung bình tính chung cho cả đực và cái về tăng khối lượng và tỷ lệ nạc tương ứng ở giai đoạn 1 là 850,51 g/con/ngày và 58,96%, giai đoạn 2 tương ứng là 866,39 g/con/ngày và 60,30%, giai đoạn 3 là 878,63 g/con/ngày và 60,35%.
3.2.3.2. Hệ số di truyền, tương quan di truyền và kiểu hình của lợn Y qua các giai đoạn chọn lọc
Kết quả ước tính hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền và tương quan kiểu hình giữa 2 tính trạng tăng khối lượng trung bình trong thời gian kiểm tra và tỷ lệ nạc khi kết thúc kiểm tra của lợn Y qua các giai đoạn chọn lọc được trình bày trong bảng 3.16.
Bảng 3.16. Hệ số di truyền, tƣơng quan di truyền và kiểu hình của tăng khối
lƣợng và tỷ lệ nạc của lợn Y qua các giai đoạn chọn lọc
Giai đoạn Chỉ tiêu Tăng khối lƣợng cơ thể
(1)
Tỷ lệ nạc (2)
1
Tăng khối lượng cơ thể
(n=2762) (1) 0,43 ± 0,05 0,15 ± 0,13 Tỷ lệ nạc
(n=1542) (2) 0,34 0,49 ± 0,07
2
Tăng khối lượng cơ thể
(n=4053) (1) 0,42 ± 0,04 0,16 ± 0,10 Tỷ lệ nạc
(n=1330) (2) 0,28 0,57 ± 0,07
3
Tăng khối lượng cơ thể
(n=2743) (1) 0,40 ± 0,05 0,30 ± 0,12 Tỷ lệ nạc
(n=1392) (2) 0,36 0,39 ± 0,07
Ghi chú: Các phần tử đường chéo là hệ số di truyền (h2 ± SE), các phần tử phía trên
đường chéo là hệ sốtương quan di truyền (rA ± SE), các phần tửphía dưới đường chéo là hệ sốtương quan kiểu hình
Đối với lợn Y, ở các giai đoạn chọn lọc khác nhau, hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng dao động trong khoảng 0,40 – 0,43; của tính trạng tỷ lệ nạc dao động trong khoảng 0,39 – 0,57. Khơng có sự khác biệt lớn so với kết quả ước tính hệ số di truyền trên cơ sở dữ liệu của toàn đàn Y (Bảng 3.3).
So với các kết quả ước tính được từ các dữ liệu của của tồn đàn lợn Y, cả 2 tính trạng tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc đều có các sai số của hệ số di truyền khá cao (dao động trong khoảng 0,04 – 0,07). Số mẫu theo dõi ít hơn là nguyên nhân chủ yếu của tính trạng này.
Cũng giống như đối với lợn D và L, hệ sốtương quan di truyền và hệ sốtương quan kiểu hình của 2 tính trạng này đều là tương quan thuận, ở mức độ thấp. Hệ số tương quan di truyền có sai số tương đối lớn. Nhìn chung, hệ số tương quan di truyền
giữa tăng khối lượng và tỷ lệ nạc của cả 3 giống lợn D, L và Y đều ở mức thấp (0,04 – 0,36 đối với D; 0,14 – 0,16 đối với L và 0,15 – 0,30 đối với Y). Hệ số tương quan kiểu hình giữa 2 tính trạng này của cả 3 giống lợn cũng có các giá trị tương tự.
Nhìn chung, hệ số di truyền về tăng khối lượng và tỷ lệ nạc đều có xu hướng giảm qua các giai đoạn chọn lọc. Nguyên nhân là do tác động của chọn lọc, độ đồng nhất của đàn giống tăng lên, từ đó dẫn tới phương sai di truyền của 2 tính trạng này bị giảm đi, dẫn tới giá trị của hệ số di truyền bị giảm thấp đi.
3.2.3.3. Chọn lọc đực giống Y qua các giai đoạn
Kết quả đánh giá chọn giống lợn đực Y qua các giai đoạn được trình bày trong bảng 3.17.