Phân tích doanh thu của NHNN & PTNT huyện Long Phú

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 34 - 95)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta nhận thấy doanh thu của Ngân hàng không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2007 doanh thu là 17.577 triệu đồng. Sang năm 2008 tăng lên 24.521 triệu đồng, tăng 6.944 triệu so với năm 2007, tỷ lệ tăng 39,51%. Đến năm 2009, doanh thu là 21.782 triệu, giảm 2.739 triệu đồng so với 2008, tỷ lệ giảm 11,17%. Tuy doanh thu năm 2009 có giảm nhưng mức giảm không đáng kế so với mức tăng doanh thu năm 2008. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2010 là 12.065 triệu, tăng 1.175 triệu so với cùng kỳ năm

2009, tăng với tỷ lệ 10,79%.

Nguồn thu của Chỉ nhánh chủ yếu từ các khoản: thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi, thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ và các khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh. Trong đó khoản thu từ lãi cho vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu (chiếm hơn 90%). Năm 2008 là năm NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát nên có mức lãi suất cơ bản khá cao, trong năm NHNN đã có 8 lần điều chỉnh lãi suất

cơ bản, mức cao nhất là 14% /năm, do đó nguồn thu từ lãi cho vay cũng cao,

cho nên đã kéo theo doanh thu năm 2008 tăng cao. Đến năm 2009, mức doanh thu có giảm nhẹ so với năm 2008 do mức lãi suất cơ bán đã dần ổn định ở mức 8% và được giữ đến hiện nay. Năm 2010, tuy chỉ mới qua 6 tháng đầu năm nhưng cũng cho thấy dấu hiệu khả quan đoanh thu cả năm 2010 có thể tăng so với năm 2009.

3.3.2. Phân tích chỉ phí của NHNN & PTNT huyện Long Phú

Cũng như doanh thu, chỉ phí của Ngân hàng cũng không đều qua các năm. Năm 2007 là 13.058 triệu đồng. Qua năm 2008, chi phí tăng lên 21.535 triệu

đồng, tăng 8.477 triệu so với năm 2007, tỷ lệ tăng 64,92%. Đến năm 2009, chi

phí là 17.287 triệu đồng, giảm 4.248 triệu so với năm 2008, tỷ lệ giảm 19,73%. Chi phí 6 tháng đầu năm 2010 ở mức 10.778 triệu đồng, tăng 1.128 triệu so với cùng kỳ năm 2009, tăng với tỷ lệ 11,69%. Ta có thể thấy mức tăng chi phí năm 2008 có tỷ lệ tăng mạnh so với các năm còn lại. Nguyên nhân chủ yếu của tăng chỉ phí là do trong sáu tháng đầu năm 2008, mức lãi suất cơ bản cao, kéo theo lãi suất huy động cao, chỉ phí trả lãi tiền gửi tăng, mức chỉ trả lãi vốn điều

chuyển từ Ngân hàng tỉnh cũng tăng. Nhu cầu vốn để phát triển sản xuất của nhân dân trên địa bàn tăng cao nhưng vốn huy động của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Long Phú không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nhân dân nên cần phải có nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng tỉnh. Bên cạnh đó các khoản chỉ khác như chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chi phí nhân viên, chỉ phí quản lý và công cụ...cũng tăng đã làm cho chi phí năm 2008 cao hơn các năm còn lại.

3.3.3. Phân tích lợi nhuận của NHNN & PTNT huyện Long Phú

Cùng với sự tăng giảm của doanh thu và chi phí đã làm cho lợi nhuận cũng tăng giảm tương ứng. Lợi nhuận năm 2007 của NHNN & PTNT huyện Long Phú là 4.519 triệu đồng. Đến năm 2008 giảm còn 2.986 triệu đồng, giảm

1.533 triệu so với năm 2007, tỷ lệ giảm 33,92%. Sang năm 2009, lợi nhuận là

4.495 triệu đồng, tăng 1.509 so với năm 2008, tỷ lệ tăng 50,54%. Qua bảng số

liệu ta thấy tuy doanh thu năm 2008 cao, tăng 39,51% so với năm 2007 nhưng do chi phí tăng quá cao đến 64,92% làm cho lợi nhuận năm 2008 thấp hơn 2 năm còn lại. Năm 2009 thì ngược lại, tuy doanh thu không cao, thậm chí giảm 11,17% so với năm 2008 nhưng do chỉ phí giảm 19,73% nên Chi nhánh vẫn có lợi nhuận cao. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2009, chỉ tăng 47 triệu tương đương 3,8% cho thấy doanh thu và chi phí

năm 2010 có thể không chênh lệch nhiều so với năm 2009.

