CHƯƠNG V CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025
1.1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 217-KH/TU ngày 17/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24.3.2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
1.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành; rà soát, cập nhật điều chỉnh Kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phịng chống thiên tai.
1.3. Cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phịng, chống, ứng phó với thiên tai; xây dựng Phương án Phòng, chống thiên tai ứng với cấp độ rủi ro; xây dựng bộ tiêu chí Đảm bảo an tồn Phịng, chống thiên tai đối với cơng trình.
1.4. Xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện đề án Nâng cao nhân thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021.
1.5. Nâng cao chất lượng thông tin, truyền tin, dự báo, cảnh báo thời tiết và thiên tai đến cộng đồng và người dân; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó của các cấp chính quyền, đặc biệt tại cơ sở xã, bản, cộng đồng dân cư đảm bảo thông tin chỉ đạo kịp thời, thông suốt.
1.6. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, cơng trình trọng điểm về phịng chống thiên tai, cơng trình thủy lợi, giao thông để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh.
1.7. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo chỉ huy, chỉ đạo điều hành phịng chống, ứng phó thiên tai.
1.9. Điều tra hiện trạng về lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối; Điều tra, đánh giá hiện trạng lịng dẫn, cơng trình phịng chống sạt lở bờ sơng, bờ suối và đề xuất giải pháp phòng chống sạt lở; đo đạc địa hình lịng dẫn các sơng chính phục vụ dự báo, phòng tránh thiên tai, sạt lở bờ sông, suối; xây dựng phương án chỉnh trị sơng, suối, phịng chống sạt lở bờ sơng.
1.10. Tổ chức và hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ. Triển khai tốt cơng tác quản lý, thu - chi, sử dụng, quyết tốn Quỹ Phịng, chống thiên tai theo quy định. 1.11. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống cơng trình thủy lợi; có kế hoạch sửa chữa kịp thời những cơng trình hư hỏng; lập phương án cụ thể phịng chống hạn hán, đảm bảo an tồn tuyệt đối với các hồ chứa, an tồn cơng trình trong mùa mưa lũ; ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
1.12. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực. Đặc biệt là sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khu dân cư, phát triển sản xuất phải gắn liền với phòng, chống thiên tai phù hợp với quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
1.13. Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ và phát triển rừng; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng.
1.14. Ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả trong phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; nghiên cứu các thành tựu khoa học, công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại trong phịng, chống thiên tai, bảo vệ mơi trường.
1.15. Lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng chống thiên tai, Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính, các nguồn lực hợp pháp khác. Kết hợp các nguồn lực của tỉnh với nguồn kinh phí ODA để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường.
1.16. Chi tiết nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 tại Phụ lục II.