Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 75)

6. Kết cấu nội dung của luận án

3.1. Giới thiệu chung về các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đơ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đơng và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, Đƣờng sắt Hà Nội – Lào Cai và đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đơ Hà Nội; liền kề Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đƣa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc vào những năm 90 của thế kỷ XX là chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng và phát triển các KCN tập trung, thu hút mạnh các dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, từng bƣớc nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững các KCN.

Với lợi thế và tiềm năng của tỉnh, dƣới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban quản lý các KCN đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh triển khai tốt công tác quy hoạch, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, phát triển các KCN. Từ01 KCN đƣợc Chính phủ cho phép thành lập năm 1998 là KCN Kim Hoa tại Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 01/8/1998, với diện tích giai đoạn 1 - 50 ha, sau 20 năm trên địa bàn tỉnh có 18 KCN với quy mơ 5.228 ha, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt danh mục phát triển đến năm 2020.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN đƣợc quan tâm đầu tƣ và ngày càng hoàn thiện, hiện đã có 11 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích quy hoạch 2.323,94 ha. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp đã có hạ tầng đạt trên 70%.

Trong số 11 KCN đƣợc thành lập, tỉnh Vĩnh Phúc ƣu tiên đầu tƣ phát triển trƣớc 06 KCN: Kim Hoa (thành phố Phúc Yên), Khai Quang (thành phố Vĩnh Yên), Bình Xuyên, Bá Thiện, Bá Thiện II và Bình Xuyên II (huyện Bình Xuyên), đây là các địa bàn tập trung thu hút đầu tƣ của các lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy; phụ tùng ô tô, xe máy; linh kiện điện tử; vật liệu xây dựng và dệt may. 05 KCN: Thăng Long Vĩnh Phúc và Sơn Lơi (huyện Bình Xuyên); Tam Dƣơng II –

Khu A và Khu B (huyện Tam Dƣơng); Chấn Hƣng (huyện Vĩnh Tƣờng) đang trong thời gian xây dựng và bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất cho thu hút đầu tƣ trong thời gian tới.

07 KCN còn lại trong danh mục quy hoạch chƣa thực hiện thủ tục đầu tƣ với diện tích quy hoạch là 2.904,06 ha. Một số KCN: Tam Dƣơng I (huyện Tam Dƣơng); Nam Bình Xuyên (huyện Bình Xun); Sơng Lơ I và Sơng Lơ 2 (huyện Sông Lô) và Lập Thạch II (huyện Lập Thạch) đã đƣợc Tỉnh ủy, UBND tỉnh chấp thuận chủđầu tƣ, việc thành lập và xây dựng các KCN này đƣợc thực hiện theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt và các quy định của thủ tục về đầu tƣ.

Việc hình thành hệ thống các KCN tập trung trên địa bàn là động lực cho sự

phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phƣơng trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn, góp phần đƣa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của Vùng và cả nƣớc, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hồn thành hạ tầng khung đơ thị tiến tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)