24.521 25.000 ¬ 20.000 - 15.000 n Doanh thu Chỉ phí 10.000- ° m Lợi nhuận 5.000 | ` ọ |ák-: EU Qọi|—`.-..BNB oi -—L::. Bế --Tổã 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010

Hình 2: KẾT QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT HUYỆN LONG PHÚ TỪ 2007 - 6 THÁNG ĐẦU 2010

3.4. MỤC TIỂU, PHƯƠNG HƯỚNG CỦA NHNN & PTNT HUYỆN LONG PHÚ NĂM 2010. LONG PHÚ NĂM 2010.

- Vốn huy động đến cuối năm 2010 đạt số dư 180 - 190 tỷ, tăng 20% so với

năm 2009.

- Tổng dư nợ tăng 12 - 15% so với năm 2009, tổng dư nợ dự kiến đến 31/12/2010 đạt 175 — 180 tỷ. Tỷ lệ cho vay nông nghiệp - nông thôn chiếm tỷ

lệ 85%/ tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay trung hạn chiếm bình quân 20%/ tổng dư nợ hữu hiệu. - Tỉ lệ nợ xấu dưới 1%/ tổng dư nợ.

- Thu nợ xử lý rủi ro: 1200 triệu. 80% số nợ sẽ xử lý rủi ro trong năm 2010. - Quỹ thu nhập đạt hệ số tiền lương Nhà nước cho phép và ăn ca theo quy định

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẾN NÔNG THÔN LONG PHÚ

TỪ 2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. PHÂN TÍCH NGUÒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA NHNN & PTNT HUYỆN LONG PHÚ

Chúng ta biết rằng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Muốn hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên mà Ngân hàng cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo cho khả năng thanh toán cũng như việc cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây, bên cạnh việc đây mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng, NHNN & PTNT huyện Long Phú đã chú trọng tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ đồng thời linh hoạt tiếp nhận

nguồn vốn điều chuyển từ NHNN & PTNT tỉnh Sóc Trăng. Do chỉ là chi nhánh

của Ngân hàng tỉnh nên trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng không có vốn tự có, chỉ có vốn huy động và vốn điều chuyển từ Ngân hàng tỉnh.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 200/7, nguồn vốn của Chi nhánh là 123.185 triệu đồng. Năm 2008,

nguồn vốn tăng lên 142.198 triệu, tăng 19.013 triệu so với năm 2007, tỷ lệ tăng

15,43%. Năm 2009, nguồn vốn tiếp tục tăng lên 181.232 triệu đồng, tăng 39.034 triệu so với năm 2008, tỷ lệ tăng 27,45%. Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn của Chỉ nhánh đã đạt 166.180 triệu đồng, tăng 8.653 triệu so với cùng kỳ năm 2009 tương đương 5,43%. Nguồn vốn tăng là do vốn huy động từng năm liên tục tăng. Trong cơ cấu vốn huy động, nguồn tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, tiền gửi có kỳ hạn tăng làm cho vốn huy động tăng. Mặc dù vốn điều chuyển giảm nhưng mức tăng của vốn huy động lớn hơn mức giảm của vôn điêu chuyên nên nguôn vôn vân tăng.

