- Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ hiển thị ta thấy chất lượng nước sau 1 ngày như sau:
So sánh với QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt:
+ Chỉ tiêu mùi, vị, mầu sắc được đánh giá qua cảm quan thấy khơng có mùi, khơng vị, khơng màu - đạt quy chuẩn.
+ Chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn: 6,5≤7,1≤8,5. + Hàm lượng Coliform (150 Vi khuẩn/100ml) nằm trong giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức tự khai thác nước của cá
nhân, hộ gia đình.
+ Chỉ tiêu Độ Đục nhỏ hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn 3,6 lần.
Từ kết quả trên ta thấy chất lượng nước thu được sau 1 ngày có thể sử dụng làm nước sinh hoạt.
So sánh với QCVN 01:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống:
+ Chỉ tiêu mùi, vị, mầu sắc, pH, độ đục nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
+ Hàm lượng COD (<2), BOD, TSS nằm trong giới hạn cho phép - đạt quy chuẩn.
+ Tuy nhiên, quy chuẩn đối với chỉ tiêu Coliform trong nước sử dụng làm nước ăn uống bằng 0, vậy nên hàm lượng Coliform trong nước thu được sau 1 ngày đã vượt quá quy chuẩn cho phép.
Vì vậy, nước thu được sau 1 ngày có chất lượng nước khá tốt nhưng không sử dụng được cho mục đích ăn uống do trong nước thu được có chứa vi khuẩn. Từ kết quả trên, nhận thấy rằng thí nghiệm thực hiện trong phịng thí nghiệm với phương pháp tạo sương nhân tạo, nước cấp cho máy phun sương là nước máy nên có thể do nước máy có chứa vi khuẩn nên nước thu được từ sương cịn có vi khuẩn vì khơng có hệ thống lọc.
- Tương tự, qua bảng số liệu ta thấy chất lượng nước sau 3 ngày, 7 ngày có chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn; tuy nhiên chỉ tiêu màu sắc của mẫu nước thu được sau 7 ngày có màu hơi vàng khơng đạt quy chuẩn; hàm lượng độ đục sau 7 ngày đã vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT 1,4 lần và vượt QCVN 01:2009/BYT 3,4 lần). Kết quả phân tích từ thí nghiệm ta thấy các chỉ tiêu phân tích độ đục, coliform, TSS, BOD, COD trong mẫu nước sau 3,7 ngày có hàm lượng tăng dần.
Hàm lượng Coliform sau 3 ngày đã vượt quá quy chuẩn cho phép của cả hai quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT (từ 90 lên đến 4100 vi khuẩn/100ml) cho thấy coliforms chưa thích nghi với nhiệt độ lạnh khi mới đưa vào môi trường này nên khả năng sinh trưởng bị ức chế vào giai đoạn đầu; sau khi thích nghi với mơi trường trong phịng thí nghiệm ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm (90-98%) thích hợp phát triển vi sinh vật, vi khuẩn, do trong q trình tiến hành thí nghiệm ở giai đoạn tiệt trùng sợi gai còn chưa triệt để hoặc do tước sợi gai từ thân cây gai còn để xót phần thịt (xenlulozo) nên khi có mặt của vi sinh vật, vi khuẩn sẽ phân hủy phần xenlulozo đó tạo sự phát triển sinh khối, sinh khối tăng dần qua ngày cho đến khi phân hủy hết lượng xenlulozo đó, đây có thể là lý do hàm lượng coliform trong mẫu nước thu được tăng đột biến sau 3 ngày. Nhìn chung, lượng coliforms ở các mẫu gây nhiễm có xu hướng biến đổi tăng theo thời gian bảo quản ở tất cả các nhiệt độ bảo quản 1, 4, 9, 15 và 19 ± 1C, tăng nhanh hơn ở nhiệt độ càng cao.
Trong khi đó, lưới thu sương là sợi tự nhiện hoạt động liên tục trong điều kiện thí nghiệm trên làm lưới dễ bị mủn dẫn đến hạt sương thu được trên lưới khi vỡ ra kéo theo một phần chất mủn của lưới làm hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục trong nước tăng sau nhiều ngày sử dụng.
Tóm lại, chất lượng nước từ lưới thu sương sau 1 ngày đáp ứng giới hạn các tiêu chí chất lượng đối với nước sử dụng cho sinh hoạt thông thường, không bao gồm sử dụng để ăn uống trực tiếp, chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến. Chất lượng nước thu được sau 3,7 ngày có hàm lượng COD, độ đục, Coliform cao vượt ngưỡng nhiều lần nên không sử dụng được cho nước sinh hoạt và ăn uống. Các sợi tự nhiên sau thời gian sử dụng liên tục với độ ẩm cao là môi trường tốt cho các vi sinh vật phát triển, vì vậy cần có các biện pháp để giảm hàm lượng Coliform trong nước thu sương để đảm bảo quy chuẩn. Để làm giảm hàm lượng coliform ta có thể sử dụng biện pháp khử dung máy trùng
bằng Clo, khử trùng bằng ozone, khử trùng bằng tia cực tím, phương pháp chưng cất nước hoặc lọc nước, sau khi khử coliform bằng về hàm lượng bằng 0 thì nước thu sương sau 1 ngày có thể sử dụng cho nước ăn uống. Bên cạnh đó, để giảm hàm lượng COD, TSS và Coliform, có thể sử dụng các lưới thu sương từ vật liệu trơ như nilon hoặc polypropylene … tuy nhiên, khả năng hút chất ẩm của vật liệu trơ kém hơn so với sử dụng các sợi tự nhiên, quy trình tiến hành đan lưới thu sương phức tạp và tốn kém hơn.
3.3. Nghiên cứu xây dựng mơ hình thu sương làm nước sạch
Từ những công nghệ xử lý nước hiện nay và kết quả thu sương làm nước sạch từ các sợi đay, gai, dừa, trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhận thấy rằng việc thu sương làm nước từ sợi gai qua ngày đầu tiên cho kết quả tốt và khả quan nhưng từ ngày thứ 3, 7 các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước (đặt biệt là chỉ số Coliform) tăng cao theo ngày. Từ đó, đưa ra giải pháp là đưa vật liệu lọc vào nhằm cải thiện chất lượng nước, cũng như ổn định các thơng số trong nước. Chính vì vậy mơ hình đã được tiến hành thiết kế như hình 3.6.