Chọn lọc cải thiện khả năng sinh sản củalợn nái Y

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chọn lọc nâng cao năng suất lợn duroc, landrace và yorkshire thuần nuôi tại công ty lợn giống hạt nhân dabaco (Trang 100 - 107)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Chọn lọc cải thiện khả năng sinh sản củalợn nái Y

3.3.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Y ở giai đoạn chọn lọc 1

Các kết quả theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái Y ở giai đoạn chọn lọc 1 được trình bày trong bảng 3.26.

Bng 3.26. Năng suất sinh sn ca ln nái Y giai đoạn chn lc 1

Chỉ tiêu n Mean SE

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 1713 145,28 0,20 Số con sơ sinh/ổ (con) 2566 12,29 0,06 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 2535 10,93 0,06 Số con cai sữa/ổ (con) 2370 10,60 0,03 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 2533 15,02 0,08 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 2532 1,39 0,00 Số ngày nuôi con (ngày) 2456 22,83 0,07 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 2370 67,69 0,32 Khối lượng cai sữa/con (kg) 2370 6,37 0,02

Bảng 3.26 cho thấy: Do những lợn nái có giá trị giống cao hơn được lựa chọn để đưa vào giai đoạn chọn lọc 1 nên nhìn chung năng suất sinh sản của lợn nái ở giai đoạn 1 cao hơn so với năng suất sinh sản của đàn nái Y khi chưa chọn lọc (Bảng 3.4). So sánh các giá trị trung bình trong bảng này với giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất trong bảng 3.4 có thể nhận thấy đã có những sai khác nhất định: các tính trạng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa ở giai đoạn chọn lọc 1 lần lượt là 12,29; 10,93 và 10,60 con/ổ đều cao hơn các số lượng tương ứng của toàn đàn nái chưa chọn lọc: 12,02; 10,70 và 10,14 con/ổ. Số ngày nuôi con của lợn nái chọn lọc ở giai đoạn 1 là 22,83 thấp hơn so với toàn đàn nái là 23,06 ngày nhưng khối lượng cai sữa/con lại cao hơn: 6,37 so với 5,93 kg/con.

Ngoài ra, khoảng cách lứa đẻ của lợn nái chọn lọc ở giai đoạn 1 là 145,28 ngày thấp hơn so với 150,06 ngày của toàn đàn nái Y.

3.3.2.2. Các tham số di truyền các tính trạng số con/ổ của lợn nái Y ở giai đoạn 1

Kết quả ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại, hệ số tương quan di

truyền và tương quan kiểu hình của các tính trạng số con/ổ của lợn nái Y trong

Bng 3.27. H s di truyền, tƣơng quan di truyền, lp lại và tƣơng quan kiểu hình các tính trng s con/ ca ln nái Y giai đoạn 1

Tính trng Số con sơ sinh/ổ (1) (n = 1573) Số con sơ sinh sống/ổ (2) (n = 1542) Số con cai sữa/ổ (3) (n = 1428) Số con sơ sinh/ổ (n = 2566) (1) 0,23 0,13 ± 0,02 0,89 ± 0,01 0,61 ± 0,10 Số con sơ sinh sống/ổ (n = 2535) (2) 0,86 0,18 0,13 ± 0,02 0,62 ± 0,10 Số con cai sữa/ổ (n = 2370) (3) 0,20 0,24 0,08 0,07 ± 0,02

Ghi chú: Phn tđường chéo: hàng trên là h s lp lại, hàng dưới là h s di truyn (h2 ± SE), phn t phía trên đường chéo là h stương quan di truyền (rA ± SE), phn t dưới

đường chéo là h stương quan kiểu hình (rP)

Bảng 3.27 cho thấy: Hệ số di truyền về số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa đều ở mức độ thấp, dao động trong khoảng 0,07 – 0,13, hệ số lặp lại cũng thấp và dao động trong khoảng 0,08 – 0,23. Giữa các tính trạng này có hệ số tương quan di truyền ở mức độ tương đối chặt chẽ, dao động trong khoảng 0,61 – 0,89 và hệ số tương quan kiểu hình dao động trong khoảng 0,20 – 0,86.