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUÒN VN TẠI NHNN & PTNT LONG PHÚ TỪ 2007- 6 THÁNG ] 2007 2008 2002 6 tháng đầu 2009 | 6 tháng đầu 2010 2008/2007 Chỉ _ Tiêu Tỷ TS Tỷ " Tỷ " Tỷ ¬ Tỷ c Tý lê ‹

SỐ Tiên | trọng | Sô Tiên | trọng | Số Tiên | trọng | Số Tiên | trọng | Sô Tiên | trọng | Sô Tiên (% ) T

(%) (%) (%) (%) (%) _ _ Vốn huy 64.919 | 52,70 88.511| 62,24|157.795| 87,07| 144.897 91,93 |152.432| 91,73 23.592 126,34 69 động Vốn điều 58.266 | 47,30 33.687| 37/,7/6| 23.437| 12,93 12.720 8,07 | 13.748 8,27 -4.579 | 92,14] -30 chuyên Tổng 123.185 100| 142.198 100 | 181.232 100 | 157.617 100 | 166.180 100 19.013 | 115,43 | 39 SVTH: Lâm Ngọc Mai

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNN & PTNT huyện Long Phú)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tổng nguồn vốn qua các năm luôn lớn hơn tổng dư nợ. Mặc dù nguồn vốn huy động luôn được giữ ở mức cao nhưng vẫn cần đến nguồn vốn điều chuyển là do nguồn vốn huy động tuy cao nhưng Ngân hàng không được sử dụng tối đa nguồn vốn này. Đối với cả tiền gửi có kỳ

hạn lẫn không kỳ hạn đều có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể (tý lệ dự trữ bắt

buộc hiện nay của Chi nhánh là 1%). Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phải trích dự

trữ thanh toán (khoảng 5%), và nguồn vốn cần cho một số hoạt động khác ví dụ như thu mua ngoại tệ...

4.1.1. Phân tích nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng. Đồng thời sẽ hoàn trá kịp thời khi khách hàng đến rút tiền. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn trong quá trình kinh doanh nên NHNN & PTNT huyện Long Phú rất quan tâm chú trọng đến công tác huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế và dân cư để bố sung nguồn vốn nhằm tạo ra nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh được liên tục.

Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của NHNN & PTNT huyện Long Phú tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2007 nguồn vốn huy động của Chỉ nhánh là 64.919 triệu đồng, chiếm 52,70% trong tổng nguồn vốn. Qua năm 2008 tăng lên 88.511 triệu, chiếm tỷ trọng 62,24%, tăng 23.592 triệu so với

năm 2007, tỷ lệ tăng 36,34%. Đến năm 2009, nguồn vốn huy động là 157.795 triệu đồng, chiếm tý trọng 87,07%, tăng 69.284 triệu đồng so với năm 2008, tỷ

lệ tăng 78,28%. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Chi nhánh huy động được

152.432 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,73%, tăng 7.535 triệu so với cùng kỳ

năm 2009 tương đương tăng 5,20%.

Đề đạt được kết quả này, phải nói đến một đặc điểm có thể xem là thế mạnh đó là Chi nhánh là NHTM đầu tiên được thành lập ở huyện Long phú. Qua nhiều năm hoạt động, đến nay dù đã có thêm nhiều chi nhánh thuộc các hệ thống NHTM khác được thành lập nhưng NHNN & PTNT huyện Long Phú đã tạo được uy tín, niêm tin của người dân trên địa bàn huyện khi có nhu câu gửi

tiễn tiết kiệm. Thông thường, khách hàng sẽ có tâm lý chọn những ngân hàng

có lãi suất cao để gửi tiền, nhưng với NHNN & PTNT huyện Long Phú, tuy lãi

suất không cao bằng các NHTM khác nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn huy động luôn được giữ ở mức cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn dựa vào uy tín có được. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã không ngừng thực hiện phương châm đổi mới toàn diện, sâu sắc trong hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đa

dạng hóa các hình thức gửi tiền với các mức lãi suất khác nhau nhằm đảm bảo

sinh lời hợp lý cho cả khách hàng và Ngân hàng. Về kỳ hạn thì có nhiều kỳ hạn

phù hợp với điều kiện và phù hợp với túi tiền của người dân. Ngân hàng cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chú trọng đến mở tài khoản thanh toán, đây mạnh dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng trong dân cư, khuyến khích người dân có vốn nhàn rỗi gửi tiền vào Ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng cũng có những biện pháp linh hoạt trong công tác

