Xác định nguồn lực

Một phần của tài liệu Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG V CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

2. Xác định nguồn lực

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, muốn đạt được nhiệm vụ đề ra cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, kết hợp lồng ghép các chương trình khác nhau như:

- Vốn của Chính Phủ về phịng chống thiên tai; nguồn vốn này có thể sử dụng cho một số hạng mục công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cơng tác phịng tránh thiên tai; di dân, tái định cư ra khỏi vùng thiên tai; xử lý các điểm úng ngập cục bộ…

- Vốn của ngành giao thơng, đối với những cơng trình chống sạt lở ta luy đường giao thơng; nâng cấp đường giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn.

- Vốn xây dựng cơ bản tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí các cơng trình phịng, chống thiên tai kết hợp phát triển đô thị và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.

- Vốn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: Bố trí thực hiện theo hướng tập trung cho các cơng trình dự án trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Vốn từ các nguồn tài trợ ODA của nước ngoài, hoặc vốn vay từ các dự án của WB, ADB về phát triển kinh tế xã hội và phòng chống thiên tai.Tập trung cho các dự án liên vùng. Rà soát các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa cơng trình vào sử dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thấp (không quá 25-30%). Chú trọng tranh thủ các dự án mới cho giai đoạn sau 2021. Trong dự án một số hạng mục cần nguồn vốn lớn, ngân sách trung ương lại hạn hẹp nên nguồn vốn này có thể được sử dụng cho một số hạng mục như lắp đặt các biển cảnh báo, trạm cảnh báo; xây dựng hệ thống cơng trình kè; di dân tái định cư ra khỏi vùng thiên tai; trồng rừng phủ xanh đồi trọc…

- Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các cơng trình nhỏ hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay các dự án đầu tư cho thuỷ lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC..khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.

- Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó cơng tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.

- Kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh

và theo Quyết định số 37/QĐ-PCTT ngày 20/11/2019 của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2.2. Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh)

- Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các cơng trình phịng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất; huy động các nguồn lực từ dân nhằm xã hội hố cơng tác phịng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn vốn từ tư nhân khá được chú trọng trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với tỉnh cịn nhiều khó khăn khi huy động vốn từ nhà nước. Một số hạng mục của dự án quy hoạch có thể huy động từ nguồn vốn này như: xây dựng hệ thống cơng trình kè gồm cả kè đá và kè sinh học; lắp đặt các biển, trạm cảnh báo mưa, dòng chảy; giao đất giao rừng cho dân…

2.3. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hướng trọng tâm là thu

hút đầu tư thành các cụm cơng trình hoặc cơng trình liên vùng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp giữa nhiệm vụ phòng chống thiên tai với các các mục tiêu khác.

Một phần của tài liệu Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 (Trang 65 - 67)