Các kết quả ước tính được về các tham số di truyền nêu trên không khác biệt nhiều so với các kết quả đã ước tính được đối với các dữ liệu trên toàn đàn nái Y trong bảng 3.6.

3.2.2.3. Chọn lọc nái Y qua các giai đoạn

Trên cơ sở tiêu chuẩn chọn lọc là giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, kết quả chọn lợn nái trong giai đoạn 1 đối với tính trạng này được trình bày trong bảng 3.28.

Kết quả chọn lọc dựa vào giá trị giống cho giai đoạn 1 cho thấy giá trị kiểu hình của số con sơ sinh sống/ổ đạt được cao nhất ở tỷ lệ chọn lọc 40% là 12,39 con, cao hơn so với toàn đàn là 1,46 con. Giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ cao nhất ở tỷ lệ chọn 40% là 0,45, cao hơn so với toàn đàn là 0,62 con/ổ.

Bng 3.28. Kết qu chn ln nái Y giai đoạn 1 Chỉ tiêu Tỷ lệ chọn (%) Số nái Số lứa đẻ 40 342 1055 60 513 1573 100 856 2535

Giá trị kiểu hình của số con sơ sinh sống (con/ổ) 12,39 11,93 10,93 Giá trị giống của số con sơ sinh sống 0,45 0,24 -0,17 Độ chính xác về giá trị giống của số con sơ sinh sống (%) 63,85 64,00 64,17 Độ chính xác về giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ dao động từ 63,85% - 64,17%. Nếu chọn lọc chỉ dựa vào năng suất của cá thể, với hệ số di truyền ước tính được là 0,13, độ chính xác chỉ là 36%. Như vậy độ chính xác của chọn lọc đã cao gấp 1,8 lần. Mơ hình ước tính giá trị giống sử dụng trong thí nghiệm đã mang lại độ chính xác khá cao, góp phần quan trọng nâng cao tiến bộ di truyền của đàn nái.

Bng 3.29. Năng suất sinh sn ca ln nái Y giai đoạn chn lc 2

Chỉ tiêu n Mean SE

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 1483 151,68 0,51 Số con sơ sinh/ổ (con) 1853 12,72 0,07 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 1853 11,08 0,07 Số ngày nuôi con (ngày) 1752 23,78 0,08 Số con cai sữa/ổ (con) 1674 10,75 0,06 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 1825 15,13 0,11 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1825 1,37 0,00 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 1674 65,57 0,40 Khối lượng cai sữa/con (kg) 1674 6,09 0,02

Bảng 3.29 cho thấy năng suất sinh sản giai đoạn 2 của lợn nái Y sau khi chọn lọc theo giá trị giống ở giai đoạn 1 đã cho năng suất sinh sản nhìn chung cao hơn so với giai đoạn 1. Số con sơ sinh sống/ổ ở giai đoạn 2 và giai đoạn 1 tương ứng là 12,72 và 12,29 con/ổ. Như vậy, số con sơ sinh sống/ổ giai đoạn 2 đã cao hơn giai đoạn 1 là 0,43 con/ổ. Do tương quan di truyền và tương quan kiểu hình giữa các tính trạng số con/ổ nên chọn giống theo giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ cũng đã làm tăng đối với số con sơ sinh/ổ và số con cai sữa/ổ. Số con sơ sinh/ổ ở giai đoạn 2 và giai đoạn 1 tương ứng là 11,08 và 10,93 con/ổ. Như vậy, số con sơ sinh/ổ giai đoạn 2 đã cao hơn giai đoạn 1 là 0,15 con/ổ. Số con cai sữa/ổ ở giai đoạn 2 và giai đoạn 1 tương ứng là 10,75 và 10,60 con/ổ. Như vậy, số con cai sữa/ổgiai đoạn

2 cũng cao giai đoạn 1 là 0,15 con/ổ.