huy động vốn như điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với từng giai đoạn kinh tế, phù hợp với từng loại tiền gửi khác nhau, tặng quà khuyến mãi đối với

những khách hàng có số dư tiền gửi lớn.. Ngoài ra với tính thích hợp của sản phẩm, Ngân hàng đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Bên cạnh đó là do cuộc sống người dân được khá hơn do được Ngân hàng cho vay vốn và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương trong việc phát

triển mô hình kinh tế tổng hợp và kinh tế tư nhân, đem lại thu nhập cho người

dân ngày càng cao và cũng nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân

hàng đối với khách hàng đã chỉ cho họ thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số

tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà

Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn. Đặc biệt trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của NHNN &

PTNT huyện Long Phú năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 36,34%. Điều này

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNN & PTNT LONG PHÚ TỪ 2007- 6 THÁNG ĐẦU 2010 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đât

2007 2008 2009 6 tháng đầu 2009 | 6 tháng đầu 2010 2008/2007 2009/2008 6 cưêng đều

Chỉ SA 2009 Ẹ

Tiêu , Tỷ „ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ r z £

màn trọng Tên trọng | Số Tiền | trọng | Số Tiền | trọng | Số Tiền | trọng màn ti ì Tên cá ì Tiên Đi

(%) (%) (%) (%) (%) x x IL Tiên Pn 16603| 2557| 8.213 928 19.166 | 12.15 13.583 9,37 17406 11/42| -8390| 49,47| 10.953| 23336| 3823 | 12g Øng KH I. Tiền gửi có 48.316| 74.43 | 80.298 | 90/72 | 138629| 87/85| 131214| 90,63| 135.026| 88,58 | 31.982| 166,19| 58331 | 17264| 3.712| 102 KH VỐN HUY 64.919 100 | 88.511 100L 157.795 100 | 144.897 100| 152.432 100 | 23.592| 136,34 | 69.284 | 178,28 | 7.535 | 103 ĐỘNG

(Nguôn: Phòng Tín dụng NHNN & PTNT huyện Long Phú)

Cơ cấu vốn huy động của NHNN & PTNT huyện Long Phú gồm có tiền

gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ

trọng cao hơn.

- Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu từ số dư tài khoản thẻ ATM của người dân và số dư tài khoản thanh toán của doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Để thuận tiện trong việc thanh toán, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bởi vì việc giữ tiền mặt với cả

người dân và doanh nghiệp đều có thể phát sinh rủi ro và không phát sinh lời.

Tuy nhiên đối với việc sử dụng nguồn vốn này, Ngân hàng cần phải đảm bảo

cân đối nguồn vốn để kịp thời chỉ trả khi khách hàng rút tiền.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn không đồng đều qua 3 năm. Năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn là 16.603 triệu đồng, chiếm 25,57% trong tổng vốn huy động. Năm 2008 giảm còn 8.213 triệu, chiếm 9,28% trong tổng vốn huy động, giảm 8.390 triệu so với năm 2007, tỷ lệ giảm 50,53%. Nguyên nhân của việc

giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 là do chính sách thắt chặt tiền tệ

sáu tháng đầu năm làm cho lãi suất huy động của tiền gửi có kỳ hạn tăng cao. Đối với Agribank Sóc Trăng lãi suất không kỳ hạn được tăng lên 8%/năm; 3,

4, 5 và 6 ngày lên 13-13,6%/năm; 1, 2, 3 tuần là 16,1-16,6%/năm; 1-9 tháng là

16,8-17,4%/năm.Vì mục đích sinh lợi nên người dân chuyển qua gửi tiết kiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có kỳ hạn với các kỳ hạn ngắn.

Năm 2009, tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh là 19.166 triệu đồng,

chiếm 12,15% trong tổng vốn huy động, tăng 10.953 triệu so với năm 2008, tỷ lệ tăng 133,36%. Năm 2009, các cơ quan Nhà nước và công ty tư nhân trên địa bàn huyện đồng loạt thay đổi hình thức chỉ trả lương truyền thống sang chỉ trả

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 34 - 95)