Kết quả ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại, hệ số tương quan di truyền và tương quan kiểu hình của các tính trạng số con/ổ của lợn nái Y được nêu trong bảng 3.30.

Bng 3.30. H s di truyn, lp lại, tƣơng quan di truyền, kiu hình ca các tính trng s con/ ca ln Y giai đoạn 2

Tính trng Số con sơ sinh/ổ (1) Số con sơ sinh sống/ổ (2) Số con cai sữa/ổ (3) Số con sơ sinh/ổ (n = 1853) (1) 0,13 0,11 ± 0,09 0,66 ± 0,02 0,66 ± 0,05 Số con sơ sinh sống/ổ (n = 1826) (2) 0,82 0,11 0,11 ± 0,02 0,51 ± 0,03 Số con cai sữa/ổ (n = 1674) (3) 0,53 0,59 0,07 0,07 ± 0,05

Ghi chú: Phn tđường chéo: hàng trên là h s lp lại, hàng dưới là h s di truyn (h2 ± SE), phn t phía trên đường chéo là h stương quan di truyền (rA ± SE), phn t dưới

đường chéo là hệ số tương quan kiểu hình (rP)

Tương tự như các kết quả ước tính được ở giai đoạn chọn lọc 1, các tính trạng của lợn nái Y có hệ số di truyền về số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ đều ở mức độ thấp, dao động trong khoảng 0,07 – 0,11; hệ số lặp lại thấp và dao động trong khoảng 0,07 – 0,13. Giữa các tính trạng này có hệ số tương quan di truyền ở mức độ tương đối chặt chẽ, dao động trong khoảng 0,51 – 0,66 và hệ số tương quan kiểu hình dao động trong khoảng 0,53 – 0,82.

Kết quả chọn lọc dựa vào giá trị giống trong giai đoạn 2 cho thấy: Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của các nái được chọn với tỷ lệ 40% là 0,49; với tỷ lệ 60% là 0,29 và cả đàn nái ở giai đoạn 2 là -0,01. Độ chính xác về giá trị giống của số con sơ sinh sống cao nhất ở tỷ lệ chọn lọc 40% là 58,56% và thấp nhất là tỷ lệ 100% là 58,41%. Với hệ số di truyền về số con sơ sinh sống/ổ ước tính được ở lợn nái Y trong giai đoạn 2 là 0,11, nếu chỉ dựa vào giá trị kiểu hình của cá thể ở tính trạng này để chọn lọc, độ chính xác của chọn lọc sẽ là h2 = 0,33, hoặc 33%.

Bng 3.31. Kết qu chn ln nái Y giai đoạn 2 Các chỉ tiêu Tỷ lệ chọn (%) Số nái Số lứa đẻ 40 244 766 60 366 1113 100 612 1826

Giá trị kiểu hình của số con sơ sinh sống (con/ổ) 12,70 12,20 11,08 Giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ 0,49 0,29 -0,10 Độ chính xác về giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ (%) 58,56 58,39 58,41 Do sử dụng mơ hình lặp lại và các giá trị kiểu hình của các con vật họ hàng trong hệ phổ, độ chính xác của giá trị giống đạt được là 54,41 – 58,56%, tăng hơn 11 – 15%. Kết quả này cũng tương tự như trong giai đoạn chọn lọc 1, như vậy việc sử dụng mơ hình lặp lại, kết hợp giá trị kiểu hình của các con vật trong hệ phổ đã nâng cao được độ chính xác của chọn lọc và là nguyên nhân quan trọng góp phần cải thiện được tính trạng số con sơ sinh/ổ của lợn nái Y.

Kết quả chọn lọc dựa vào giá trị giống ở giai đoạn 2 cũng cho thấy giá trị kiểu hình của số con sơ sinh sống/ổ đạt được cao nhất ở tỷ lệ chọn lọc 40% là 12,70, cao hơn so với toàn đàn là 1,62 con/ổ.

Kết quả đánh giá khuynh hướng di truyền đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Y qua 2 giai đoạn chọn lọc được trình bày bằng đồ thị trong hình 3.9.

Hình 3.9. Khuynh hƣớng di truyn scon sơ sinh sống/qua các giai đoạn chn lc ca ln nái Y (bên trái: t l chn ging 40%, bên phi: toàn đàn nái)

Như vậy, mặc dù hệ số di truyền rất thấp, nhưng sử dụng mơ hình lặp lại với ảnh hưởng của môi trường thường xuyên và quan hệ di truyền của các con vật trong hệ phổ để chọn lọc theo giá trị giống đã tạo được tiến bộ di truyền đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Y.

Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của các nái tốt nhất với tỷ lệ chọn lọc 40% trong giai đoạn 1 là 0,45, giai đoạn chọn lọc 2 là 0,49; mức tăng là 0,04 con/ổ. Với toàn đàn nái theo dõi, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ trong giai đoạn 1 là -0,17, giai đoạn chọn lọc 2 là -0,10; mức tăng là 0,07 con/ổ.

Thời gian kết thúc giai đoạn chọn lọc 1 là tháng 5/2017, kết thúc giai đoạn chọn lọc 2 là tháng 2/2021, như vậy trong khoảng thời gian 3,7 năm, khuynh hướng di truyền đối với tính trạng sốcon sơ sinh sống/ổtrong các nái được chọn lọc với tỷ lệ 40% về giá trị giống là 0,011 con/ổ/năm.

Hình 3.10. Giá tr kiu hình các tính trng s con/qua các giai đoạn chn lc ca ln nái Y

Các tính tốn về giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất đối với các tính trạng số con/ổ qua 2 giai đoạn chọn lọc lợn nái Y được trình bày trong bảng 3.32 và hình 3.10.

Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất của giai đoạn chọn lọc 1 và 2 đối với tính trạng sốcon sơ sinh sống/ổtương ứng là 11,20 và 11,83, chênh lệch là 0,63 con/ổ với P<0,05. 12,61 11,20 10,47 13,02 11,83 10,60 0 2 4 6 8 10 12 14

Sơ sinh Sơ sinh sống Cai sữa

Số

con

/ổ

Bng 3.32. Trung bình bình phƣơng nhỏ nht (LSM) v các tính trng s con/

ca lợn nái Y qua các giai đoạn chn lc

Giai đoạn Tính trạng n LSM ± SE

1

Số con sơ sinh/ổ (con) 2566 12,61b ± 0,24 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 2535 11,20b ± 0,17 Số con cai sữa/ổ (con) 2370 10,47 ± 0,14 2

Số con sơ sinh/ổ (con) 1853 13,02a ± 0,24 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 1826 11,83a ± 0,16 Số con cai sữa/ổ (con) 1674 10,60 ± 0,15

Ghi chú: Các giá tr LSM ca cùng mt tính trng mang các ch cái khác nhau là sai khác

có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Do có mối quan hệ tương quan di truyền thuận khá chặt chẽ giữa số con sơ sinh/ổ và sốcon sơ sinh sống/ổ nên giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất ở giai đoạn chọn lọc 1 và 2 đối với tính trạng số con sơ sinh/ổ tương ứng là là 12,61 và 13,02, chênh lệch là 0,41con với P<0,05. Như vậy việc chọn lọc theo giá trị giống nhằm cải thiện tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đã góp phần cải thiện được tính trạng số con sơ sinh/ổ. Tuy nhiên mức chênh lệch này thấp hơn so với mức chênh lêch của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ.

Việc chọn lọc nhằm cải thiện tính trạng số con sơ sinh sống/ổ khơng ảnh hưởng nhiều đến tính trạng số con cai sữa/ổ, chênh lệch giữa 2 giai đoạn chỉ là 0,13 con/ổ và sai khác là khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Mối quan hệ di truyền không chặt chẽ giữa 2 tính trạng này là một trong những nguyên nhân của tình trạng trên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chọn lọc nâng cao năng suất lợn duroc, landrace và yorkshire thuần nuôi tại công ty lợn giống hạt nhân dabaco (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)